XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải ngành dệt nhuộm công suất 500m3/ngày đêm (Trang 25)

VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ

CÔNG SUẤT 500M3/NG.Đ

3.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ

3.1.1 Việc lựa chọn sơ đồ công nghệ dựa vào các yếu tố cơ bản sau:

 Công suất trạm xử lý.

 Thành phần và đặc tính của nước thải.

 Tiêu chuẩn xả nước thải vào các nguồn tiếp nhận tương ứng.

 Phương pháp sử dụng cặn.

 Khả năng tận dụng các công trình có sẵn.

 Điều kiện mặt nằng và đặc điểm địa chất thủy văn khu vực xây dựng.

 Khả năng đáp ứng thiết bị cho hệ thống xử lý.

 Chi phí đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và bảo trì.

3.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác

Nước thải trước xử lý:

pH = 8 - 10 BOD5 = 860 (mg/l) COD = 1430 (mg/l) SS = 560 (mg/l) Độ màu = 1000 (Pt – Co) Tổng N : 3,78 mg/l Tổng P : 1,54 mg/l

Nước thải sau xử lý: Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 1995 (loại B):

pH = 5,5 - 9

BOD5 < 50 (mg/l)

SS < 100 (mg/l)

Độ màu < 50 (Pt – Co)

Tổng N : 60 mg/l

Tổng P : 6 mg/l

3.1.3 Các phương án được đề xuất* Phương án 1 * Phương án 1 Nước ép bùn Bùn dư Nước thải Song chắn rác Bể điều hòa Bể keo tụ Bể lắng I Bể aerotank Bể lắng II Nước sau xử lý Bùn tuần hoàn Bùn Bể lắng sơ bộ + vớt dầu ChỉnhpH Hóa chất Thiết bị lọc chậm Thiết bị xử lý bùn Chú thích: :nước :bùn

Thuyết minh qui trình công nghệ:

Nước thải trước tiên theo cống thu gom, qua song chắn rác chảy vào bể lắng sơ bộ kết hợp vớt dầu trước khi chuyển sang bể điều hòa, tại đây sẽ cho thêm hóa chất để điều chỉnh pH. Sau khi tập trung tại bể điều hòa, nước thải được bơm lên bể keo tụ, tạo bông. Trên ống dẫn vào bể keo tụ có 02 đường hóa chất châm vào là dung dịch keo tụ và dung dịch trợ lắng để xảy ra quá trình keo tụ. Trong bể keo tụ có sử dụng một môtơ khuấy với tốc độ thích hợp để kích thích quá trình tạo bông. Các hạt bùn keo tụ tạo ra có tỷ trọng lớn lắng xuống đáy bể lắng 1 sẽ được lấy ra ngoài nhờ van xả đáy.

Sau đó nước được tràn vào bể aerotank để xử lý sinh học các hợp chất hữu cơ. Nước thải sau bể aerotank được lắng tại bể lắng 2, một phần bùn hoạt tính được tuần hòan lại cho bể aerotank, phần còn lại đem xử lý. Nước thải tiếp tục đến thiết bị lọc chậm để xử lý các vi sinh vật còn lại trong nước. Sau bể lọc chậm nước được thải ra nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm:

- Qui trình công nghệ đơn giản, dễ vận hành - Chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng thấp

Nhược điểm

- Xử lý nước thải với công suất vừa và nhỏ

- Không xử lý triệt để các chất có trong nước thải dệt nhuộm

Thuyết minh qui trình công nghệ:

Nước thải trước tiên theo cống thu gom, qua song chắn rác để giữ lại các lọai rác có kích thước lớn, qua lưới lọc mịn giữ lại các cặn nhỏ hơn, sau đó chảy vào bể điều hòa, tại đây sẽ cho thêm hóa chất để điều chỉnh pH. Sau khi tập trung tại bể điều hòa, nước thải được bơm lên bể keo tụ, tạo bông. Trên ống dẫn vào bể keo tụ có 02 đường hóa chất châm vào là dung dịch keo tụ và dung dịch trợ lắng. Trong bể keo tụ có sử dụng một môtơ khuấy với tốc độ thích hợp để kích thích quá trình tạo bông. Các hạt bùn keo tụ tạo ra có tỷ trọng lớn lắng xuống đáy bể lắng 1 sẽ được lấy ra ngoài nhờ van xả đáy. Nước thải tiếp tục tự chảy đến bể chứa để từ đó có thể bơm đến thiết bị lọc áp lực. Sau khi qua bể lọc áp lực, một phần nước thải được xả ra nguồn tiếp nhận, một phần được nước thải được oxy hóa bằng ozôn nhằm oxy hóa hoàn toàn các chất còn lại. Sau đó, nước được đưa qua tháp hấp phụ để tái sử dụng nước.

Ozon

H2O

Nước sau rửa lọc Chỉnh pH

Nước thải

Bể điều hòa Bể keo tụ, tạo bông

Lắng I Thiết bị lọc áp lực Tháp hấp phụ Bể chứa nước để sử dụng lại

Nước thải vào nguồn tiếp nhận

Xử lí bùn Hóa chất

Xử lí rác

Thiết bị oxy hóa Song chắn rác thô

Ưu điểm:

- Hiệu quả xử lý cao, loại bỏ được các chất độc có trong nước thải dệt nhuộm

- Đảm bảo nước đầu ra đạt tiêu chuẩn

- Diện tích cho công trình nhỏ, thiết bị di chuyển dễ dàng - Có thể tái sử dụng nước

Nhược điểm:

- Chi phí vận hành cao nên hiệu quả về kinh tế thấp

Nhận xét

Cả hai phương án trên đều không được lựa chọn vì trong phương án 1 tuy là dễ vận hành nhưng nó chỉ thích hợp cho những quy mô vừa và nhỏ, đồng thời hiệu quả xử lý lại không cao. Phương án 2 có hiệu quả xử lý cao nhưng vận hành rất tốn kém và khó khăn. Do đó, nhóm xin đề xuất phương án xử lý nước thải dệt nhuộm có kết hợp cả phương pháp hóa lý và phương pháp sinh học cụ thể như sau:

3.1.4 Chức năng nhiệm vụ từng công trình đơn vị:1. Song chắn rác 1. Song chắn rác

Loại bỏ các vật có kích thước lớn như: lá khô, cành cây nhỏ, mảnh vụn… Ngoài ra, trong nước thải dệt nhuộm chứa nhiều xơ sợi li ti nên sau song chắn rác ta cần bố trí lưới chắn mịn nhằm giữ các xơ sợi có trong nước thải. Nước qua song chắn có vận tốc khoảng 0.6 m/s.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải ngành dệt nhuộm công suất 500m3/ngày đêm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w