Vị trí phê bình văn học của Vương Trí Nhàn

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn (Trang 25)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Vị trí phê bình văn học của Vương Trí Nhàn

Vương Trí Nhàn (sinh năm 1942), quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Ông là nhà phê bình viết nhiều, có cách nhìn riêng về đời sống văn học từ phương diện đạo đức, văn hóa. Ông là tác giả của hàng ngàn trang phê bình với nhiều

công trình nghiên cứu đặc sắc, kể từ: Bước đầu đến với văn học cho tới Nhà

văn Việt Nam và quá trình hiện đại hóa. Chỉ tính riêng các tác phẩm lí luận

phê bình, có thể coi Vương Trí Nhàn là một “đại gia”, đặc biệt là những tác phẩm tìm hiểu về các nhà thơ cổ điển, về văn học cách mạng, văn học Việt Nam hiện đại xứng đáng là những công trình tầm cỡ, chỉ những nhà khoa học thực sự tài hoa uyên bác mới vươn tới được.

Có thể nói, lịch sử phê bình văn học Việt Nam đã ghi nhận sự đóng góp của nhiều nhóm phê bình: từ thế hệ những nhà phê bình đầu tiên như: Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Phan Khôi đến các nhà phê bình theo xu hướng tổng kết như: Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan; các nhà phê bình mácxit như: Hải Triều, Đặng Thai Mai và các nhà phê bình kiêm công tác quản lí văn nghệ như Tố Hữu, Trường Chinh đến các nhà phê bình thuộc giới văn nghệ sĩ

24

như: Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân. Tất cả đều có một vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc, tạo được dấu ấn riêng trong lòng bạn đọc. Vương Trí Nhàn là nhà phê bình thuộc thế hệ các nhà văn, nhà báo, nhà quản lí văn nghệ. Xuất phát từ chỗ đứng của mình là người nghệ sĩ viết phê bình, do vậy phê bình văn học của Vương Trí Nhàn có cái nhìn của người trong cuộc. Ông thường qua cuộc đời nhà văn với thân phận, buồn vui, thói quen, nếp nghĩ, cách làm để cảm nhận tác phẩm. Vương Trí Nhàn chống lại lối nhìn lí tưởng hóa nhà văn rất thịnh hành. Theo ông, cuộc sống của họ cũng xô bồ, tùy tiện, cư xử “lúc khôn lúc dại”. Tác phẩm của họ viết ra cái dở, cái hay và khi nhìn lại ở đó có rất nhiều điều vô lí, bất thường, tối sáng trộn lẫn, gây phiền phức cho những ai muốn có cái gì cũng rõ ràng.

Với tư tưởng như vậy, Vương Trí Nhàn đã viết các tập Những kiếp hoa dại,

Cánh bướm và đóa hướng dương, Cây bút đời người với cái nhìn nhiều khi

soi mói vào những khía cạnh “cái dở”, “cái dại” của nhà văn – một điều trước đây ít ai làm thế.

Mỗi người khi viết phê bình đều có một mong muốn riêng hoặc đóng góp cho việc định hướng đường lối văn nghệ của Đảng hoặc giải quyết một vấn đề nào đó của văn học hoặc viết theo sở thích của mình. Nguyễn Đình Thi

qua Nhận đường, Tiếng nói văn nghệ, Mấy vấn đề văn học với mong muốn nhằm hình thành ý thức văn nghệ cách mạng thời đại. Xuân Diệu qua Dao có

mài mới sắc, Đi trên đường lớn, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam với một

mong muốn suy nghĩ về những vấn đề đặt ra cho thơ ca, cho văn học và trách

nhiệm của nhà thơ. Nguyễn Tuân qua Chuyện nghề, Bàn về văn học nghệ

thuật hi vọng truyền đạt kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân tới người

sáng tác và người tiếp nhận với mong muốn có thể đóng góp thật nhiều cho văn học. Còn với Vương Trí Nhàn thì sao?

25

Có thể nói: các bài viết, các tập tiểu luận, phê bình của Vương Trí Nhàn như muốn chống lại lối nhìn lí tưởng hóa nhà văn rất thịnh hành hiện nay, bộc lộ đầy đủ cá tính của mình.

Hoạt động nghiên cứu, phê bình của Vương Trí Nhàn trải ra rất rộng, trên nhiều bình diện, nhiều lĩnh vực. Hầu hết các sự kiện văn chương có tính chất tiêu biểu, ông đều tham gia đóng góp ý kiến. Với những nhận định mới mẻ, tinh tế, ông đã làm cho những tên tuổi lớn trong kho tàng văn học dân tộc thêm thăng hoa tỏa sáng, từ đó người đọc thêm kính trọng và yêu thích hơn các nhà thơ cổ điển. Việc nghiên cứu, phê bình thơ cổ điển có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn học hiện đại. Nó là cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, giúp ta “ôn cố tri ân”. Đối với thơ ca hiện đại, những đóng góp của Vương Trí Nhàn đa dạng, nhiều màu sắc. Dù là ở thời nào, trong hoàn cảnh nào, Vương Trí Nhàn cũng bộc lộ một phong cách phê bình riêng, khó trộn lẫn.

Năm 2003, Vương Trí Nhàn được trao giải thưởng của Hội Nhà văn

Việt Nam với tập phê bình: Cây bút – đời người. Giải thưởng này cùng tất cả

các công trình lớn nhỏ của ông đã cho chúng ta thấy được vị trí và những đóng góp không nhỏ của Vương Trí Nhàn trong nền phê bình văn học Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)