KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu quan điểm và phương hướng cơ bản về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế (Trang 29)

CỦA NHẬT BẢN

Nhật Bản đã từ một "đống tro tàn"sau chiến tranh thế giới thứ hai vươn lên hiện đại hoá nền kinh tế, đạt những kỳ tích chấn động thế giới, trở thành siêu cường kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Đến nay Nhật Bản đã gia nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như: IMF, WB, WTO, OECD,

APEC.Suốt một thời kỳ lịch sử dài, Nhật Bản thực hiện khá thành công chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc gia theo hướng công nghiệp hóa và chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Năm 1960, tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP đạt 45,6%, trong đó, công nghiệp chế tạo 29,3%, tỷ trọng ngành dịch vụ là 48% và tỷ trong nông nghiệp là 6,4%. Đến năm 1999, tỷ trọng công nghiệp chiếm 32,1% GDP, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 66,4%, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 1,5%. Nhật Bản là nước có thặng dư thương mại lớn nhất thế giới, xuất khẩu của họ chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, mặc dù kinh tế Nhật bị suy thoái, còn chưa khôi phục, nhưng Nhật Bản vẫn là một siêu cường kinh tế của thế giới. Đạt được thành tựu trong chuyển đổi cơ cấu ngành trước hết là do Nhật Bản đã thực thi các chính sách và biện pháp sau:

+ Mạnh dạn mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cho dù nền kinh tế còn non yếu, để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài thực hiện công nghiệp hóa và phát triển đất nước. Thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư từng bước, phù hợp với điều kiện, khả năng trong từng giai đoạn của quá trình phát triển, bằng việc xin bảo lưu, trì hoãn một số điều khoản khi gia nhập GATT, IMF, OECD lập và công bố kế hoạch từng bước cắt giảm thuế quan, giảm bớt hoặc hủy bỏ các biện pháp phi thuế quan, tự do hoá dần một số lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, giao thông vận tải, du lịch, tiền tệ… lập cụ thể, chi tiết và từng bước thực thi kế hoạch tự do hóa đầu tư để có đủ thời gian phát triển ngành công nghiệp mới mà không cần bảo hộ và nâng cao sức cạnh tranh của các ngành kinh tế.

+ Bảo hộ một số ngành thị trường khi cần thiết bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan, mức thuế bảo hộ được xác định tùy theo khả năng cạnh tranh của từng ngành. Có chính sách nuôi dưỡng, bảo hộ các ngành ưu tiên, những ngành công nghiệp non trẻ.Tuy vậy, biện pháp này đã làm giảm khả năng cạnh tranh đối với một số ngành, hàng hóa được bảo hộ một thời gian dài.

+ Kiên trì chiến lược cơ cấu ngành kinh tế hướng về xuất khẩu, coi xuất khẩu hàng hoá luôn là lợi ích sống còn, là động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế và dùng nhiều biện pháp khuyến khích hỗ trợ, đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành, hàng hoá trên thị trường quốc tế. Khi buộc phải "tự nguyện hạn chế xuất khẩu", Nhật bản mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài rồi "tái nhập khẩu" một phần, còn một phần xuất khẩu ra các nước. Đối với Nhật bản, "sự tiến bộ của cơ cấu công nghiệp phải đạt đến mức độ tiến hành xuất khẩu", bởi vậy, cơ cấu ngành luôn được điều chỉnh theo hướng tăng trưởng xuất khẩu.

+ Nhật Bản lựa chọn những ngành có lợi thế so sánh động, những ngành có khả năng tăng năng suất cao; những ngành được mở rộng trong tương lai, những ngành có nền tảng công nghệ cao để đưa ra cơ cấu công nghiệp trung và dài hạn. Trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, Nhật Bản xây dựng cơ cấu công nghiệp phát triển theo chiều rộng, chọn ngành công nghiệp cơ bản (công nghiệp nặng, gồm sản xuất sắt thép, chế tạo cơ khí và hoá chất), có công nghệ mũi nhọn có hiệu quả nhờ quy mô để ưu tiên phát triển. Nhật bản sắp xếp thứ tự ưu tiên các ngành theo từng thời kỳ, trước tiên là ngành luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, ô tô, điện lực, thép… sau đó các ngành cơ khí, hoá chất cuối cùng là ngành công nghệ cao. Kết quả là chỉ trong thời gian ngắn công nghiệp nặng đã thay thế vai trỏ chủ đạo của công nghiệp nhẹ.Để hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Nhật bản điều chỉnh cơ cấu ngành theo hướng tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, hướng lựa chọn vào phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn và khoa học - công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao ít tài nguyên và lao động sống như công nghiệp điện tử, viễn thông, tin học, sinh học, vật liệu mới, khai thác biển… thực hiện "dịch vụ hoá kinh tế", phát triển các ngành dịch vụ ngân hàng tài chính, bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, hàng không, viễn thông, du lịch. Trong đó, chú trọng phát triển mạnh các ngành ngân hàng, bảo hiểm, du lịch và tăng cường vai trò của các ngành dịch vụ gắn liền với xu hướng trí tuệ hoá nền kinh tế. Nhật bản cũng coi trọng và chú ý phát triển

nông nghiệp, tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, để ngành nông nghiệp đảm bảo nhu cầu trong nước, đảm bảo lương thực cho 127,1 triệu dân, đảm bảo sự ổn định để phát triển.

+ Đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, kể cả mặt hàng chủ lực. Hướng mạnh vào xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng làm gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, phù hợp với từng thời kỳ và mức độ công nghiệp hóa, đáp ứng theo sự biến động của thị trường.

Tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm máy móc thiết bị, giảm mạnh tỷ trọng xuất khẩu các hàng sơ cấp. Nhật Bản thực hiện đa dạng hoá thị trường xuất khẩu phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Lúc đầu chỉ xuất khẩu sang thị trường chỗ dựa là Mỹ và Tây Âu, sau đó, tăng cường xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu á, Trung Quốc và nhiều nước khác.

+ Nhật Bản di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ công nghiệp sang dịch vụ, chuyển mạnh từ lao động ít kỹ năng sang lao động nhiều kỹ năng, tăng cường đào tạo người vừa trung thành với công ty, vừa năng động và sáng tạo, làm thay đổi chế độ lao động suốt đời, nếp nghĩ, phong cách lao động và quản lý lao động tại các công ty Nhật Bản.

+ Nhật Bản đã kết hợp vai trò nhà nước và sự năng động của thị trường trong việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế. Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường can thiệp vào nền kinh tế với nhiều công cụ khá đa dạng thông qua các chính sách, kế hoạch định hướng phát triển, khuýên khích các công ty tư nhân, các thương xá tổng hợp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, khuyến khích và ủng hộ mọi mặt cho sự phát triển các tập đoàn tài phiệt - Zaibatsu, còn các Zaibatsu phát triển năng động, mở cửa thị trường bên ngoài và đề dần phát triển thành các công ty xuyên quốc gia hiện đại

Một phần của tài liệu quan điểm và phương hướng cơ bản về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w