Trảng Bom

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai (Trang 65)

Bảng 3.11: Phân bổ của trang trại chăn nuôi so với khu dân cư

Mức độ di dời

Khoảng cách so với khu dân cư

SL Trang trại

Mức độ Thời hạn di dời

Heo

1 > 1.000m 28 21 Không di dời

2 500 - 1.000m 83 62 Chưa cấp bách trong vòng 5 năm 3 300 - 500m 82 33 Ít cấp bách trong vòng 5 năm

4 < 300m 60 30 Cấp bách Di dời ngay

Tổng 253 146

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 09 năm 2011

Theo quyết định Số: 48/2011/QĐ-UBND tỉnh Đồng Nai và qua điều tra thực tế của tác giả (9/2011) tại các xã trên địa bàn huyện chúng ta thấy các trang trại không phải di dời chiếm số lượng nhỏ so với các trang trại phải di dời trong vòng 5 năm và di dời ngay. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết vì nó ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe của người dân, công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh của huyện Trảng Bom.

3.4.2. Tình hình xử lý chất thải và vệ sinh môi trường

Qua khảo sát ở 3 xã có số lượng trang trại chăn nuôi lớn nhất trên địa bàn huyện là xã Thanh Bình, xã Cây Gáo, xã Sông trầu trên một số chỉ tiêu như sau:

* Đặc điểm về chuồng trại: Cấu tạo chuồng trại ảnh hưởng đến việc vệ sinh chuồng trại, tạo môi trường thích hợp cho gia súc, gia cầm phát triển tốt, giảm thiểu dịch bệnh.

Qua khảo sát cho thấy có 2 kiểu chuồng trại kín và hở. Kiểu chuồng trại kín sẽ hạn chế được dịch bệnh, ít phân tán mùi hôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh hơn so với trang trại hở.

Bảng 3.12: Kiểu chuồng trại heo tại 3 xã

Kiểu chuồng Xã Thanh Bình Xã Cây Gáo Xã Sông Trầu

SL % SL % SL %

Chuồng kín 2 9,1 2 11,1 2 11,8

Chuồng hở 20 90,9 16 88,9 13 88,2

Tổng 22 100 18 100 15 100

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 09 năm 2011

Bảng 3.13: Kiểu trại gà tại 3 xã

Kiểu chuồng Xã Thanh BìnhSL % Xã Cây GáoSL % Xã Sông TrầuSL %

Chuồng kín 19 67,9 36 73,5 4 36,4

Chuồng hở 9 32,1 13 26,5 7 63,6

Tổng 28 100 49 100 11 100

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 09 năm 2011

Đối với trang trại heo tỷ lệ chuồng hở chiếm một tỷ lệ rất lớn so với trang trại kín ở cả 3 xã. Lý do là để đầu tư được một trang trại heo khép kín cần rất nhiều vốn đầu tư, trong khi đó vốn vay để đầu tư rất khó khăn.

Đối với trại gà để đầu tư trại khép kín thì vốn đầu tư không nhiều như trại heo và đơn giản hơn nhiều hơn so với trại heo. Tuy nhiên ở xã Sông trầu thì chuồng hở chiếm một tỷ lê khá lớn 63,6% so với 36,4% chuồng kín. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cấu tạo nền chuồng trại chăn nuôi:

Hầu hết các hộ trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đều xây dựng nền chuồng bằng xi măng, đây là vật liệu truyền nhiệt thấp, thuận tiện cho việc thu gom chất thải, hạn chế sự ô nhiễm môi trường đất. Ngoài ra một vài hộ chăn nuôi còn kết hợp với nền sàn để dễ vệ sinh, hạn chế heo tiếp xúc với nước nên phòng trách được một số dịch bệnh.

Bảng 3.14: Cấu tạo nền chuồng trại heo tại 3 xã

Kiểu chuồng Xã Thanh BìnhSL % Xã Cây GáoSL % Xã Sông TrầuSL %

Xi măng 15 68,2 17 94,4 14 93,3

Tổng 22 100 18 100 15 100

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 09 năm 2011

- Khoảng cách từ chuồng trại đến các khu vực nhà ở các xã

Bảng 3.15: Khoảng cách từ chuồng trại heo đến khu vực nhà ở các xã Khoảng cách (m)

Đến nhà ở Tỷ lệ chuồng (%)

< 20 65,7

20-50 24,5

> 50 9,8

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 09 năm 2011

Từ kết quả thống kê khoảng cách từ chuồng heo đến khu vực nhà ở cho thấy, trên địa bàn 3 xã có đến 65,7% hộ chăn nuôi xây dựng chuồng heo nằm gần khu vực nhà ở (khoảng cách < 20), do đó gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dân, đa phần là các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, ít quan tâm đến vấn đề môi trường.

Bảng 3.16: Khoảng cách từ trại gà đến khu vực nhà ở các xã

Khoảng cách (m)

Đến nhà ở Tỷ lệ chuồng (%)

< 20 39,3

20-50 50,6

> 50 10,11

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 09 năm 2011

Với trang trại gia cầm, khoảng cách từ 20-50m chiếm tỷ lệ 50,6%. - Mương dẫn chất thải:

Bảng 3.17: Cấu tạo mương dẫn chất thải chăn nuôi heo

Mương dẫn chất thải

Tỷ lệ (%) Quy mô chăn nuôi

< 50 (con) 50-200 (con) > 200 con

Nền xi măng 31,93 37,58 64,44

Nền đất 68,07 62,42 35,56

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 09 năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mương dẫn chất thải dạng nền đất chiếm tỷ lệ cao ở các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, điển hình như quy mô < 50 con heo, mương hở chiếm tỷ

lệ tới 68,07%, quy mô từ 50-200 con chiếm tỷ lệ 62,42%. Đây nơi phát sinh ruồi, muỗi, côn trùng gây bệnh, dễ thẩm thấu chất ô nhiễm vào môi trường đất.

* Hiện trạng xử lý nước thải

- Hiện trạng xử lý nước thải:

Nước thải trong chăn nuôi trang trại bao gồm nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, nước tắm gia súc. Nước thải nếu không xử lý đúng cách là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.

Bảng 3.18: Hiện trạng xử lý nước thải tính theo quy mô chăn nuôi heo

Nguồn tiếp nhận

Tỷ lệ (%) Quy mô chăn nuôi

< 50 (con) 50-200 (con) > 200 con

Thải ra ao chứa, kênh rạch 74,28 58,92 32,21

Thải vào hầm Biogas 25,72 41,08 67,90

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 09 năm 2011

Theo kết quả khảo sát, đa phần các hộ trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và quy mô vừa xả nước thải trực tiếp ra môi trường chiếm tỷ lệ cao, một số trang trại qui mô lớn vẫn còn xả ra môi trường chiếm 32,1%.

Bảng 3.19: Hiện trạng xử lý nước thải chăn nuôi heo Biogas tính theo xã Lắp đặt hầm

Biogas

Tỷ lệ (%)

Xã Thanh Bình Xã Cây Gáo Xã Sông Trầu

Chưa 77,3 63,6 35,3

có 22,7 36,4 64,7

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 09 năm 2011

Việc xây dựng hầm Biogas ở các xã Thanh Bình và Cây Gáo còn thấp, chỉ chiếm tỉ lệ 22,7% và 36,4%. Các trang trại quy mô nhỏ thường thải ra các ao, hồ nuôi cá. Đa số các trang trại chăn nuôi heo qui mô lớn có sự đầu tư xây dựng hầm Biogas, điển hình là xã Sông Trầu chiếm tới 64,7%.

- Hiện trạng xử lý chất thải rắn:

Thành phần chất thải rắn bao gồm phân và xác gia súc, gia cầm chết, vỏ bao bì...

+ Xác gia súc, gia cầm chết hiện chưa được người dân xử lý đúng cách, chủ yếu nấu cho cá ăn hoặc vứt bừa bãi ... gây mất vệ sinh, nguy cơ phát sinh dịch cao, ô nhiễm môi trường.

+ Phân gia súc: Thành phần gồm các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Đây là nguồn dinh dưỡng có giá trị cao cho cây trồng nếu được xử lý đúng cách, so với phân hóa học thì phân từ chăn nuôi tốt cho đất hơn.

Bảng 3.20: Hiện trạng xử lý phân trong chăn nuôi heo

Nguồn tiếp nhận

Tỷ lệ (%) Quy mô chăn nuôi

< 50 (con) 50-200 (con) > 200 con

Ủ phân 45,17 31,60 13,70 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước thải chứa phân đưa

xuống ao cá 27,59 16,31 13,16

Bán tươi 6,90 52,09 74,14

Nước thải chứa phân thải ra

ao chứa, kênh rạch 20,34 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 09 năm 2011

Quy mô trang trại càng lớn thì lượng phân sinh ra càng ngiều, người chăn nuôi thường hốt trước khi vệ sinh chuồng, sau đó bán cho các tổ chức, cá nhân thu gom dùng cho trồng trọt và làm phân vi sinh. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, chất thải có thể rơi vãi, gây mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường.

Đối với các trang trại gà: Phân thu được gom theo định kỳ, sau đó bán cho các tổ chức, cá nhân thu gom, đa phần đem lên Lâm Đồng làm phân bón cho cây trồng.

3.4.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi trang trại ở huyện Trảng Bom

Theo Phòng Tài nguyên môi trường huyện Trảng Bom đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do chăn nuôi năm 2010, tại 3 xã có số trang trại chăn nuôi chiếm số lượng chủ yếu của huyện thì:

Nước thải của các trang trại chăn nuôi các chỉ tiêu COD, BOD5, TSS, ... đều vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần: Như hộ của Bùi Văn Thương, nồng độ COD (2540mg/l) cao gấp 51 lần, BOD5 (1770 mg/l) cao gấp 59 lần, TSS

(880 mg/l) cao gấp 17, 6 lần, Tổng Nitơ (1222 mg/l) cao gấp 81,5 lần, Tổng Phospho (41,8 mg/l) cao gấp 10 lần, H2S cao gấp 53 lần so với QCVN 24:2009/BTNMT. Từ kết quả phân tích cho thấy: Các trang trại chăn nuôi vệ sinh chuồng không hốt phân, nước thải có nồng độ ô nhiễm rất cao. Đối với các hộ chăn nuôi có xây dựng hầm Biogas, nồng độ nước thải giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao so với QCVN 24:2009/BTNMT cột A. Đặc biệt các hộ chăn nuôi ở xã Thanh Bình có nồng độ ô nhiễm rất cao, do phần lớn là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không có hệ thống Biogas, và không hốt phân trước khi dọn chuồng.

Hiện trạng chất lượng nước dưới đất, theo khảo sát của Phòng tài nguyên môi trường huyện Trảng Bom thì nước ở tầng nông đã ô nhiễm, chất lượng không đạt để dùng cho mục đích sinh hoạt.Về môi trường không khí đa phần số hộ chăn nuôi tại các xã Cây Gáo và Sông Trầu có hàm lượng NO2 gấp 1,2 lần và SO2 gấp 1,2 lần so với quy chuẩn cho phép, còn hàm lượng bụi tại 3 xã cao gấp 3 lần so với quy chuẩn.

Về hiện trạng môi trường đất: Qua kết quả phân tích thì chỉ số pH của đất tại khu vực chăn nuôi nằm trong giới hạn pH của đất nông nghiệp, lượng chất hữu cơ trong đất chưa bị thoái hóa nhiều.

Theo kết quả phân tích nước thải chăn nuôi tại địa bàn 3 xã của Phòng TNMT huyện thì chỉ tiêu Coliform vượt ngưỡng cho phép từ 2 đến 4 lần, điển hình như hộ chăn nuôi heo Sỳ Văn Kiều ở xã Cây Gáo có chỉ tiêu Coliform đạt tới 11.000MPN/100ml (so với "QCVN 24:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp" là 3.000MPN/100ml).

Phần lớn theo khảo sát, khoảng cách từ giếng nước đến nơi chứa chất ô nhiễm như chuồng trại gia súc, gia cầm, hầm chứa phân rất gần, từ 5-10m. Vì thế khả năng nước dưới đất bị ảnh hưởng là rất cao. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Coliforn trong nước dưới đất cao gấp 2 đến 6 lần so với

"QCVN 09:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm".

3.5. Tình hình phát triển các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi (KKPTCN)

Hiện nay các vùng KKPTCN vẫn chỉ dùng lại ở mức độ quy hoạch trên giấy, theo dự thảo quy hoạch của huyện thì diện tích vùng KKPTCN là 2.958ha và cần phải phân kỳ thành 2 giai đoạn.

* Vùng KKPTCN giai đoạn I: Sẽ được ưu tiên thu hút đầu tư phát triển chăn nuôi. Các vùng KKPTCN giai đoạn I được Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng (đường, điện).

* Vùng KKPTCN giai đoạn II: Sẽ được tiếp tục bố trí chăn nuôi chỉ khi diện tích các vùng KKPTCN giai đoạn I đã lấp đầy. Riêng các trang trại hiện có trong vùng này vẫn được tiếp tục được phép chăn nuôi.

Dựa vào nhu cầu phát triển chăn nuôi trang trại cũng như diện tích vùng KKPTCN trên địa bàn từng xã và qua thảo luận với các xã, các cơ quan ban nghành có chức năng của Huyện, đã xác định diện tích cho bố trí các vùng KKPTCN giai đoạn I và giai đoạn 2 cho từng xã, cụ thể:

Bảng 3.21: Diện tích vùng KKPTCN theo giai đoạn phân theo từng xã trên địa bàn huyện Trảng Bom Đơn vị hành chính Vùng khuyến khích PTCN Tổng cộng diện tích (ha)

Giai đoạn I Giai đoạn II

Diện tích (ha) Tỷ lệ s/v vùng KKPTCN (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ s/v vùng KKPTCN (%) Toàn huyện 2.958 1.755 59,3 1.203 40,7 1. Thanh Bình 100 65 65 35 35 2. Cây Gáo 198 160 80,8 38 19,2 3. Bàu Hàm 580 55 9,5 525 90,5 4. Sông Thao 680 430 63,2 250 36,8 5. Sông Trầu 300 300 100 6. Trung Hòa 530 400 75,5 130 24,5 7. Đông Hòa 250 140 56 110 44 8. Hưng Thịnh 290 175 60,3 115 39,7 9. Tây Hòa 30 30 100 10. Đồi 61 Không bố trí vùng KKPTCN 11. An Viễn Không bố trí vùng KKPTCN 12.Quảng Tiến Không bố trí vùng KKPTCN 13. Bình Minh Không bố trí vùng KKPTCN

14. Giang Điền Không bố trí vùng KKPTCN 15. Bắc Sơn Không bố trí vùng KKPTCN 16. Hố Nai Không bố trí vùng KKPTCN 17. TT Trảng Bom Không bố trí vùng KKPTCN

Nguồn: UBND huyện Trảng Bom

- Tổng số vùng KKPTCN giai đoạn 1: 11 vùng.

- Tổng diện tích các vùng KKPT chăn nuôi giai đoạn I: 1.755 ha.

- 9/17 xã có rừ một vùng KKPTCN giai đoạn I trở lên (xã Đồi 61, An Viễn, Quảng Tiến, Bình Minh, Giang Điền, Bắc Sơn, Hố Nai 3, Và TT. Trảng Bom không quy hoạch vùng KKPTCN). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.22: Dự kiến các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi giai doạn I huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai

STT Các vùng khuyến khích phát triển chăn

nuôi giai đoạn I (KKPTCN GĐI) Địa điểm (xã)

Diện tích QH (ha)

1 Vùng KKPTCN GĐ I ấp Tân Thành Thanh Bình 40

2 Vùng KKPTCN GĐ I ấp Trung Tâm Thanh Bình 25

3 Vùng KKPTCN GĐ I ấp Tân Lập II Cây Gáo 90

4 Vùng KKPTCN GĐ I ấp Cây Điệp Cây Gáo 70

5 Vùng KKPTCN GĐ I ấp Cây Điều Bàu Hàm 55

6 Vùng KKPTCN GĐ I ấp Thuận An Sông Thao 430

7 Vùng KKPTCN GĐ I ấp 8 Sông Trầu 300

8 Vùng KKPTCN GĐ I ấp An Bình Trung Hòa 400

9 Vùng KKPTCN GĐ I ấp Hòa Bình Đông Hòa 140

10 Vùng KKPTCN GĐ I ấp Hưng Bình Hưng Thịnh 175

11 Vùng KKPTCN GĐ I ấp Lộc Hòa Tây Hòa 30

Tổng cộng 1.755

Nguồn: UBND huyện Trảng Bom.

Tổng diện tích quy hoạch cho phát triển các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi giai đoạn II trên địa bàn toàn Huyện là 1.203 ha, chiếm 40,7% vùng KKPTCN. Tập trung chủ yếu ở các xã Thanh Bình (35ha), xã Cây Gáo

(38ha), xã Bàu Hàm (525ha), xã Sông Thao (250ha), xã Trung Hòa (130ha), xã Đông Hòa (110ha), xã Hưng Thịnh (115ha).

Tuy nhiên khi đưa vào thực tế thì có rất nhiều câu hỏi được đặt ra của những người liên quan như Sở Nông nghiệp tỉnh, phòng nông nghiệp huyện, các nhà quy hoạch... và đặc biệt là người chăn nuôi.

Về vấn đề này, theo phỏng vấn của tác giả 9/2011 đối với cán bộ ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai và huyện Trảng Bom, không thể quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi như khu công nghiệp. Vì nếu đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật thì đẩy giá đất tại các khu quy hoạch này tăng cao, như vậy các hộ có nhu cầu chăn nuôi khó có đủ vốn để vào đầu tư. Bên cạnh đó, xây dựng chuồng trại chăn nuôi liền kề như xây dựng các nhà máy trong khu công nghiệp khi xảy ra dịch bệnh sẽ khó ngăn chặn kịp thời. Một khi dịch bùng phát, lây lan nhanh, thiệt hại sẽ rất khó lường.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết trên thực tế, tỉnh Đồng Nai và huyện Trảng Bom mới chỉ công bố các vùng quy hoạch khuyến khích phát triển chăn nuôi vẫn chưa đầu tư gì mà giá đất tại các nơi này trong huyện đã tăng từ 1,5-2 lần khiến nhiều hộ chăn nuôi muốn mua đất để di dời trang trại gặp không ít khó khăn. Khi mua được đất, đầu tư xây dựng chuồng trại, điện, nước và đường vào cũng đòi hỏi một số tiền không nhỏ nên phần lớn hộ chăn nuôi ngán ngại, chần chừ vào các vùng quy hoạch khuyến khích phát triển chăn nuôi. Chính vì vậy, cần thiết trước mắt phải thu hút một số lượng các hộ mua đất làm chuồng trại trong các vùng quy hoạch, sau đó mới

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai (Trang 65)