2 Không liên quan đến chất
4.2.2. Các thông số/chỉ số môi trường đặc thù cần sử dụng trong đánh giá tác động môi trường, kiểm tra ô nhiễm ngành tiểu thủ công nghiệp
Để đánh giá mức độ ô nhiễm hoặc hiệu quả kiểm soát ô nhiễm, quản lý môi trường của các ngành chăn nuôi tập trung cần áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) chính:
QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.
QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
(trong trường hợp đánh giá tác động do chất thải đến nước sông, kênh rạch, ao đầm vùng nước ngọt).
4.2.2. Các thông số/chỉ số môi trường đặc thù cần sử dụng trong đánh giá tác động môi trường, kiểm tra ô nhiễm ngành tiểu thủ công nghiệp môi trường, kiểm tra ô nhiễm ngành tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất giấy
Để đánh giá mức độ gây tác động xấu đến môi trường và hiệu quả của công tác QLMT ở các TDA sản xuất giấy cần sử dụng các thông số sau:
Môi trường không khí: thu mẫu, phân tích đánh giá mức độ ô nhiễm không khí
theo các thông số: bụi tổng số, PM10, hơi kiềm, SO2, NOx, CO, mùi. Trong số này các thông số đặc trưng nhất là: bụi tổng số, hơi kiềm và mùi.
Môi trường nước: Thu mẫu, phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm do nước thải
đến nước sông, hồ, kênh mương và nước ngầm theo các thông số: pH, độ đục, màu, DO, SS, BOD, COD, dầu mỡ, phenol, halogen hữu cơ, dioxin (nếu có điều kiện). Trong số đó các thông số pH, độ đục, màu, DO, SS, BOD và phenol là ưu tiên vì tính đặc trưng và tương đối dễ phân tích.
Môi trường đất: Không cần phân tích
Chỉ thị sinh học: nước thải với lưu lượng lớn từ các cơ sở sản xuất giấy có thể
gây chết tôm cá nếu xả vào sông, hồ, kênh rạch. Do vậy việc xuất hiện tôm cá chết hàng loạt ở khu vực gần điểm tiếp nhận nước thải là chỉ thị sinh học có thể được sử dụng để đánh giá tác động môi trường của loại hình sản xuất này.
Chế biến thủy sản (cá, tôm...)
Môi trường không khí: mùi (đánh giá qua khứu giác)
Môi trường nước: thu mẫu nước thải, nước sông, kênh rạch, ao hồ nơi tiếp nhận
chất thải và phân tích độ đục, SS, DO, BOD, NH4+, NO3-, tổng P, dầu mỡ, T.coliform trong đó độ đục, SS, DO, BOD, NH4+ là các thông số ưu tiên lựa chọn.
Môi trường đất: chất rắn phế bỏ từ tôm, cá, nhuyễn thể.
Các TCVN/QCVN được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm và hiệu quả quản lý môi trường
Để đánh giá công tác xử lý ô nhiễm ở các cơ sở nuôi thủy sản có đạt yêu cầu về BVMT hay không cần áp dụng các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về môi trường hoặc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về môi trường đối với nước thải, CTR từ cơ sở nuôi thủy sản. Tuy nhiên cho đến nay Bộ TNMT và Bộ NNPTNT chưa ban hành các QCVN này. Do vậy việc đánh giá sự tuân thủ quy định BVMT của các cơ sở nuôi tôm, cá, hàu, nghêu sò có thể tạm thời sử dụng hai (2) QCVN sau:
- QCVN 40:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 08: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (đối với các cơ sở nuôi thủy sản ở vùng nước ngọt, vùng cửa sông).
- QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (đối với các cơ sở nuôi thủy sản ở vùng ven biển, ven hải đảo).