Mean trường gô quyền số tiết h.nay 23

Một phần của tài liệu đổi mới giáo dục (Trang 25)

trường Ngô quyền số tiết h.nay 23 22

Số tiết l.

trước 23 24 Lữ gia số tiết h.nay 16 18

Số tiết l.

trước 16 19 Thăng long số tiết h.nay 18 16

Số tiết l.

trước 18 16 Gia kiệm số tiết h.nay 18 15

Số tiết l.

trước 18 16 Tổng số tiết h.nay 75 18

Số tiết l.

trước 75 19

Tính trung bình thì số tiết trước đây và sau khi thay sách không chênh lệch là bao nhiêu. Trước đây, số tiết trung bình của giáo viên trường THCS nq là 24, hiện nay giảm còn 22. số tiết của trường THCS lg trước đây là 19 và hiện nay là 18. còn hai trường ở nông thôn cũng như thế, tl và gk tương ứng là 16, 16 tiết và 16, 15 tiết trong tuần. Như vậy tính trung bình thì số tiết tối thiểu trong tuần của giáo viên bốn trường là hầu như vẫn như trước đây, không thay đổi.

Như vậy, số tiết trong tuần cao hay thấp phụ thuộc vào sự phân phối chương trình. Dù rằng là thay sách nhưng số bài vẫn không giảm tải. Trên thực tế, môn Toán, sách trước đây theo phân phối chương trình là ****tiết, hiện nay là *** tiết.

tăng hay giảm, nếu tăng có phải do thay sách hay không hay do người giáo viên nhận thêm nhiều lớp.

Khi được hỏi hiện nay thầy cô đứng giảng dạy bao nhiêu lớp, kết quả thu được là1/2 số giáo viên (54%) bốn trường có số lớp đứng dạy là trên 5 lớp sáu. Trong đó, có trường THCS nq có tới 2/3 (70%) số giáo viên có số lớp 6 dạy là trên 5 lớp , còn những trường khác dao động từ 43% cho tới 50%. Ngoài ra, số giáo viên đứng dạy từ 3 lớp tới 4 lớp chiếm 36.5% số giáo viên bốn trường. Như vậy, Bảng 8: Số lớp giảng dạy hiện nay.

trường Tổng Ngô quyền Lữ gia Thăng long Gia kiệm

n % n % n % n % n % n % n % n % n % dười 2 lớp 2 12.5% 4 23.5% 1 5.6% 7 9.5% từ 3 - 4 lớp 7 30.4% 7 43.8% 5 29.4% 8 44.4% 27 36.5% trên 5 lớp 16 69.6% 7 43.8% 8 47.1% 9 50.0% 40 54.1% Tổng 23 100.0 % 16 100.0 % 17 100.0 % 18 100.0 % 74 100.0 %

nhìn chung, giáo viên tại bốn trường khảo sát thì rất ít giáo viên có số lớp dạy dưới 2 lớp, mà chủ yếu dạy từ 3 lớp cho tới trên 5 lớp.

Bảng 9: số lớp hiện nay so với trước khi thay sách mới.

số lớp so với trước Tổng tăng giảm

không tăng, không giảm n % n % n % n % Ngô quyền 4 40.0% 4 28.6% 15 29.4% 23 30.7% Lữ gia 3 21.4% 13 25.5% 16 21.3% Thăng long 4 40.0% 3 21.4% 11 21.6% 18 24.0% Gia kiệm 2 20.0% 4 28.6% 12 23.5% 18 24.0% Tổng 10 100.0% 14 100.0% 51 100.0% 75 100.0%

Khoảng 2/3 số giáo viên (51/75) trả lời tại hai vùng khác nhau đều chọn phương án trả lời là số lớp hiện nay đang giảng dạy là không tăng không giảm so với trước đây, trước khi thay sách. Chỉ có 1/3 số giáo viên (24) có số tiết tăng hoặc giảm so với trước đây.

Như vậy, khi thay chương trình sách giáo khoa mới thì công việc giảng dạy của giáo viên cả bốn trường (gồm số tiết tối thiểu trong tuần, số lớp 6 giảng dạy trong tuần) hầu như không thay đổi so với trước khi thay sách mới. Nếu có tăng hay giảm thì cũng không đáng kể là bao nhiêu, thường là “rất ít”. Điều này cũng có thể giải thích như trên rằng dù rằng thay sách nhưng chương trình không giảm tải, nên phân phối chương trình không thay đổi.

Phải chăng đây cũng là một thuận lợi lớn cho những giáo viên ở cả hai khu vực khác nhau. Không có sự thay đổi nào gây khó khăn cho giáo viên khi thay đổi nhiều thứ nhưng công việc giảng dạy vẫn không thay đổi. Khi tiếp cận sách giáo khoa mới, người giáo viên trên thực tế phải thay đổi quá nhiều thứ thuộc vào thói quen ăn sâu vào tiềm thức mỗi người như phải thay cách dạy, sử dụng đồ dùng trên lớp, cho học sinh thảo luận nhóm …khiến họ rất ngại phải thay đổi và lúng túng khi thay đổi. Trong muôn vàn điều cần bàn thì may mắn là công việc giảng dạy của giáo viên không thay đổi.

Công việc ngoài giảng dạy của giáo viên hai vùng trước và sau khi thay sách: Ngoài những công việc giảng dạy, thì người giáo viên để có thể truyền đạt kiến thức tốt và hiệu quả thì những công việc ngoài giảng dạy có góp phần vào hiệu quả đó. Những công việc ngoài giảng dạy gồm việc soạn giáo án, chấm bài, nhập điểm, công tác phụ đạo hay đoàn đội, những cuộc thi bên ngoài của thầy và của trò … Dù không quyết định trực tiếp đến việc giảng dạy nhưng nó góp phần làm công việc giảng dạy hiệu quả hơn.

Trong phạm vi luận văn cử nhân, tác giả chọn hai công việc ngoài giảng dạy tương đối quan trọng là công việc soạn giáo án và chấm điểm. Lý do chọn hai công việc này là không ngoài ý định tìm hiểu sau khi thay sách thì công việc của người giáo viên có thay đổi hay không, nếu thay đổi thì có phải do yêu cầu của sách mới hay không.

Khi thực hiện sách mới, những công tác như công tác đoàn đội, phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi chiếm không nhiều thời gian và cũng không phải mọi giáo viên đều tham gia (45/75 người không tham gia công tác nào). Như vậy, tỉ lệ tham gia không nhiều và không bắt buộc với mọi giáo viên. Vì thế những công việc ngoài giảng dạy tác giả không chọn do không mang tính đặc trưng.

Trong chương trình sách giáo khoa mới yêu cầu người giáo viên thay đổi rât nhiều thứ quen thuộc với họ, trong đó có công việc soạn lại giáo án. Theo yêu cầu của sách mới thì người giáo viên phải bỏ hết giáo án cũ để soạn lại giáo án mới hoàn toàn:”phải đưa ra những câu hỏi mang tính tư duy nhiều hơn

những câu hỏi mang tính gợi mở, nội dung ghi bài thế nào, mức độ đào sâu bao nhiêu vì nếu soạn kỹ thì những câu hỏi, tình huống đưa ra có thể bao quát

cả nội dung bài học”. (xem HP1, pl1b). Với yêu cầu, cách thức và mục tiêu

thay đổi nhiều như vậy, thì công việc ngoài giảng dạy này thay đổi như thế nào?

Để chuẩn bị một tiết học theo hướng đổi mới, giáo viên cần phải bỏ nhiều thời gian, công sức đầu tư không chỉ là thời gian mà còn cả chất xám, trong khi phải vượt ra khỏi lề thói cũ. Vì vậy, đa số giáo viên – nhất là năm đầu tiên thay sách gặp nhiều khó khăn và lúng túng, khó khăn đầu tiên là họ phải bỏ tất cả giáo án cũ soạn lại giáo án mới hoàn toàn, chính thế mà thời gian họ dành ra để soạn một bài rất nhiều. Khi được hỏi là mất bao nhiêu thời gian để soạn giáo án, có tới 44% mất từ 4 – 5 tiếng, 31% mất từ 2-3 tiếng và 25% mất trên 5 tiếng đồng hồ cho một lần soạn bài.

Bảng 10: thời gian soạn giáo án sau khi thay sách mới.

từ 2 -3 h từ 4 - 5h trên 5h Tổng n % n % n % n % trường Ngô quyền 12 16.0% 11 14.7% 23 30.7% Lữ gia 6 8.0% 10 13.3% 16 21.3% Thăng long 5 6.7% 11 14.7% 2 2.7% 18 24.0% Gia kiệm 6 8.0% 5 6.7% 7 9.3% 18 24.0% Tổng 23 30.7% 33 44.0% 19 25.3% 75 100.0%

So với thời gian bỏ ra soạn giáo án trước đây, thì quả thật số thời lượng mà họ mất cho công việc soạn bài này là tăng rất nhiều.

Như vậy, trong cả bốn trường thực nghiệm thì hầu hết các giáo viên đều có nhận xét rằng thời gian soạn bài hiện nay là tăng so với trước đây. Có 62 người trong tổng số 75 người chọn phương án có tăng (chiếm 82.7%), trong khi đó số giáo viên trả lời là không tăng, không giảm hay giảm chiếm % còn lại (17%). (xem bảng 31a, pl2b)

Trong khi tiến hành thực nghiệm, nhiều thầy cô tâm sự: “cứ một bài giáo án mình mất chừng một tiếng rưỡi hay hai tiếng là bình thường, nếu mà một tiếng là nhanh

rồi đó”. (xem Gvnam 3, pl1b); hay như: “giáo viên họ than phiền do phải mất quá

nhiều thời gian để soạn giáo án, có khi để soạn được một bài ưng ý, họ phải mất cả buổi hay cả ngày. Trước đây không soạn vẫn có thể lên lớp nhưng hiện nay

Bảng 12: cụ thể số thời gian soạn giáo án trước và nay (tiếng). Count Mean trường Ngô quyền tg soạn h.nay 23 3 thgian soạn t.đây 23 2 Lữ gia

tg soạn h.nay 16 2 thgian soạn t.đây 16 1 Thăng

long

tg soạn h.nay 18 3 thgian soạn t.đây

18 2 Gia kiệm Gia kiệm

tg soạn h.nay 18 3 thgian soạn t.đây 18 2 tổng

tg soạn h.nay 75 3 thgian soạn t.đây

75 2

Tính trung bình thì số thời gian mà giáo viên bỏ ra để soạn giáo án so với trước tăng hơn một giờ, nhưng cụ thể với mỗi giáo viên thì số thời gian tăng còn nhiều hơn. Nhìn chung, thì giáo viên 4 trường mất khoảng 3 giờ đồng hồ cho một lần soạn giáo án nhưng trước đây chỉ một hoặc hai tiếng đồng hồ. “năm đầu tiên soạn một buổi mới được một bài, còn bây giờ nhanh hơn vì cái sườn đã có sẵn. Một bài đó có khi năm sau gặp lại cũng thấy ngẩn ngơ, tất nhiên khi dạy phải phát huy giáo án nhưng khi ngẫu hứng thì mình có thể bám sát sách giáo khoa, năm sau

đọc lại thấy ngô nghê, hệ thống câu hỏi cũng bị trục trặc” (xem GVnữ 1, pl1b).

như vậy, một bài soạn được ưng ý có khi mất cả buổi, có khi năm sau vẫn phải soạn lại.

Ngoài công việc phải chuẩn bị cho mỗi tiết dạy phải mới, khác so với trước thì người giáo viên còn phải bỏ thời gian chấm bài, nhập điểm, làm sổ sách … trong những công việc đó tác giả chỉ chọn công việc chấm bài vì trên thực tế thay sách mới nhưng không giảm tải nội dung chương trình và đây cũng là năm đầu tiên thực hiện công tác đánh giá xếp loại mới.

Công việc chấm bài đối với giáo viên tại bốn trường khảo sát thì có đến 47/75 giáo viên (62.7%) phải chấm bài thường xuyên một lần một tuần. Con số này cũng không chênh lệch so với từng trường cụ thể, dao động từ 13 - 16% số giáo viên mỗi trường. Còn số lần chấm bài cao hơn thì có nhưng rất ít số phần trăm người trả lời.

Công việc chấm bài đối với giáo viên (xem bảng dưới) tại bốn trường khảo sát thì có đến 47/75 giáo viên (62.7%) phải chấm bài thường xuyên một lần một tuần. Con số này cũng không chênh lệch so với từng trường cụ thể, dao động từ

13 - 16% số giáo viên mỗi trường. Còn số lần chấm bài cao hơn thì có nhưng rất ít số phần trăm người trả lời.

Bảng 13: số lần chấm bài trong một tuần

Ngô

quyền Lữ gia

Thăng

long Gia kiệm Tổng thđiểm chấm bài 1lần/tuần n 12 13 10 12 47 % 16.0% 17.3% 13.3% 16.0% 62.7% 2 lần/tuần n 7 5 4 16 % 9.3% 6.7% 5.3% 21.3% hơn 3 lần/tuần n 4 3 3 2 12 % 5.3% 4.0% 4.0% 2.7% 16.0% Tổng n 23 16 18 18 75 % 30.7% 21.3% 24.0% 24.0% 100.0%

Mỗi lần chấm bài như vậy, thì số lượng bài phải chấm rất nhiều. Trong bốn trường khảo sát thì có đến hơn 1/2 số giáo viên (57.3%) phải chấm trên 100 bài mỗi lần. Quả là một khối lượng công việc rất lớn. Còn dưới 50 bài mỗi lần, hay dưới 100 bài mỗi lần chiếm tỉ lệ phần trăm ít hơn. (theo thứ tự 18.7% và 24%). (xem bảng 39, pl2b). như vậy để có thể giải quyết hết khối lượng công việc khổng lồ đó người giáo viên phải mất từ 3 – 4 giờ cho một lần chấm bài (41.3%) và xấp xỉ với nó là 30.7% số giáo viên bốn trường mất trên 5 giờ để có thể chấm hơn 100 bài mỗi lần (xem bảng 40, pl2b).

Với số thời gian không nhỏ chỉ để dành cho công việc chấm bài, thì khi được hỏi so với trước đây thì thời gian có tăng không, câu trả lời là:

Bảng 14: thời gian dành cho việc chấm bài hiện nay so với trước khi thay sách:

Ngô

quyền Lữ gia

Thăng

long Gia kiệm Tổng thgian chấm so với trước tăng n 8 7 11 9 35 % 11.0% 9.6% 15.1% 12.3% 47.9% giảm n 12 1 2 4 19 % 16.4% 1.4% 2.7% 5.5% 26.0% bình thường n 3 6 5 5 19 % 4.1% 8.2% 6.8% 6.8% 26.0% Tổng n 23 14 18 18 73 % 31.5% 19.2% 24.7% 24.7% 100.0%

Như vậy, gần 50% số giáo viên (48%) tại bốn trường thực nghiệm chọn phương án trả lời là tăng thời lượng dành cho công việc chấm bài so với trước khi thay sách và số người trả lời không tăng không giảm hay giảm đều chiếm 26%.

Chấm bài thì lượng bài vẫn như vậy thôi, lượng kiểm tra thì đúng theo quy định

Nhận xét:

Như vậy, công việc ngoài giảng dạy và giảng dạy của giáo viên hiện nay so với trước đây có ít nhiều thay đổi. Công việc giảng dạy mà pham vi đề tài khảo sát là số lượng lớp phải dạy, số tiết tối thiểu trong một tuần thì hầu như không thay đổi so với trước đây khi chưa thay sách, nếu có tăng hay giảm thì số tiết hay số lớp không đáng kể là bao nhiêu. Điều này là do trên thực tế sách giáo khoa mới thay đổi nhiều nhưng vẫn không giảm tải bao nhiêu, khiến cho công việc giảng dạy của người giáo viên vẫn không khác so với trước khi thay sách mới.

Nhưng ngược lại, những công việc ngoài giảng dạy lại có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giảng dạy; vì thế mà những công việc này lại tăng (không nhiều)so với trước khi đổi mới. Công việc và thời gian dành cho việc chấm bài tăng là do trên thực tế năm nay Bộ Giáo dục đã thông qua cách đánh giá và xếp hạng mới.

Còn công việc soạn giáo án tại sao tăng và tăng như thế nào thì trong phạm vi khả năng và đề tài cũng góp vài ý kiến.

Có lẽ khi tiếp cận với sách mới, công việc soạn giáo án có lẽ là thay đổi đầu tiên và khó nhất. Khó là vì không đơn giản thì thay đổi những trang giấy mà là thay đổi cả một thói quen vốn ăn sâu vào tiềm thức:”Cũng cùng một văn bản, có khi cấp 2 học, lên cấp 3 học tiếp, sau đó vào cao đẳng học càng sâu hơn, đến khi ra trường đi dạy cũng lại dạy lại những văn bản đó. Không quen không được, có khi thuộc cả dấu chấm dấu phẩy, không cần soạn giáo án vẫn dạy ro

ro, vì đã quá quen rồi”.(xem GVnữ 1, pl1b) và:”Tôi dạy mấy chục năm, dạy riết

không cần mở vở mở sách tôi vẫn dạy bài đó không sai một tẹo. . . Mỗi lần soạn một bài là phải mất cả hai ba tiếng, có khi cả buổi, suy nghĩ rất mệt”.(xem GVnữ 1, pl1b). Như vậy, khó khăn đầu tiên khi tiếp cận với sách mới là họ phải bỏ đi những thói quen, suy nghĩ về cách thức và văn bản vốn quá quen thuộc khiến họ khó thay đổi, khó để tiếp nhận những cái mới và:”Thay sách rất rắc rối, phải tham khảo tư liệu rất rộng, đầu tư nhiều. Thông thường dạy 9 –10 năm

quen nếp rồi, nhắm mắt cũng dạy được”. (xem HP2, pl1b). Giờ đây, khi họ dạy

sách mới đòi hỏi người giáo viên phải bỏ hoàn toàn giáo án cũ và cách soạn cũ. Việc thay đổi này không đơn giản chỉ là “thay vì trước đây chỉ có 2 cột, giờ

phải 3 cột,cột thứ nhất là hoạt động của thầy, cột thứ hai là hoạt động của trò,

cột thứ 3 là ghi chép nội dung bài, thầy làm việc như thế nào, trò làm việc ra sao, cái gì chắt lọc nhất, tinh tuý nhất mới đưa sang nội dung ghi bài”(xem GVnữ 1, pl1b) mà còn “phải đưa ra được tình huống có vấn đề, phần nào chọn cho thảo luận, phần nào minh hoạ bằng đồ dùng, phải chọn lọc những gì ghi

Một phần của tài liệu đổi mới giáo dục (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)