Câu 2: Trình bày về đặc điểm Kiến Trúc của một công trình Vịêt Nam?

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ KIẾN TRÚC -BÀI 1 (Trang 27 - 34)

Chïa T©y Ph ¬ng

Địa điểm:

Chïa n»m trªnnúi Câu Lâu xã Thạch Xá,huyện Thạch Thất-Tỉnh Hà Tây. Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ III và được trùng tu tôn tạo liên tục trong các thời kỳ lịch sử.

Lịch sử

Một số sách báo viết về chùa Tây Phương cho rằng được xây dựng vào thời nhà Mạc, nhưng không chứng minh. Niên đại này có thể tin được, vì đầu thế kỷ 17 vào những năm 1930 chùa đã phải sửa chữa lớn, hơn nữa trong chùa còn hai tấm bia đều bị mờ hết chữ nhưng còn đọc được rõ tên bia ở mặt ngoài là Tín thí và Tây Phương sơn Sùng Phúc tự thạch bi (mặt bia kia áp vào tường hồi toà chùa giữa nên không đọc được), các hoa văn trang trí thuộc phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17.

Năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657-1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Đến năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là "Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.

Kiến trúc

Từ chân núi, qua 239 bậc lát đá ong thì đến đỉnh núi và cổng chùa. Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song: bái đường, chính điện và hậu cung. Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần tạo thành một không khí rất thô sơ mộc mạc, điểm những

như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn. Xung quanh diềm mái của ba toà nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm. Cột chùa kê trên những tảng đá chạm hình cánh sen. Toàn bộ ngôi chùa toát ra một tính hoành tráng và phóng khoáng phù hợp với triết lý "sắc sắc không không" của nhà Phật

.

Cổng chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương có kiến trúc hình chữ Tam, không đơn thuần chỉ để thích ứng với điều kiện khí hậu, dễ lấy ánh sáng, hứng khí trời, bố cục hình chữ Tam còn là biểu tượng của Thiên - Điện -Sâu xa hơn là cách hợp nhất của một chữ nhân. Như thế, 3 toà nhà của chùa kết hợp thành thế tam tài, là 3 thế lực chi phối thế giới, theo quan niệm của nhà Phật

Người xưa chọn bố cục hình chữ tam là đắc địa, vì diện tích rất hạn chế trong một quả núi. Và trong một con đường đi lên là đường độc đạo của khách hành hương việc chọn bố cục hình chữ tam tạo ra nhiều thuận lợi để bộc lộ được vẻ đẹp của công trình kiến trúc.

Tổng thể Kiến trúc Chùa Tây Phương gồm 3 chùa chính :

Chùa Hạ

Dễ hình dung, nếu chùa Tây Phương chọn bố cục hình chữ nhất, chữ nhị hay chữ công, được ôm gọn trong một khuôn viên, đồi núi cao vượt tầm mắt, sẽ rất khó tạo điểm nhìn, và khoe lộ cơ thể kiến trúc chùa. Nhưng, trong địa thế hình lưỡi câu, bố cục hình chữ Tam đã tỏ rõ ưu thế hơn hẳn. Từ cách thu hút nhân tâm con người bằng thế dàn trải của 3 dãy nhà chìa thụt hơi lệch nhau, đường cong của mái, đường thẳng của tường, điểm khuất hở của nhiều không gian chùa, đã đánh dấu điểm nhìn, làm tôn địa thế hình lưỡi câu của đỉnh đồi hơn. Vì thế, bạn sẽ đọc được giá trị văn hoá của kiến trúc chùa trong ý nghĩa Thiên - Điện- Thế một cách sâu sắc hơn.

Mang danh chùa Hạ, hay còn gọi là Tiền đường, dãy nhà thứ nhất này được xem là không gian đầu tiên, dành cho những Phật tử thể hiện lòng sùng kính trước khi đến lễ Phật. Không khép chặt, được bắt đầu bằng hệ thống cửa bức bàn thông nối, chùa Hạ, vừa được bài trí đóng trong chức năng của mình, vừa khẳng định sự linh hoạt cho bố cục hình chữ Tam: Nối không gian từ ngoài vào trong. Đồng thời, tạo ống rỗng thông suốt cho 3 dãy nhà, tạo thành lớp, thành nhiều điểm đa hướng.

Chùa Trung

Băng qua một khoảng sáng giữa lòng nhà, tưởng vẫn nối liền, nhưng thực chất là chia ngăn nhờ ánh sáng, từ chùa Hạ bước sang chùa Trung, gần như không có sự ngăn cách. Đó là sự nối tiếp của ống rỗng kéo dài từ ngoài chùa Hạ, với hệ thống cột gỗ được giới hạn trong 3 gian, mà tâm điểm là hệ thống tượng được sắp đặt ôm sát hai gian ngoài và tập trung tại điểm giữa gian trung tâm. Dù là chùa thứ hai trong 3 lớp nhà được kéo dài theo chiều dọc lòng nhà, nhưng nếu như bạn đặt chân đến đây, sẽ thấy không ở đâu thiếu ánh sáng, không ở đâu thiếu gió trời. Chỉ có bố cục hình chữ Tam, với 3 dãy nhà song song, mới khai thác được thế mạnh của khí hậu đến như thế.

Chùa Thượng

Trong điểm kết của bố cục chữ Tam, chùa Thượng, hay còn gọi là Hậu cung là không gian kiến trúc cuối cùng. Vẫn mang lối chia gian giống như chùa Hạ và chùa Trung, hệ thống kết cấu gỗ ở đây đã biểu đạt tối ưu nhiệm vụ của mình; vẫn là ngăn chia không gian, song lại không khép kín, và gần như cởi mở tối đa cho việc sắp đặt hệ thống tượng của các vị tổ, tiếp cận gần gũi với Phật tử, trong một lòng hướng thiện. Những điểm nhìn theo nhiều hướng trong 3 lớp chùa giúp bạn không còn cảm thấy sự đơn điệu của ngôi chùa trong bố cục hình chữ Tam. Chính hệ thống không gian nối thông theo chiều rỗng, có sự đóng mở liên tục, chùa Tây Phương đã tạo được cảm giác động, tạo được cảm xúc biến chuyển cho người thăm chùa, bằng sự dẫn dắt của kiến trúc.

Hình chữ Tam trong bố cục chùa, không chỉ để chứng minh về một kết cấu kiến trúc hợp lý, đó là cách lý giải về thần thái chùa. Trong thế đất cao, không dễ tạo điểm nhìn, chùa Tây Phương được chú ý bằng hệ thống 8 mái, 2 tầng. Lối thể hiện mái trong bố cục chữ Tam đã phá vỡ sự hạn chế về độ cao của địa thế, tạc dấu ấn kiến trúc chùa trong không trung, ở hình ảnh của bờ mái cong, ở thế vươn lên của những đoá đao đình, mái đình nhờ thế vừa gợi, vừa động trong tầm mắt. Nếu đặt mái chùa vào quan niệm của nhà Phật, bạn sẽ khám phá ra ý nghĩa của 2 tầng 8 mái là thể hiện Bát Chánh Đạo trong đạo Phật. Hai tầng mái mang nặng nghĩa âm dương, biểu hiện cho sự sinh tồn, 4 hướng mái là thể hiện cho tứ tượng. Nhờ sự giải mã kết hợp trong cả hình thức và nội dung như vậy, bạn sẽ hiểu sâu hơn cảm xúc từng bờ cong, nét chạm

Mái hình đao - Loại mái đặc trưng của Chùa Tây Phương

Nơi đây còn là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long... đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù... rất tinh xảo.

Mặt cắt chùa Tây Phương

Móng làm bằng đá ong

Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm:

Trong chùa có 72 pho tượng cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi. Các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu. Phần lớn các tượng này đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18. Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19.

Bộ tượng Tam Thế Phật với ba pho tượng Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (còn gọi là Tam thân: Pháp thân, Ứng thân và Hóa thân) ngồi ở tư thế tọa thiền, y phục gập nếp đơn giản phủ kín cơ thể, được coi là có niên đại đầu thế kỷ 17.

Tượng Tuyết Sơn miêu tả đức Phật Thích ca trong thời kỳ tu khổ hạnh: mỗi ngày ăn một hạt kê, một hạt vừng, tự hành xác để vươn lên thế giới tinh thần sáng láng. Tượng màu đen thẫm khoác áo cà sa mỏng, tay chân gầy khẳng khiu, xương nổi lên trước ngực. Toàn bộ cơ thể chìm trong suy tưởng, mắt trũng sâu, hướng về nội tâm.

Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca Diếp đứng hầu.

Tượng đức Phật Di lặc tượng trưng cho vị Phật của thế giới cực lạc tương lai. Người mập mạp, ngồi hơi ngả về phía sau, toàn thân toát ra sự thỏa mãn, sung sướng.

Tượng phật ở chùa Tây Phương

Tượng Văn thù Bồ Tát: đứng chắp tay, chân đi đất, các ngón chân bấm móng xuống mặt bệ.

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát: chắp tay trước ngực, khuôn mặt sáng rộng nổi lên trên tấm thân phủ đầy y phục.

Tượng Bát bộ Kim Cương, thể hiện trình độ rất cao về nghệ thuật lắp ghép gỗ và cách bố cục, chuyển động của một thân thể mang giáp trụ trong các thế võ.

Mười sáu pho tượng Tổ với phong cách hiện thực: Đó là Ưu-ba-cầu-đa, Đê-đa-ca, Di-trà-ca, Bà-tu- mật, Phật-đà Nan-đề, Phục-đa-mật-đa, Hiếp Tôn giả, Thương Na Hòa Tu, Mã Minh, Ca-tỳ-ma-la, Long Thụ Tôn giả, La-hầu-la-đa, Tăng-già Nan-đề, Già-gia-xá-đa, Cưu-ma-la-đa, Chà-dạ-đa. Theo một danh sách tên các nhân vật được tạc tượng trong một tài liệu còn lưu truyền ở chùa thì đây là tượng các vị tổ Ấn Độ trong quan niệm của Thiền tông Trung Quốc (xem thêm Nhị thập bát tổ). Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai.

Tượng La Hầu La đúng là chân dung một cụ già Việt Nam, thân hình gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng vừa phải. Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến như thế. Dáng điệu một tay cầm gậy, một tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay trông thấy rõ từng đốt xương bên trong. Những nghệ nhân dân gian vô danh thời nhà Hậu Lê, thời nhà Tây Sơn đã là tác giả của những kiệt tác tuyệt vời ấy của nền mỹ thuật Việt Nam.

Tượng các La Hán chùa Tây Phương

Kết Luận

Chùa Tây Phương là một trong những công trình tiêu biểu của lịch sử Việt Nam...Công trinh không chỉ mang ý nghĩa lớn về mặt tôn giáo mà còn cả về kiến trúc,cũng như kỹ thuật xây dựng của cha ông ta .Nó là tổng hợp của những gì tinh tuý nhất của nghệ thuật thời kỳ đó như nghệ thuật chạm trổ và chế tác gỗ ; nghệ thuật điêu khắc đá…vv

Với vị trí xây dựng và ,phong cách kiến trúc dân gian, chùa Tây Phương tạo cho con người ta cái cảm giác gần gũi và yên bình mỗi khi đến với nơi đây…

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ KIẾN TRÚC -BÀI 1 (Trang 27 - 34)