A. KẾT LUẬN:
Sự nghiệp xây dựng văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng văn hóa là nâng cao năng lực con người của mọi thành viên trong xã hội. Trong tất cả các nguồn lực cần cho sự phát triển đất nước thì nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản chi phối tất cả các nguồn lực khác.
Muốn xây dựng nền văn hóa quốc gia, phải bắt đầu từ việc xây dựng văn hóa ở các đơn vị cơ sở. Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đối với nước ta hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng để tiến hành sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nội dung của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tùy thuộc vào tình hình thực tế ở từng địa phương và yếu tố quyết định là đạt được kết quả tốt trong quá trình thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH” ở xã, phường, thị trấn. Cho nên căn cứ vào đó mà các cấp lãnh đạo lựa chọn những phương thức vững chắc, từng bước đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tập trung nhất đó là việc quản lý và tác động đến đời sống văn hóa ở các đơn vị cơ sở, làm cho nó ngày càng phong phú, sinh động và là động lực thúc đẩy góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Xã Vĩnh nhuận là một trong ba xã đã đạt danh hiệu xã Văn hóa của huyện Châu Thành có cơ sở vật chất tương đối thuận lợi và sự phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong toàn xã đã hoàn thành cơ bản cuộc vận động thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH”. Kết quả đó đã tác động rõ rệt theo chiều hướng tích cực đối với mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...Trong quá trình thực hiện có nhiều mặt tích cực cần phát huy, song song cùng với những tồn tại cần phải khắc phục trong giai đoạn tới.
Để công tác xây dựng, nâng chất phong trào “TDĐKXDĐSVH” các xã còn lại của huyện Châu Thành đạt chất lượng tốt góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương nói riêng và huyện Châu Thành nói chung, cần phải thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng phong trào đối với các xã vươn tới danh hiệu xã Văn hóa và nâng chất giữ vững danh hiệu đối với các xã là xã Văn hóa. Những nhiệm vụ đề ra phải phù hợp với tình hình thực tế và khả năng thực thi trên địa bàn mình, những giải pháp cơ bản nhằm giúp cho các cấp quản lý thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra cùng với kiến nghị cụ thể nếu được xem xét thực hiện sẽ tạo điều kiện tốt cho sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa cấp xã của huyện Châu Thành.
Đây là tiểu luận tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị với nhiều tâm huyết, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở từng xã nói riêng và huyện Châu Thành nói chung tiến nhanh vào kỷ nguyên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Người viết đã có nhiều cố gắng trong quá trình tham khảo tư liệu để thực hiện tiểu luận. Song khả năng hiểu biết còn nhiều giới hạn, chắc chắn sẽ có nhiều sai sót mà bản thân chưa kịp nhận ra. Kính mong các thầy cô trường chính trị Tôn Đức Thắng, tỉnh An Giang tận tình góp ý để luận văn có chất lượng cao hơn. Mong ước lớn nhất là tiểu luận sẽ được hoàn chỉnh, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa ở các xã của huyện Châu Thành, xứng đáng là bộ phận của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
B. KIẾN NGHỊ:
- Ban chỉ đạo Tỉnh, Huyện nghiên cứu gắn phong trào cho phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Ban chỉ đạo Tỉnh, Huyện xem xét tăng thêm kinh phí hoạt động cho phong trào cấp xã và giữ nguyên kinh phí đã được thống nhất, không trích 10% tiết kiệm.
- Nên thống nhất giữa các ban ngành: Ban dân vận, UBMTTQ, Sở văn hóa thể thao và Du lịch trong việc ban hành văn bản, nên tập trung về một đầu mối để dễ thực hiện.
- Việc công nhận các danh hiệu văn hóa cho cơ quan, đơn vị, trường học cấp xã, phường, Huyện , Thị xã và cấp TỈnh đóng trên địa bàn cần có sự phân cấp cụ thể trong việc đăng ký, kiểm tra , công nhận. Các tiêu chí công nhận cần đều chỉnh
cho phù hợp với tính chất của cơ quan, đơn vị (các tiêu chí trên do LĐLĐ tỉnh ban hành)
- Việc công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, khóm, ấp văn hóa, Tỉnh cần phải có quy định mới trên cơ sở Quyết định của Bộ VHTT có bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với địa phương, vì hướng dẫn 24 của BCĐ Tỉnh so với hiện nay có một số điểm không phù hợp. Cần thống nhất trong cách gọi các danh hiệu văn hóa, việc ghi nhận tôn vinh các danh hiệu văn hóa và biểu mẫu, chứng nhận danh hiệu văn hóa.
- Đề nghị Ban chỉ đạo Huyện chỉ đạo cho ngành chuyên môn sửa chữa khắc phục các panô bị hỏng về các tiêu chí văn hóa đặt ở những nơi công cộng để nhân dân thấy mà thực hiện lâu dài.
- Tăng cường công tác tuyên truyền để vận động nhân dân thực hiện tốt, và duy trì các tiêu chuẩn GĐVH, đồng thời đưa chuyên mục phong trào “ TDĐKXDĐSVH” để phát trên đài truyền thanh của xã ít nhất 1 lần/ ngày, vào buổi trưa./.