Cách 500m (theo chiều gió)

Một phần của tài liệu Các phương pháp giảm thiểu tác động môi trường tại khu khai thác và sản xuất đá vôi Kiện Khê - Hà Nam (Trang 60)

Nồng độ bụi mức ổn

Đường vận chuyển đá Cách mép đường 5m Khu dân cư cách đường + 50m + 100m +500m Nồng độ bụi, mức ổn, khí t hải Tai nạn lao động

Khám sức khoẻ công nhân

4.7. MA TRẬN ƯU TIÊN, KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ KHÁI QUÁT TOÁN KINH PHÍ MÔI TRƯỜNG TOÁN KINH PHÍ MÔI TRƯỜNG

Mục đích của việc thành lập mà trận là xác định các bước thực hiện các giải pháp khắc phục sự cố, cải tạo và bảo vệ môi trường theo khả năng thực thi nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong sản xuất.

- Xác định mức độ suy thoái của các thành phần môi trường và xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ cần thiết và tính khả thi (cả về kỹ thuật và kinh tế) của việc khắc phục.

- Khai toán sơ bộ kinh phí thực hiện và khả năng đáp ứng kinh phí. Kết quả thành lập ma trận nêu trong bảng 4.2

Bảng 4.3. Ma trận ưu tiên, kế hoạch hành động và khái toán kinh tế MT.

TT Các giải pháp môi trường Thứ tự ưu tiên K. Phí (tr.đ)

Nguồn kinh phí

1 2 3

1 Đầu tư bổ sung để hoàn chỉnh hệ thống tưới ẩm ở các trạm nghiền thống tưới ẩm ở các trạm nghiền đá để có thể tưới ẩm thường xuyên về mùa khô ở tất cả các vị trí sinh bụi trong các trạm nghiền

+ 20 Kinh phí của xí nghiệp

2 Giảm thiểu bụi giao thông và khai trường bằng xe phun nước hoặc trường bằng xe phun nước hoặc xây dựng hệ thống tưới cố định thường xuyên về mùa khô

+ 100 Kinh phí kết hợp nhiều đơn vị

3 Giảm thiểu bụi bằng cách trồng và chăm sóc cây xung quanh mỏ và chăm sóc cây xung quanh mỏ và trạm nghiền

+ 100 Kinh p9hí của từng đơn vị

4 Cải tạo mặt bằng các khai trường sau khi thác sau khi thác

+ 200 Kinh phí của các đơn vị

4.8. CÁC BIỆN PHÁP CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG KHI ĐÓNG CỬA MỎ

Quá trình khai thác đã ở khu vực sẽ có diễn ra trong nhiều năm sau khi khai thác xong tiến hành và giải quyết các vấn đề sau:

- Giải quyết vấn đề lao động - Hoàn phục môi trường - Các vấn đề khác.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Những tác động do khai thác nói chung và khai thác khoảng sản nói riêng có tác động tới môi trường là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên mức độ và quy mô của sự tác động phụ thuộc vào loại khoáng sản, quy mô và công nghệ khai thác và đặc biệt là ý thức của con người trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Khu vực mỏ đá Kiện Khê có quy mô khá lớn với diện tích chiếm dụng cho các hoạt động khai thác chế biến đá và diện tích bị ảnh hưởng lớn hàng ngàn ha.

Các hoạt động này đã gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực do bụi, tiếng ồn, khí thải.. .và suy thoái môi trường sinh thái cảnh quan đồng thời tạo ra một số vấn đề tiêu cực đối với môi trường kinh tế xã hội ở địa phương.

Trong những năm gần đây, từ khi có luật môi trường và luật khoáng sản ra đời, các vấn đề quản lý tài nguyên và môi trường ở khu vực này đã ít nhiều được các cơ quan quản lý địa phương và các cơ sở tham gia hoạt động quan tâm đến với những biện pháp cụ thể nhằm giảm bớt những tác động xấu tới môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng, đã và đang gây những hậu quả đáng kể tới môi trường. Đó là:

- Tài nguyên bị khai thác bừa bãi, không có quy hoạch. - Môi trường không khí bị ô nhiễm

- Môi trường sinh thái cảnh quan bị xâm hại khá nặngnề - Tình hình thị trường khoáng sản không ổn định.

- Chưa có sự nhất quán và thi hành luật pháp triệt để trong quản lý Nhà nước về tài nguyên - môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ý thức tự giác sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường của cộng đồng còn thấp (từ những người lãnh đạo cơ sở đến công nhân).

- Trình độ công nghệ lạc hậu

- Hệ thống thiết bị cũ, không đồng bộ.

- Công tác quản lý tài nguyên và môi trường của địa phương còn lỏng lẻo.

Để khắc phục tình trạng trên cần tiến hành các biện pháp sau: + Đối với các cơ sở sản xuất:

- Từng bước cải tiến hệ thống thiết bị khai thác.

- Thực hiện tuới ẩm các tuyến đường trong toàn khu mỏ.

- Giảm thiểu ô nhiễm bụi từ khi nghiền sàng bằng giải pháp tưới ẩm trên tất cả các điểm sinh buị. Đối với khu vực nghiền sàng thủ công thì tiến hành tổ chức lại thành các tổ theo sự quản lý của địa phương.

- Tổ chức trồng cây xanh 2 bên đường và xung quanh khu vực mỏ. + Đối với các cơ quan quản lý:

- Cần quy hoạch cụ thể từng khu vực khai thác, phân định rõ ràng các khu vực của Nhà nước và tư nhân tránh tình trạng khai thác bừa bãi gây tổn thất tài nguyên thiên nhiên.

- Cần đôn đốc và kiểm tra công tác quản lý tài nguyên và môi trường một cách chặt chẽ.

KIẾN NGHỊ

Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản và môi trường bao gồm cả văn bản dưới luật. Tổ chức hướng dẫn đô đốc và kiểm tra.

- Sắp xếp, tổ chức hợp lý các đơn vị hoạt động phù hợp với năng lực. Nhanh chóng giải quyết những khu vực khai thác tự do.

- Đẩy mạnh công tác đánh giá tác động môi trường làm cơ sở cho việc cải tiến công nghệ sản xuất và bổ xung hoàn chỉnh các hệ thống bảo vệ môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động.

- Tăng cường công tác quản lý khoa học công nghệ khoáng sản mà từ lâu bị coi nhẹ cũng như công tác quản lý môi trường. Tổ chức định kỳ kiểm tra giám sát, khi phát hiện sai phạm kết hợp chặt chẽ các biện pháp xửlý như: giáo dục, phát hành chính, kinh tế, thậm trí truy tố trước pháp luật.

- Kiến nghị với Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hà Nam tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM, coi đó là cơ sở pháp lý để nghiên cứu lập các phương án và kế hoạch cụ thể về bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất.

- Kiến nghị với chính quyền sở tại và các đơn vị khai thác đá cùng đóng trên địa bàn phối hợp trong việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường chung của khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy xi măng Bút sơn, do trường Đại học Xây dựng lập năm, 1996. Lưu trữ Cục môi trường - Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường

2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu khai thác và nghiền sàng đá ở Kiện Khê của xí nghiệp XL SXKD vật liệu xây dựng do phân viện CNKS & MT - Viện khoa học vật liệu lập năm 1997. Lưu trữ tại phân viện CNKS & MT.

4. Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường: Tập 1 Chất lượng nước Hà Nội 1995

5. Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường. Tập 2: Chất lượng không khí, chất lượng đất, giấy loại. Hà Nội 1995.

6. Luận chứng kinh tế kỹ thuật cải tạo mặt bằng mỏ đá Phủ Lý Tỉnh Hà Nam Ninh, do trường Đại học Giao thông lập năm 1995. Lưu trữ tại xí nghiệp đá Phủ Lý.

7. Luận chứng kinh tế kỹ thuật khai thác mỏ đá Thanh Lâm - Thanh Liêm - Nam Hà. Năm 1988. Lưu trữ tại Công ty sản xuất sông đà 8

8. Văn bản pháp luật mới về khoa học Công nghệ và Môi trường, tập 1 - NXB Khoa học kỹ thuật - 1999

Một phần của tài liệu Các phương pháp giảm thiểu tác động môi trường tại khu khai thác và sản xuất đá vôi Kiện Khê - Hà Nam (Trang 60)