Đối với môi trường

Một phần của tài liệu quy trình sản xuất etanol (Trang 83)

I. Tổng quan về Xăng

I.2.2.2. Đối với môi trường

¾ Thay đổi nhiệt độ khí quyển.

Trong số những chất khí gây hiệu ứng nhà kính, người ta quan tâm đến khí carbonic CO2 vì nó là thành phần chính trong sản phẩm cháy của nhiên liệu có chứa thành phần carbon. Sự gia tăng nhiệt độ bầu khí quyển do sự hiện diện của các chất khí gây hiệu ứng nhà kính được giải thích như sau:

Với mức độ thải CO2 ra môi trường như hiện nay, theo dự đoán của các nhà khí tượng đến giữa thế kỷ 22 thì nồng độ khí CO Bức xạ mặt trời (sóng ngắn) Bức xạ nhiệt từ mặt đất (sóng dài)

Khi trong khí quyển có nồng độ khí CO2 lớn

Hình 3.1: Hiệu ứng nhà kính của CO2.

Khí quyển

Khi trong khí quyển có nồng độ khí CO2 bình thường Bức xạ nhiệt từ mặt đất (sóng dài) 2 sẽ tăng lên gấp đôi. Như vậy sẽ dẫn đến nhiều tác hại: - Nhiệt độ bầu khí quyển tăng từ 2 ÷30C [2].

- Một lượng lớn băng ở Bắc Cực và Nam Cực sẽ tan ra làm tăng mực nước biển. - Nhiệt độ trái đất tăng làm xuất hiện các bệnh lạ, làm rối loạn quá trình sống bình thường của các loài sinh vật trên trái đất.

- Nhiệt độ trái đất tăng làm giảm khả năng hoà tan CO2 trong nước biển. Lượng CO2 trong khí quyển tăng làm mất cân bằng CO2 giữa khí quyển và đại dương. - Làm thay đổi lượng mưa gió và sa mạc hoá thêm bề mặt quảđất.

¾ Mưa axit.

Các chất khí có tính axit như SO2, NOx có mặt trong thành phần không khí do sự phát thải động cơ. Các chất này dễ hoà tan trong nước, trong quá trình tạo mưa, các oxit này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển sinh ra H2SO3, H2SO4, HNO3 hoặc HNO2 làm các giọt mưa này mang tính axit. Những axit này do tác

dụng của gió cùng với mây di chuyển khắp nơi rồi rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa. Mưa chứa axit được gọi là mưa axit.

Mưa axit làm tăng độ axit của đất, huỷ diệt rừng, mùa màng, gây nguy hại

đối với sinh vật dưới nước, nguy hại đối với người và động vật, làm hỏng nhà cửa, cầu cống và các công trình.

Do mưa axit mà đất bị axit hoá, tăng khả năng hoà tan của một số kim loại nặng trong nước, gây ô nhiễm hoá học, cây cối hấp thụ kim loại nặng như Cd, Zn đi vào nguồn thực phẩm, gây nhiễm độc cho người và gia súc. Mưa axit có thể gây nguy hiểm đối với hệ thần kinh vì sản phẩm axit là các hỗn hợp rất độc hại hoà tan trong nước uống xâm nhập vào cơ thể.

¾ Tầng ozone và lỗ thủng tầng ozone.

Do quá trình hình thành và phân huỷ ozone (O3) luôn diễn ra nên ozone có chu kì tồn tại trong khí quyển rất ngắn. Lượng ozone tập trung nhiều nhất trong tầng bình lưu (ởđộ cao 25 km) tạo thành tầng ozone với nồng độ 5÷10 ppm.

Tầng ozone được xem là cái ô bảo vệ loài người và thế giới động vật tránh khỏi tai hoạ do bức xạ tia tử ngoại của mặt trời gây ra, nó giữ vai trò quan trọng đối với khí hậu và sinh thái trái đất. Khi bức xạ mặt trời chiếu qua tầng ozone, phần lớn lượng bức xạ tử ngoại đã bị hấp thụ trước khi chiếu xuống trái đất. Nếu các hoạt

động của con người làm suy yếu tầng ozone trong khí quyển sẽ gây thảm hoạ đối với hệ sinh thái trên trái đất.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện nồng độ ozone trong khí quyển của trái đất ở một số nơi đã suy giảm (ví dụở Nam cực).

Ngoài các chất như freon, Cl2, HCl thì sự có mặt của các khí sinh ra do khói thải động cơ như CH4, NOx và các chất hữu cơ cũng là nguyên nhân gây suy giảm tầng ozone.

Một phần của tài liệu quy trình sản xuất etanol (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)