Những thành tựu đạt được.

Một phần của tài liệu Tiểu luận về môn đường lối : “ Nguồn nhân lực của Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiên đại hóa đất nước”. (Trang 27)

Qua 20 năm đổi mới nền kinh tế nước ta có nhưng thành tựu rất to lớn: Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao: trong thời gian dài tốc độ tăng trưởng 7- 8%, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất của thế giới. Trong hơn 15 năm qua GDP bình quan đầu người tăng gần gấp 3 lần, đời sống nhân dân cải thiện đáng kể.

Nền kinh tế đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường.Các loại thị trường đã được thiết lập: thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ mới hình thành và bắt đầu phát triển..đang từng bước lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng.

Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước đối với khu vực tư nhân thể hiên doanh nghiệp, đã tạo một bước ngoặt trong phát triển kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển nhanh, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm.

Nước ta là một trong những nước thu hút nhiều đầu tư nước ngoài và hiện nay đầu tư đang gia tăng nhanh chóng. Vốn đầu tư nước ngoài lớn cộng với đầu tư trong nước chiếm tỷ lệ cao trong GDP đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất và phát triển hạ tầng. Kết cấu hạ tầng nước ta phát triển nhanh và được hiện đại hóa một bước: hệ thống giao thông, các đô thị đã có bộ mặt mới.

Trong quan hệ kinh tế đối ngoại không ngừng được mở rông , khối lượng xuất khẩu cũng tăng nhanh, Việt Nam là nước có tỷ lệ xuất nhập khẩu so với GDP loại cao của thế giới.

Trình độ của một số lĩnh vực được nâng cao theo kịp trình độ chung các nước xung quanh, phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghệ thông tin và truyền thông, điện tử….

Nền nông nghiệp nước ta cũng phát triển nhanh, nông dân có trình độ học vấn không thấp, tiếp thu nhanh tiến bộ kỹ thuật và cũng tiếp cận nhanh kinh tế thị trường. Khoảng 50% sản lượng nông nghiệp nước ta được xuất khẩu,

Nước ta là một trong nhưng nước đứng hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, cao su… Bộ mặt nông thôn đổi mới đáng kể và bước đầu đã được hiện đại hóa.

Ta đã kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, đã chú trọng đầu tư phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nước ta được các tổ chức quốc tế thừa nhận là nước có thành tích xóa đói giảm nghèo nhanh nhất.

Công nghệ thông tin và viễn thông Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao.Công nghệ thông tin được con người ứng dụng có kết quả bước đầu trong các ngành tài chính, ngân hàng, thông kê, điện lực, hàng không, y tế, giáo dục…

Nền khoa học công nghệ nước ta đạt được những tiến bộ nhất định. Tỷ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước từ mức 0.78% năm 1996 đã được tăng lên trên 2% trong nhưng năm gần đây, thuộc mức cao trong các nước đang phát triển. Các viện nghiên cứu đầu ngành và các

phòng thí nghiệm trọng điểm đã được chú trọng đầu tư chiều sâu.

Tiềm năng trí tuệ của con người Việt Nam không thua kém các nước, con người Việt Nam thông minh, sáng tạo, dễ đào tạo, có năng lực tiêp thu nhanh tri thức mới, công nghệ mới, lực lượng lao động dồi dào.

Kết luận.

Qua việc phân tích, tìm hiểu vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước giúp chúng ta hiểu rõ hơn, sâu hơn về yếu tố con người – cái thực thể của xã hội trong sự nghiệp đó.

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước là một quá trình lâu dài, có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt mà Việt Nam ta mới chỉ bước vào giai đoạn đầu của sự nghiệp. Tuy nhiên, chính trong cái khó khăn, thách thức đó, chúng ta lại có cơ hội, những thuận lợi và thời cơ lớn.Chúng ta, với tư cách là thế hệ tương lai, việc phân tích vấn đề trên trở thành cơ sơ lí luận thực tiễn có hiệu quả góp phần vào xây dựng sự nghiệp của đất nước.

Trên đây là nội dung trình bày đề tài thảo luận của Nhóm 10- Học phần Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam với đề tài: “ Nguồn nhân lực của Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiên đại hóa đất nước”.

Một phần của tài liệu Tiểu luận về môn đường lối : “ Nguồn nhân lực của Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiên đại hóa đất nước”. (Trang 27)