KHOA VÀ THẨM MỸ THU CÚC

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng tại Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc (Trang 32)

III. Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng tại Công ty Cổ

KHOA VÀ THẨM MỸ THU CÚC

1. Tổ chức đào tạo về chất lượng

Chất lượng phải bắt đầu từ khâu đào tạo và kết thúc bằng đào tạo. Do vậy vấn để đào tạo là khâu đầu tiên cần thực hiện trong quá trình quản lý chất lượng.

Khi triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 công ty đã xây dựng và thực hiện quy trình đào tạo. Nhưng trên thực tế công tác đào tạo hiện nay của công ty mới chỉ tập trung vào đào tạo kiến thức tay nghề cho nhân viên. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì việc đào tạo tay nghề cho nhân viên là hết sức cần thiết, nhưng để thực hiện mục tiêu về chât lượng thì đào tạo tay nghề không là chưa đủ. Bên cạnh đào tạo tay nghề cho nhân viên cần phải đào tạo cả kiến thức, kinh nghiệm về quản lý chất lượng. Quá trình đào tạo về kỹ năng cần kết hợp với đào tạo về kiến thức và kinh nghiệm quản lý. Về kinh nghiệm quản lý cần tập trung vào một số nội dung sau:

- Nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên về quản lý chất lượng, thấy được yêu cầu và sự cần thiết của quản lý chất lượng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

- Phổ biến rộng rãi về chính sách chất lượng mục tiêu chất lượng của công ty. Quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của mỗi bộ phận cá nhân để thực hiện chính sách mục tiêu đó.

2. Xây dựng nhóm chất lượng

Nhóm chất lượng là một nhóm nhỏ từ 3- 10 người hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện và tinh thần tập thể của các thành viên với mục tiêu cải tiến chất lượng trong tổ chức.

Việc tổ chức hoạt động của nhóm chất lượng trong công ty có thể thực hiện sau mỗi ca làm việc. Mọi người có thể tiến hành họp lại cùng nhau phát biểu về tình hình chất lượng dịch vụ, kết hợp với công tác thống kê chất lượng để phát hiện ra những điểm yếu kém của chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đề ra các biện pháp khắc phục. Hoạt động của nhóm có thể thực hiện theo sơ đồ sau:

3. Hoàn thiện công tác tính toán chi phí chất lượng

Để xác định và tính toán hiệu quả đầu tư cho chất lượng mang lại bao nhiêu phần trăm trong tổng số lợi nhuận của công ty, nhất thiết công ty phải tính toán được chi phí chất lượng. Từ đó thu hút hơn sự quan tâm của lãnh đạo công ty, cũng như của tất cả mọi thành viên đến chất lượng, tạo đà cho việc cải tiến, lao động sáng tạo và không ngừng thoả mãn khách hàng. Việc tính toán chi phí bước đầu cần tập trung vào một số chỉ tiêu sau:

- Tính chi phí sai hỏng.

+ Chi phí bên trong: sản phẩm không đạt, dịch vụ không tốt… + Chi phí bên ngoài: chi phí do thực hiện không đúng hợp đồng… - Chi phí đầu tư.

Xác định vấn đề

Xác định nguyên nhân

Lập kế

hoạch Kiểm duyệt

Triển khai Đánh giá sơ bộ hoàn chỉnh Bổ sung Duy trì Kiểm tra lại

+ Chi phí phòng ngừa như: chi phí bảo dưỡng phụ tùng, máy móc thiết bị, chi cho đào tạo, chi phí cho kiểm tra sản phẩm…

+ Chi phí thẩm định như: chi phí cho công tác kiểm tra đầu vào, chi phí cho kiểm tra quá trình, chi cho kiểm tra đầu ra…

Các bước tiến hành tính toán chi phí chất lượng: - Nhận dạng yếu tố chi phí

- Thu thập các chi phí chất lượng - Tính chi phí liên quan đến chất lượng - Hình thành chi phí chất lượng

4. Áp dụng công cụ thống kê

Áp dụng công cụ thống kê, người ta có thể dễ dàng nhận ra sự cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua các biểu đồ thống kê chúng ta cũng có thể phân tích được các nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự cố về chất lượng. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

Hiện tại, công ty mới chỉ sử dụng biểu đồ Pareto vào quản lý chất lượng sản phẩm, việc này bắt đầu khi công ty triển khai áp dụng ISO 9000. Hiệu quả thực sự của nó thì vẫn chưa được thể hiện một cách cụ thể. Biểu đồ này được lập hàng năm. Nhưng vấn đề cải tiến chất lượng vẫn chưa được đặt ra cho nên biểu đồ này không phát huy được tác dụng.

Sử dụng các công cụ thống kê là hết sức cần thiết trong công ty. Nhưng giữa các công cụ thống kê đòi hỏi phải có sự dính kết mật thiết. Cái nọ là cơ sở tiền đề hoặc lực kéo của cái kia để đạt được mục tiêu quản lý chất lượng. Vì vậy việc áp dụng nó cần phải có một quy trình. Đối với phiếu kiểm tra thu thập số liệu và biểu đồ kiểm soát yêu cầu phải có mục đích, ghi rõ hiện tượng, vấn đề liên quan, phục vụ cho xây dựng biểu đồ Pareto, biểu đồ phân bố mật độ. Các biểu đồ này phải chỉ ra được sự biến động của quy trình. Từ đó đề ra các biện pháp giải quyết khắc phục có hiệu quả.

Công ty có thể triển khai thêm các công cụ thống kê khác như biểu đồ kiểm soát, biểu đồ xương cá.

Các công cụ thống kê chỉ thực sự có hiệu quả khi nó có thẻ giúp ích cho công ty kiểm soát được quá trình và có biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả của quá trình.

Để triển khai áp dụng các công cụ thống kê đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu lâu dài và có sự am hiểu thực sự về quá trình sản xuất của công ty, đồng thời phải thu thập được các dữ liệu sát thực, thì mới có thể tiến hành phân tích. Nhưng để kiểm soát chất lượng thì sử dụng các công cụ thống kê là một biện pháp hữu hiệu nhất mà công ty có thể thực hiện.

5. Xây dựng quá trình cải tiến liên tục.

Một yêu cầu hết sức quan trọng của quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục, không chỉ dừng lại ở cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà phải cải tiến tất cả các hoạt động trong công ty sao cho nâng cao được hiệu quả hoạt động đó.Để cải tiến phải có sự tham gia của tất cả mọi thành viên, mọi bộ phận. Như vậy việc khuyến khích tất cả mọi người tham gia một cách nhiệt tình tự nguyện vào cải tiến chất lượng là rất quan trọng.

Trong cải tiến cần tập trung vào các quá trình chính. Mỗi quá trình cần có một sơ đồ lưu trình để mô phỏng sự hoạt động của quá trình. Có thể dựa vào đó để tìm các khâu mấu chốt để cải tiến chất lượng. Đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ sự hoạt động của các khâu khác trong quá trình.

Cải tiến chất lượng là một yêu cầu khó, đòi hỏi phải có khả năng kiểm soát sự hoạt động và khả năng nghiên cứu tìm ra những điểm mấu chốt gây ra vấn đề về chất lượng. Với tinh thần tập thể phát huy sáng kiến của tất cả các thành viên thì việc cải tiến sẽ trở nên thuận lợi hơn. thực tế chỉ có cải tiến mới nâng cao được chất lượng, giúp cho công ty có thể đứng vững và phát triển ổn định, cạnh tranh trên thị trường.

KẾT LUẬN

Chất lượng sản phẩm mãi là vấn đề được các doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm tới. Chất lượng trở thành một trong những phương thức cạnh tranh hữu hiệu nhất của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng tốt sẽ đánh giá được sức mạnh của doanh nghiệp: sức mạnh về đội ngũ lao động, sức mạnh về công nghệ, thị phần mà doanh nghiệp chiếm giữ trên thị trường …

Kinh tế đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập, đời sống người dân dược nâng cao nên ngành dịch vụ và làm đẹp cũng phát triển. Do vậy sản phẩm, dịch vụ thẩm mỹ của công ty có điều kiện để phát triển và khẳng định vị trí của mình trong lòng khách hàng. Nắm được điều đó công ty đã chú ý đến việc quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và thu hút nhiều khách hàng đến với mình. Tuy nhiên, công ty cần củng cố hơn nữa chất lượng đội ngũ lao động, bộ máy quản lý hành chính và hệ thống thông tin. Theo đó, Công ty sẽ dần dần từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng thị phần của mình trên thị trường.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do sự hiểu biết còn hạn chế và khả năng tiếp cận, thu thập dữ liệu còn thiếu nên không tránh khỏi thiết sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của Cô và các phòng ban trong Công ty để em hoàn thiện thêm bài viết của mình.

Một lần nữa em xin cảm ơn Cô Nguyễn Thị Hồng Minh cùng các phòng ban trong Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng tại Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w