Kết luận chương II

Một phần của tài liệu Mô hình thích nghi giao thức họ TCP cho các ứng dụng đa phương tiện trong mạng không dây (Trang 62)

Ta đã phân tích nhu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ trên mạng hỗn hợp, không đồng nhất, bao gồm đoạn mạng không dây, từ các ứng dụng đa phương tiện, là các ứng dụng phổ biến hiện nay, gồm nhiều loại dữ liệu khác nhau, nhiều loại dịch vụ và ứng dụng với nhu cầu hết sức đa dạng, các thiết bị đầu cuối cũng rất khác nhau về nhiều mặt. TCP được phân tích không đạt hiệu năng cao khi hoạt động trong môi trường mạng như vậy.

Cũng trong chương II, xem xét các nghiên cứu và đề xuất trong việc khắc phục điểm yếu của giao thức truyền thông họ TCP cho đến nay, ta có thể tổng hợp và chia làm hai loại chính. Loại thứ nhất bao gồm các giải pháp che giấu phần mạng hay làm mất gói số liệu do lỗi đường truyền, sao cho bên gửi chỉ phát hiện được những sự mất gói số liệu do tắc nghẽn, loại thứ hai bao gồm các giải pháp cải tiến TCP bằng các cơ chế thông báo rõ ràng về nguyên nhân mất gói số liệu, giúp cho TCP có thể phân biệt được các kiểu mất gói số lizệu khác nhau. Nhóm giải pháp loại một bao gồm các đề xuất mới nhất 57,68,69, trong đó cơ chế kiểm soát tắc nghẽn trên đường truyền không dây bị tắt đi, nhằm giải quyết vấn đề khó khăn khi cơ chế chống tắc nghẽn của TCP hoạt động không tốt trong môi trường này. Nhóm giải pháp loại hai tránh thay

63

đổi cách hoạt động của TCP, do đó không đóng góp nhiều trong việc cải thiện hiệu năng TCP trong phần mạng không dây.

Từ những kết quả khảo sát cho thấy việc cải tiến hoạt động nhằm làm cho giao thức truyền thông đạt hiệu quả hơn vẫn luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, vì hiện chưa có đề xuất nào có thể giải quyết tối ưu vấn đề phức tạp và thiếu ổn định của môi trường không dây trong mạng hỗn hợp.

Xác định chính xác nhu cầu băng thông của các kết nối và băng thông khả dụng của đường truyền, có thể được coi là kỹ thuật cơ bản để điều khiển tắc nghẽn. Do đó, luận án đề xuất phương pháp xác định nhu cầu băng thông và trạng thái đường truyền nhanh chóng từ mỗi nút mạng, dựa trên tốc độ đến gói tin và kích thước bộ đệm, từ đó đảm bảo khả năng điều khiển tắc nghẽn nhanh hơn, so với các giao thức TCP.

Trong chương tiếp theo, từ những cơ sở kết luận được chứng minh trong chương II, luận án đề xuất phương án cải tiến cơ chế quản lý tắc nghẽn của TCP, giúp giao thức thích nghi tốt hơn trong môi trường không dây, cải thiện thông lượng, đồng thời đảm bảo công bằng giữa các luồng dữ liệu.

64

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN THÔNG TỰ THÍCH NGHI CHO HỌ GIAO THỨC TCP TRONG MẠNG

KHÔNG DÂY

Với việc họ các giao thức TCP được sử dụng rộng rãi hiện nay, những giao thức mới được đưa ra cần có phản ứng gần giống với cách phản ứng của TCP khi quản lý việc sử dụng băng thông, để đảm bảo mạng được ổn định và không xảy ra tắc nghẽn. Trong chương này, luận án đề xuất phương án cải tiến cơ chế AIMD của giao thức TCP bằng mô hình tự thích nghi, giúp giao thức thích nghi tốt hơn trong môi trường không dây, cải thiện thông lượng, đồng thời đảm bảo công bằng giữa các luồng dữ liệu.

Một phần của tài liệu Mô hình thích nghi giao thức họ TCP cho các ứng dụng đa phương tiện trong mạng không dây (Trang 62)