0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Jake: Vết thương chiến tranh không thể lành

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG MẶT TRỜI VẪN MỌC CỦA ERNEST HEMINGWAY (Trang 35 -35 )

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Jake: Vết thương chiến tranh không thể lành

Trong các phương tiện giao tiếp của con người thì ngôn ngữ là phương tiện được dùng phổ biến nhất và cũng đạt hiệu quả cao nhất. Để giao tiếp với người khác con người sử dụng đối thoại, còn khi nói với chính mình, họ sử dụng độc thoại. Như vậy, với hai kiểu giao tiếp cơ bản là đối thoại và độc thoại

con người có thể trao đổi thông tin, bày tỏ suy nghĩ tình cảm… Với đối thoại, đó là sự giao tiếp qua lại, luân phiên giữa người nói và người nghe (những người tham gia giao tiếp). Trong mỗi cuộc đối thoại thì các phát ngôn đều được kích thích từ phát ngôn trước đó, nó có thể là câu trả lời cho phát ngôn trước đó. Đặc trưng của đối thoại, đó chính là sự thay đổi luân phiên của những người phát ngôn khác nhau. Nếu chỉ có một người đưa ra phát ngôn còn người kia không có bất kì một phản ứng nào thì đó không còn là cuộc đối thoại nữa, nó trở thành cuộc độc thoại của cá nhân.

Mỗi đối thoại lại tùy thuộc vào cá nhân, nói cách khác nó mang màu sắc chủ quan và nó giúp bộc lộ tính cách của chủ thể phát ngôn. Do vậy, cùng với độc thoại thì đối thoại trở thành nhân tố tổ chức văn bản ngôn từ, nhất là những văn bản văn học, vì người đọc khi tiếp xúc với văn bản đầu tiên là sẽ tiếp xúc tầng ngôn từ, sau đó là tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa.

Như vậy, đối thoại là cách cơ bản để con người giao tiếp với nhau. Từ đó giúp con người hiểu nhau hơn và cũng bộc lộ tính cách rõ ràng hơn. Trong văn học khi có hai hay nhiều nhân vật thì việc các nhân vật trò chuyện với nhau là cũng nhằm mục đích đó. Các nhân vật sẽ hiểu nhau, bộc lộ tính cách rõ ràng hơn và qua đó người đọc hiểu họ. Từ đó, việc hiểu về tác phẩm sâu sắc hơn.

Trong tác phẩm Mặt trời vẫn mọc, nhân vật chính Jake ngoài việc tự kể về

cuộc đời mình, quan sát miêu tả người khác còn thường xuyên trò chuyện với những người bạn của mình và thậm chí với cả những người còn xa lạ. Có những cuộc thoại ngắn, cũng có những cuộc thoại dài. Chúng thể hiện đặc trưng đối thoại của Hemingway.

Có những cuộc thoại giữa Jake và Brett, hoặc Jake và người khác diễn ra rất ngắn. Qua những cuộc đối thoại đó ta phần nào hiểu thêm tính cách nhân vật. Đây là một cuộc nói chuyện của Jake với Brett khi có mặt bá tước Mipipopolous:

“Này, tôi có một ngày thú vị”.

“Em không còn nhớ gì về cuộc hẹn với tôi ở cửa hàng Crillon à?” “Không, chúng ta có hẹn à? Chắc là tôi mù”.

“Lúc đó em say quá, cưng à. – Bá tước nói”. “Tôi say à? Bá tước quả là tuyệt vời”.

“Em có một ảnh hưởng rất ghê với bà giữ cửa”. “Phải như vậy thôi, cho bà ấy hai trăm phrăng mà”. “Đừng có ngốc nghếch thế”[26;70]

Hay một cuộc nói chuyện khác của Jake với Georgette: “Nào, cô uống gì?” –Tôi hỏi.

“Pecnô”.

“Cái đó không tốt cho những cô gái nhỏ đâu”. “Có anh là cô gái nhỏ ấy. Bảo bồi cho pecnô đi”. “Một pecnô cho tôi nữa”.

“Chuyện gì vậy?” – cô ta hỏi –“Sắp đi dự tiệc à?” “Đúng, thế còn cô?”

“Tôi không biết. Người ta không bao giờ biết được ở cái thành phố này”. “Cô không thích Paris à?”

“Không”.

“Thế tại sao cô không đi một nước khác?” “Còn một nơi nào khác à?”

“Cô sung sướng, thế là tốt”. “Sung sướng cái khỉ” [26;20]

Trong các cuộc đối thoại vừa dẫn ở trên các nhân vật nói chuyện với nhau trực tiếp. Lời thoại đều rất ngắn. Đây là đặc trưng chung của đối thoại. Bởi khi nói chuyện trực tiếp với nhau con người có thể dựa vào ngữ cảnh giao tiếp để lược bỏ các thông tin không cần thiết. Trong những cuộc thoại trên thì các lời thoại bị tỉnh lược đi rất nhiều các chú thích (không có lời dẫn về chủ thể phát ngôn hay những tính từ, trạng từ). Lời thoại chỉ còn là những mẩu trần trụi. Sự lược bỏ những chú thích đó của Hemingway vừa đáp ứng được đặc trưng chung của đối thoại vừa mang những nét rất riêng của Hemingway. Ví dụ như câu nói của Jake với Brett khi cô không đến của hàng Crillon như lời hẹn “Em không còn nhớ gì về cuộc hẹn với tôi ở cửa hàng Crillon à?”. Khi nói câu này

có thể là Jake đang tức giận vì Brett lỡ hẹn làm anh mất công chờ đợi, tìm kiếm. Nhưng tác giả bằng cách lược bỏ các trích dẫn không cho người đọc thấy được thái độ thực sự của Jake. Nếu như tác giả thêm những từ khác (“tôi tức giận nói”, “tôi giận dỗi hỏi”, “tôi buồn bã hỏi”, “tôi hỏi Brett với giọng trách móc”...) thì chúng ta có thể thấy được thái độ của Jake rõ ràng hơn. Việc lược bỏ chú thích như thế là một đặc điểm mang lại “phần ngầm của tảng băng trôi”. Thái độ của nhân vật được cảm nhận từ phía người đọc.

Hay khi Brett nói “Không, chúng ta có hẹn à? Chắc là tôi mù”. Lại mang một đặc điểm khác. Câu trên Jake hỏi về cuộc hẹn thì câu trả lời của Brett lại chẳng mấy ăn nhập. Việc Brett cho rằng mình mù chẳng có liên quan gì với cuộc hẹn với Jake. Và “mù” như Brett nói dường như là cái mù về nhận thức nhiều hơn là mù về sinh lí. Một cuộc nói chuyện mà câu trả hỏi và câu trả lời không cùng chung chủ đề. Mối liên hệ nhân quả của câu chuyện bị phá vỡ. Người hỏi cứ hỏi còn người trả lời lại mang trong mình những suy nghĩ riêng.

Hoặc lời nhận xét của Jake, “Đừng có ngốc nghếch thế”. Nếu chúng đứng độc lập ta sẽ rất khó là lời của ai nói với ai. Chỉ khi ta liên kết với câu trên thì ta biết đó là lời của Brett nói với Jake khi cô bào chữa cho việc mình quên cuộc hẹn với Jake. Cũng như câu sau là lời nhận xét của Jake và hành động cho bà giữ cửa nhà Jake hai trăm phrăng. Người đọc sẽ phải vừa đọc vừa tập trung suy nghĩ thì mới có thể hiểu được đằng sau những lời nói của các nhân vật thì họ có thái độ hay cảm xúc ra sao.

Còn với Georgette một cô gái điếm xa lạ lời đối thoại cũng rất ngắn. Chúng đơn thuần chỉ có những thông tin như báo chí. Điều này có lẽ Hemingway chịu ảnh hưởng của công việc viết báo của mình. Những câu hỏi và câu trả lời nhiều khi cộc lốc chỉ vừa đủ thông tin mà không thấy được thái độ của người phát đi thông tin đó.

Các đối thoại không chỉ ngắn, bị lược đi các chú thích mà nó còn được tuôn chảy theo dòng suy nghĩ của nhân vật. Đó chính là tính chất năng động và linh hoạt trong lời văn của Hemingway. Chúng mang tính đa thanh. Chúng khiến người đọc có nhiều cách hiểu. Thậm chí có nhiều lời thoại người đọc rất

khó phân biệt được đó là lời của ai.

Khi người đọc hiểu phát ngôn ấy không nhất quán là của nhân vật nào thì ít nhiều cũng có cách hiểu khác đi về nhân vật ấy. James Fenton từng nhận xét về phong cách của Hemingway “thành công lớn nhất của Hemingway là ở phong cách của ông, dung dị và kiệm lời: ảnh hưởng của cách viết ấy lớn đến nỗi nếu không có nó thì ta khó có thể hình dung nổi diện mạo của nền văn xuôi hiện đại”.

Ngôn từ mà Hemingway sử dụng vừa giản dị dễ hiểu, rất ngắn gọn nhưng cũng không đơn giản. Đọc Hemingway ai cũng có thể hiểu: từ trẻ con đến người già, từ người ít học đến người có hiểu biết sâu sắc. Cũng không cần dùng đến từ điển vì nó là lời ăn tiếng nói của nhân dân. Nếu so với các nhà văn đương thời như J. Joyce, S. Fitzgerald, W. Faulkner,… thì trong khi ngôn từ các nhà văn kia có xu hướng rất bác học, đọc văn họ ta không thấy dễ dàng mà thậm chí đôi khi cảm thấy rất mệt đầu vì quá cao siêu. Còn với Hemingway lại khác. Ông gần gũi và đơn giản. Ông khiến người đọc thấy gần với người kể hơn.

Những đối thoại trong tác phẩm ngoài đặc điểm ngắn, khô và bị tỉnh lược nó còn chứa nhiều “khoảng trống”. Những khoảng trống đó là nơi ẩn chứa những suy nghĩ không được nói ra của nhân vật.

Cuộc đối thoại giữa Jake và Brett:

“Thật là buồn cười,” – Tôi nói. – “Rất buồn cười và cũng rất vui khi người ta yêu”.

“Anh nghĩ sao vậy?”. Đôi mắt nàng trông lại phẳng trở lại.

“Anh không định nói vui theo kiểu đó. Đứng về một phương diện, đó là một cảm giác thú vị”.

“Không, – Nàng nói. – “Em nghĩ đó là địa ngục trần gian”. “Được gặp nhau thật là tốt đẹp”.

“Không. Em không nghĩ như thế”. “Em không muốn sao?”

Dù đang đi cùng nhau, nói chuyện với nhau nhưng cả Jake và Brett đều có những suy nghĩ riêng. Trong khi Jake thấy buồn cười thì Brett lại thấy như địa ngục. Khi Jake thấy tốt đẹp thì Brett lại không có cảm giác đó. Hai người tuy bên nhau nhưng như hai người xa lạ. Không có sự đồng cảm với nhau, nhân vật thấy cô đơn ngay khi có người yêu bên cạnh. Đó chính là nỗi cô đơn mà nhân vật phải tự chịu đựng mà không thể chia sẻ cùng ai. Họ nói chuyện với mọi người nhưng vẫn cứ theo đuổi những suy nghĩ riêng của mình. Những khoảng trống của ngôn từ khiến nhân vật có thể tự do theo đuổi những ý nghĩ riêng của mình. Điều này làm nên tính chất độc thoại nội tâm từ đối thoại. Họ nói chuyện với nhau nhưng lại như là đang nói với chính mình, đang tự mình bộc lộ của mình.

Tác phẩm là cuốn tiểu thuyết xuất sắc viết về đề tài chiến tranh nhưng chiến tranh lại chỉ được nhắc tới rất thoáng qua. Đó là khi Jake bị thương, khi anh hồi tưởng lại trận địa nước Ý:

“Đầu tôi bắt đầu làm việc. Nỗi đau ngày xưa. Ờ, bay vào cái mặt trận trò đùa như cái mặt trận Ý và bị thương kiểu này thật là đốn mạt.”

Hoặc cuộc nói chuyện giữa nhóm bạn của Jake:

“Tên là Harris,” – Bill nói. – “Mike, cậu có biết anh ta không? Anh ta cũng tham gia cuộc chiến đấy”.

“Thật là một con người may mắn,” – Mike nói. – Chúng ta sống những ngày xa xưa, tôi mong cái ngày ấy trở lại”.

“Đừng có ngây ngô nữa”.

“Anh có tham gia cuộc chiến không, Mike?” Cohn hỏi. “Sao lại không?”

“Anh ta là một người lính rất cừ khôi”[26;169].

Hóa ra nhóm bạn của Jake đều đã từng tham gia chiến tranh. Mike là một người lính, Brett là một y tá… Chiến tranh đã cướp đi của họ những ngày tháng êm đềm. Sau cuộc chiến họ chỉ muốn lại được sống như ngày xưa. Nhưng điều đó là không thể. Chiến tranh đã để lại dấu ấn quá nặng lên tâm hồn họ.

Là một người lính, Jake từng ra mặt trận và bị thương. Ra khỏi cuộc chiến, Jake mãi mang theo nỗi đau. Nhưng mỗi khi ở bên cạnh phụ nữ, nỗi đau đó lại hiện về. Đó là khi anh nói chuyện với cô gái điếm Georgette:

“…cô nàng nép vào người tôi và tôi vòng tay qua người cô. Cô ta ngước lên đợi hôn. Cô ta sờ tôi, tôi bỏ tay cô ra”.

“Thôi đừng”.

“Sao vậy? Anh ốm à?” “Ừ”.

“Mọi người đều ốm. Tôi cũng ốm”[26;21].

(...) “Anh không phải là loại tồi,” – cô ta nói. – “Tội là anh bị ốm. Chúng ta ổn với nhau đấy. Mà anh bị sao?”

“Tôi bị trong chiến tranh.” – tôi nói. “Ồ, cái cuộc chiến tranh bẩn thỉu đó”.

“Chúng tôi hẳn là có thể trò chuyện tiếp, bàn về cuộc chiến tranh và chắc đã đồng ý rằng thực tế đó là một tai họa cho nền văn minh. Và có lẽ lí ra nó có thể tránh được. Tôi thấy ớn quá đi”[26;23].

Dù chỉ mới gặp nhau lần đầu, là khách và gái làng chơi nhưng cả hai đều thống nhất đó là “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” đó là “một tai họa cho nền văn

minh”. Nếu trong Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai chiến tranh là tiếng

bom đạn gầm rú, tiếng súng, tiếng máy bay khiến con người sợ hãi, là những chiến hào với những xác chết trương phềnh, với những người lính bị thương

chảy máu cho đến chết thì trong Mặt trời vẫn mọc điều đó hoàn toàn vắng

bóng. Nhưng không có nghĩa là ta không thấy sự hiện diện của chiến tranh. Đó là khi Jake hàng mấy tháng liền không thể ngủ được vào ban đêm, cứ tắt đèn là đầu anh làm việc, anh tưởng tưởng như mình lại trở lại với mặt trận. Bản thân Jake cũng thừa nhận rằng “cứng rắn ban ngày là chuyện dễ, nhưng đến đêm lại khác”. Hay là cảnh ông chồng của Brett mỗi khi đi ngủ đều có một khẩu súng nạp đầy đạn bên cạnh. Chiến tranh đã qua rồi nhưng những con người vẫn không thể tìm lại cảm giác bình yên trong tâm hồn. Chiến tranh không hiện diện trực tiếp nhưng những tác động của nó lên tâm hồn con người thật là ghê

gớm. Đối với con người, một khi đã nếm trải tháng ngày của cuộc chiến tàn khốc đó thì sẽ không bao giờ quên. Những mất mát của nó tác động lên tâm hồn con người là không gì có thể đo đếm được. Để rồi ra khỏi cuộc chiến, mỗi khi có dịp nhắc lại họ đều có những liên tưởng:

“Cũng phải mất khoảng một tiếng”.

“Thực ra chỉ khoảng mười lăm phút” Mike phản đối.

“Ồ, thôi cút cậu đi,” – Bill nói. – “Cậu đã từng ở trong chiến tranh. Đối với mình là hai tiếng rưỡi đồng hồ”[26;252].

Cuộc nói chuyện là liên tưởng của Bill về thời gian khi những người tham gia lễ hội bị bò húc. Chỉ mười lăm phút mà Bill có cảm giác như “hai tiếng rưỡi”. Thời gian không chỉ là thời gian vật lý bình thường mà nó gắn với yếu tố tâm lý.

Qua đối thoại, tính cách nhân vật hiện lên rõ ràng hơn. Chúng ta biết được Jake là người bình thường, biết yêu thương nhưng nhiều khi cũng rất ích kỉ. Với bạn bè, anh tốt bụng, nhiệt tình ngay cả khi có thích họ hay không.

Với một người bạn không thân lắm là Harvy:

“Anh ta ngả người về phía trước nhìn vào mắt tôi”. “Cậu có muốn biết điều này không Jake?”

“Có”.

“Mình không có gì ăn từ năm hôm nay”.

“Tôi tính nhẩm thật nhanh trong đầu. Chính ba hôm trước Harvy đánh súc sắc đã được tôi hai trăm phrăng ở quán New York”.

“Không có tiền. Tiền không tới,” – Anh ta ngừng lại. “Kể cũng lạ thật. Jake ạ. Khi tớ ở trong tình trạng như thế này, tớ chỉ muốn một mình thôi. Tớ muốn ở lì trong phòng. Tớ giống như một con mèo”.

“Tôi lần tìm trong túi mình”.

“Liệu một trăm có giúp được cậu gì không, Harvy?”[26;55]

Dù Jake biết Harvy không phải là người trung thực vì anh ta mới thắng súc sắc của Jake, anh ta lại nói dối nhưng Jake vẫn sẵn lòng giúp đỡ. Như Cohn chẳng hạn, dù Jake nhiều khi không muốn nói chuyện hay sự có mặt của

anh ta ở bên cạnh nhưng anh vẫn đồng ý để Cohn loanh quanh đâu đó, hay khi anh kiên nhẫn chịu đựng cuộc đối thoại với vợ Cohn khi mà chị ta cứ níu lấy anh kể lể về cuộc cãi nhau với chồng.

“Chào anh Robert,” – tôi nói. – “Có phải anh đến để làm cho tôi vui lên không?”

“Anh có muốn đi Nam Mỹ không, Jake?” – anh ta hỏi. “Không”.

“Tại sao lại không?”

“Tôi cũng không biết nữa, tôi chưa bao giờ muốn đi cả. Đắt quá. Anh có thể gặp tất cả những người Nam Mỹ anh muốn ở Paris này cũng được”.

“Họ không phải là người Nam Mỹ thực sự”.

“Tôi phải đi chuyến xe lửa chở khách đi tàu thủy với những truyện ngắn hàng tuần và tất cả mới viết xong một nửa” [26;15].

Lúc này Jake vừa nói chuyện với Cohn nhưng vẫn có những suy nghĩ về công việc của mình. Anh nói chuyện với bạn nhưng không hề để tâm vào câu

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG MẶT TRỜI VẪN MỌC CỦA ERNEST HEMINGWAY (Trang 35 -35 )

×