GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, GIÀNH TOÀN VẸN LÃNH THỔ TỔ QUỐC 1 Chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam

Một phần của tài liệu Ôn thi lịch sử Đại Học phần 1 (Trang 38)

1- Chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam

Cuối 1974 đầu 1975, Bộ chính trị trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976, nhưng nhấn mạnh “cả 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975”.

Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.

2- Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

a- Chiến dịch Tây Nguyên (4/ 3 đến 24/ 3/1975)

4/ 3/1975 ta đánh nghi binh ở Plâycu - Kontum nhằm thu hút lực lượng địch. 10/ 3/1975 ta bất ngờ đánh Buôn Ma Thuột, đến ngày 11/ 3 ta giành thắng lợi. 12/ 3/1975 đập tan cuộc phản công của địch tại Buôn Ma Thuột.

14-3-1975, địch được lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng ven biển miền Trung. Trên đường rút chạy, địch bị quân ta truy kích tiêu diệt.

Ngày 24/ 3/1975 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.

Ý nghĩa: Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của ta từ tiến công chiến lược sang tổng

tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

b- Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (21/ 3 đến 29/ 3/1975)

19/ 3/ 1975 ta giải phóng Quảng Trị.

Ngày 26/ 3 ta giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.

Cùng thời gian giải phóng Huế, quân ta tiến vào giải phóng Tam Kỳ, Chu Lai, Quảng Ngãi. 29/ 3/ 1975 quân ta từ nhiều hướng tiến công Đà Nẵng và đến 3 giờ chiều cùng ngày thì giải phóng Đà Nẵng.

Từ cuối tháng 3 đầu tháng 4, các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ, các đảo biển miền Trung cũng lần lượt được giải phóng.

Ý nghĩa: gây nên tâm lí tuyệt vọng trong ngụy quyền, đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.

c- Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/ 4 đến 30/ 4/ 1975)

Sau thăng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ chính trị trung ương Đảng quyết định giải phóng MN trước mùa mưa.

Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang – những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía đông:

Ngày 16- 4-1975 ta chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang. Ngày 21- 4-1975 giải phóng Xuân Lộc.

17h ngày 26- 4- 1975, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. 5 cánh quân ta vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

10 h 45’ ngày 30- 4- 1975, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt sống toàn bộ Nội các Sài Gòn – Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

11h 30’ ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 2- 5- 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng

Một phần của tài liệu Ôn thi lịch sử Đại Học phần 1 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w