con người để phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của nhân tố con người và phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
Bài làm
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển KT của đất nuớc ta hiện nay, con người đóng một vai trò quan trọng đó là cơ sở quyết định sự thành bại của công cuộc XD CNXH trên đất nuớc ta. Để khẳng định tầm quan trọng đó trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII ghi rõ: “Sự nghiệp phát triển KT đặt con người vào vị trí trung tâm thống nhất giữa tăng trưởng KT với công bằng và tiến bộ XH”.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất của con người. Trước Mác vấn đề bản chất con người vẫn chưa được giải đáp vấn đề một cách khoa học. Không những chủ nghĩa duy tâm mà cả chủ nghĩa duy vật trực quan, siêu hình cũng không nhận thức đúng bản chất con người. Đã từng có những ý kiến cho rằng triết học Mác-Lênin nói riêng xem vấn đề con người là trung tâm của mọi KHXH và nhân văn. CN Mác_Lênin ra đời xuất phát từ con người và mục đích cuối cùng của nó là soi sáng cho sự nghiệp giải phóng chomỗi con người và cho cả loài người.
Các nhà triết học trước Mác coi bản chất con người từ sự sáng tạo và chi phối của thần thánh hoặc từ ý thức trừu tượng (chủ nghĩa duy tâm tôn giáo) hoặc từ giác ngộ sinh vật thuần tuý tự nhiên không phân biệt được con người với tính tầm thường của động vật (chủ nghĩa duy tâm siêu hình). Ngược lại, triết học Mác coi “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoá các QHSX” và bản chất đó cũng biến đổi cùng với sự phát triển của XH. Triết học Mác xem bản chất con người xuất phát từ hoạt động của con người thực tiễn. Vì vậy con người là một động vật có tính XH với tất cả nội dung VH-LS của nó. Vạch ra bản chất con người từ QHSX nhưng triết học Mác không tuyệt đối hoá mặt XH trong con người mà cho rằng con người là thực thể thống nhất của mặt sinh vật và mặt XH.
Mặt sinh vật là toàn bộ các quá trình sinh vật diễn ra trong con người và cấu tạo chung của cơ thể con người. Còn mặt XH là các phẩm chất XH trong hoạt động lao động, ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy… Mặt sinh vật và mặt XH của con người thống nhất biện chứng với nhau trong sự vận động của bản chất con người. Mặt sinh vật là tiền đề, điều kiện của mặt XH. Thiếu mặt tự nhiên (sinh vật) thì mặt XH không thể tồn tại và biểu hiện ra được. Song mặt tự nhiên trong con người bị biến đổi, chi phối bởi mặt XH nên mang tính XH.
Với quan điểm KH coi con người là một thực thể sinh vật – xã hội, triết học mác đã khắc phục được cả hai khuynh hướng sai lầm trong vấn đề con người : hoặc là đề cao mặt tự nhiên không thấy vai trò quyết định của mặt XH hoặc là giản đơn con người , tuyệt đối hoá nguồn gốc duy tâm XH, không thấy được tiền đề tự nhiên – mặt sinh vật của con người.
Quan hệ giữa cá nhân (một con người cụ thể) và XH là vấn đề có vị trí quan trọng đặc biệt trong học thuyết Mác. Các tác phẩm của các nhà kinh điển Mác-Lênin đã đề cập đến vấn đề này một cách toàn diện, sâu sắc có hệ thống trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mối quan hệ giữa cá nhân và XH là mối quan hệ biện chứng, mang tính tất yếu khách quan, vừa là tiền đề vừa là điều kiện cho sự tồn tại và pt1 của XH và cá nhân. cơ sở của mối quan hệ ấy là quan hệ lợi ích. Cá nhân chỉ có thể tồn tại trong ccác mối quan hệ XH ngược lại sự phát triển của XH được đánh dấu bằng sự trưởng thành của mỗi cá nhân đó thực hiện.
Môi trường XH có thể tạo điều kiện cho cá nhân phát triển hoặc có thể làm thui chột sự phát triển của con người. Hoàn cảnh XH, quan hệ XH tạo nên bản chất con người. Tuy nhiên điều đó không phải là con người thụ động trước sự tác độngcủa hoàn cảnh và tiếp nhận nó một cách có ý thức. Do đó con người có thể làm chủ trước hoàn cảnh và có khả năng tác động lại hoàn cảnh, cải tiến nó phù hợp hơn với nhu cầu của con người. Vì thế cá nhân có vai trò thúc đẩy XH phát triển. Vai trò của cá nhân ảnh hưởng tới XH tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của
nhân cách. Những cá nhân có nhân cách lớn, phẩm chất tốt, tài năng cao và con người trách nhiệm cao với XH thì có tác dụng tích cực đến XH. Ngược lại, những cá nhân bị suy thoái về nhân cách thì gây hậu quả xấu đến XH, trở thành gánh nặng cho XH.
Như vậy, cá nhân vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của XH. Sự phát triển của cá nhân góp phần thúc đẩy tiến độ XH phát triển. Xã hội càng ptriển thì mỗi cá nhân lại tiếp nhận được ngày càng nhiều những giá trị vật chất, tinh thần do XH ấy đáp ứng. Thoả mãn nhu cầu chính đáng của cá nhân là động lực liên kết mọi thành viên XH và là mục đích của sự liên kết đó. Do đó, cơ sở của mối quan hệ giữa cá nhân và XH chỉ có thể phát triển tốt đẹp khi quan hệ lợi ích được giải quyết một cách hài hoà. Tùy theo trình độ phát triển của nền SX XH và tính chất của chế độ XH cùng sự nhận thức vận dụng quy luật về sự kết hợp lợi ích mà mối quan hệ lợi ích giữa cá nhận và XH được giải quyết một cách khác nhau. Bảo đảm công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, phát huy nhân tố con người, lấy việc phục vụ lợi ích con người là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động và là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là yêu cầu bức thiết trong công cuộc xây dựng và đổi mới XH ta hiện nay.
Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM về vấn đề con người, Đảng ta khẳng định : “Sự nghiệp phát triển KT đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng KT với công bằng và tiến bộ XH”. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp CNH, HĐH, của sự nghiệp XD CNXH. Vì nó xuất phát từ mục tiêu chung của chủ nghĩa Mác là giải phóng con người .
Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và CH của các quốc gia. Con người phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp XD XH mới đồng thời là mục tiêu của CNXH.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu bắt đi vào CNH, HĐH chúng ta chưa có những chỉ số cao về phát triển con người như mong muốn. Nhiều năm qua tốc độc nâng cao dân trí ở nước ta quá chậm. Cùng với mặt bằng dân trí còn thấp số người được đào tạo có trình độ tay nghề cao cũng như số người có học vấn đại học, sau đại học đều đang còn ít. Đến nay, còn nhiều người lao động chưa được đào tạo nghề nghiệp.
Đó là những khó khăn hết sức to lớn cho việc tiếp thu KH và công nghệ mới nhằm đạt tới những mục tiêu của CNH, HĐH. sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang đòi hỏi rất cao về bản lĩnh chính trị, tính năng động và tầm cao trí tuệ của toàn dân. Cuộc chiến “ai thắng ai” trong đua tranh trên thị trường thế giới và khu vực hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng của nguồn lực con người. Nguồn lực ấy chính là động lực của sự nghiệp XD XH mới : dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, cùng với việc tạo ra nguồn lực vật chất, tài chính và phát huy các nguồn lực đó điều quan trọng nhất hiện nay là chăm lo phát triển nguồn lực con người VN, tạo ra lực lượng lao động với trình độ mới, khả năng mới phù hợp yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Chúng ta nhận thức rõ mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người trước hết là người lao động. Cương lĩnh của Đảng ta chỉ rõ : chính sách XH đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp XD CNXH.
Hiện nay, có hàng loạt vấn đề đặt ra trước mắt chúng ta hoặc do hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, của nền KT kém phát triển hoặc mới nảy sinh trong quá trình chuyển sang cơ cấu thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế. Không thể cùng một lúc giải quyết mọi vấn đề trong lúc năng suất lao động XH còn thấp, nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp lại phải tích lũy cho CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, Đảng ta chủ trương: cần phải lấy việc phát triển nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, phải khơi dậy trong ND lòng yêu
nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của con người VN, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn lạc hậu…
Giải phóng con người là mục tiêu tự thân của CNXH là đặc trưng cơ bản của XH CNXH. Giá trị của XH XHCN là phát triển con người. Toàn bộ các hệ thống quan hệ XH phải phục vụ cho sự phát triển con người. CNXH có mục đích là tạo ra những điều kiện KT-XH, chính trị cho phép con người ở vào vị trí trung tâm của đời sống CH. Phát triển KT theo con đường XD CNXH ở nước ta hiện nay là quá trình giải phóng sức SX, khơi dậy mọi tiềm năng, động viên và tạo điều kiện cho mọi người VN phát huy ý chí tự lực tự cường, cần kiệm XD và bảo vệ tổ quốc. Mục đích của cơ chế thị trường định hướng XHCN là phát triển LLSX, phát triển KT để XD Cơ sở vật chất kỷ thuật của CNXH nâng cao đời sống ND và tăng trưởng KT gắn liền với tiến bộ XH.
Xuất phát từ lý luận triết học Mác – Lênin về giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người và thực tiễn phát triển KT nước ta, Đảng ta đã khẳng định: “Sự nghiệp phát triển KT đặt con người vào vị trí trung tâm”.