14) Tổng lợi nhuận trước thuế 15) Chi phí thuế TNDN hiện hành
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, tập thể lãnh đạo, cấp dưới chịu sự quản lý trực tiếp của cấp trên theo chế độ một thủ trưởng. Mô hình này phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Sự phối hợp phân công nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban trong bộ máy đã được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản đó là điều bảo đảm cho sự hoạt động nhịp nhàng của các bộ phận trong bộ máy điều hành và quản lý của công ty.
SƠ ĐỒ 2.5: HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2
Đại hội đồng cổ đơng Hội đồng quăn trị Giám đốc Trợ lý giám đốc Phó GĐ phụ trách sản xuất Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng
kế hoạch cung ứng Phòng thị trường PX thuốc tiêm PX thuốc viên PX chế phẩm PX cơ khí Phòng nghiên cứu triển khai Phòng kiểm tra chất lượng Phòng đảm bảo chất lượng
Đại hội đồng cổ đông là cợ quan có quyền hành cao nhất gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất 1 năm 1 lần do Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm sốt triệu tập.
Dưới Đại hội đồng cổ đông là Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên trong đó có một chủ tịch kiêm giám đốc điều hành, 1 phó chủ tịch kiêm kế tốn trưởng, 3 thành viên còn lại ở các mảng kinh doanh, kỹ thuật và sản xuất. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thực hiện các nghi quyết của Đại hội đồng cổ đông cùng lãnh đạo công ty phát triển. Hội đồng quản trị có niên khố như Đại hội đồng cổ đông là 3 năm.
Bên cạnh Hội đồng quản trị có Ban kiểm sốt kiểm tra tính hợp pháp trong quản lý, trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi chép sổ sách, báo cáo tài chính của công ty và thường xuyên báo cáo kết quả với Hội đồng quản trị. Ban kiểm sốt có 3 thành viên trong đó có 1 trưởng ban kiểm sốt kiêm phó phòng tài chính kế tốn.
Dưới Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt là Giám đốc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao động về kết quả của đơn vị. Dưới Giám đốc có Phó giám đốc phụ trách sản xuất, Phó giám đốc phụ trách khoa học - công nghệ và Trợ lý giám đốc.
Các phân xưởng sản xuất đứng là quản đốc phân xưởng có trách nhiệm đôn đốc công nhân làm việc và báo cáo kết quả sản xuất trực tiếp với người quản lý cấp trên là Phó giám đốc phụ trách sản xuất. Công ty có 3 phân xưởng chính là phân xưởng thuốc tiêm, phân xưởng thuốc viên, phân xưởng chế phẩm và 1 phân xưởng phụ là phân xưởng cơ khí. Yêu cầu với các phân xưởng là sản xuất đủ sản phẩm theo kế hoạch.
Tại các phòng ban đứng đầu là trưởng phòng có nhiệm vụ giúp đỡ Phó giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể và điều hành công việc trong các phòng ban mình. Dưới trưởng phòng là các phó phòng có nhiệm vụ trợ giúp trong công việc của phòng.
Phòng nghiên cứu triển khai có nhiệm vụ nghiên cứu các mặt hàng mà công ty đang sản xuất, theo dõi quá trình tiêu thụ của các mặt hàng này, phối hợp với phòng thị trường để nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới.
Phòng kiểm tra chất lượng (KCS) có trách nhiệm kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào xem có đảm bảo chất lượng và số lượng yêu cầu hay không, tiến hành thẩm định chất lượng của sản phẩm đầu ra xem các loại thành phẩm có đủ điều kiện xuất kho hay không. Đây là khâu quan trọng nhất trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ không để sản phẩm có chất lượng kém đến tay người tiêu dùng.
Phòng đảm bảo chất lượng kiểm tra tiêu chuẩn về chất lượng của sản phẩm hồn thành từ đó đưa ra các kiến nghị thay đổi cho phù hợp, có trách nhiệm ban hành các quy chế dược, các tiêu chuẩn sản xuất thuốc theo quy định của Nhà nước, Cục dược và Bộ Y tế, xây dựng các định mức kỹ thuật dược, kết hợp với phòng nghiên cứu để ban hành quy trình sản xuất thuốc. Ngồi ra phòng có nhiệm vụ quy hoạch về đầu tư công nghệ, mày móc trang thiết bị cho công ty đồng thời tiến hành sửa chữa lớn, thường xuyên với máy móc trang thiết bị.
Phòng kế hoạch cung ứng lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tiền lương của tồn công ty, Chịu trách nhiệm thu mua và quản lý các loại vật tư đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào về số lượng và chất lượng phục vụ cho sản xuất.
Phòng tài chính kế tốn có nhiệm vụ tổ chức tồn bộ công tác kế tốn, hách tốn kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, thống kê, lưu trữ, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ về tình hình sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh cho giám đốc và các bộ phận có liên quan, giúp giám đốc có các phương án điều hành công ty hiệu quả nhất.
Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm sắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự, thực hiện đầy đủ chính sách cho người lao động, xây dựng tham mưu về tiêu chuẩn lương, thưởng, bảo hiểm đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Trong phòng này có phòng y tế riêng được trang bị đầy đủ dụng cụ y tế chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phòng thị trường tìm hiều nhu cầu của thị trường, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, xây dựng hệ thống kênh phân phối ổn định, thực hiện các chiến dịch quảng bá cho sản phẩm đồng thời cố vấn cho giám đốc ra các quyết định sản xuất, tiêu thụ sau khi đã tiến hành nghiên cứu và thăm dò thị trường.
Phòng bảo vệ phụ trách bảo đảm an tồn cho mọi tài sản thuộc phạm vi quản lý của công ty, kiểm tra hàng hố vật tư mua vào, xuất ra có đầy đủ chứng từ hợp lệ hay không, giữ gìn trật tự trong công ty, kiểm sốt khách ra vào.