Các thói quen các yếu tố nguy cơ bệnh LDDTR

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả giữa Oraptic và Losec trong điều trị xuất huyết tiêu hóa mức độ nhẹ và trung bình do loét dạ dày tá tràng (Trang 33)

Thuốc lá có liên quan đến loét tá tràng và làm giảm đáp ứng đối với điều trị. Thuốc lá không làm tăng chế tiết acid, nhưng nicotin có thể ức chế tiết bicarbonat ở tuỵ.

Rượu bia có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Rượu kích thích tiết acid dạ dày. Một số thực phẩm và nước giải khát có thể gây khó tiêu. Không có chứng cứ cho thấy một chế độ ăn đặc biệt nào đó có thể gây loét dạ dày. Các nghiên cứu dịch tễ học không chỉ ra được mối liên quan nào giữa cà phê, nước ngọt cola, bia hoặc sữa với nguy cơ loét tiêu hóa. Tuy vậy bệnh nhân loét tiêu hóa cần tránh tất cả các thực phẩm nào gây ra cơn đau sau khi dùng.

Yếu tố Stress là một vấn đề lớn của x hội hiện đại, liên quan tới bệnh loét dạ dày tá tràng và chảy máu tiêu hóa. Người ta thấy rằng từ những năm 1950 đến nay, ngày càng có sự gia tăng thêm số người bị loét dạ dày tá tràng do các yếu tố stress. Theo y văn: trạng thái Stress kích thích vùng dưới đồi (Hypothalamus) làm tăng tiết ACTH và Glucocorticoide, kích thích tăng tiết HCl và pepsin, giảm tiết chất nhầy làm rối loạn lớp hàng rào bảo vệ của dạ dày. Các yếu tố trên, cùng với tác động của hiện tượng rối loạn vi tuần hoàn gây thiếu máu cục bộ, dẫn đến niêm mạc bị hoại tử và loét.34 Do vậy, qua bảng 3.4 ghi nhận có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, stress là 3 yếu tố có tỷ lệ cao hơn các yếu tố khác lần lượt là 53,3%; 36,7% và 43,3% ở nhóm điều trị Losec so với 46,7%, 40,0% và 36,7% ở điều trị Oraptic.

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả giữa Oraptic và Losec trong điều trị xuất huyết tiêu hóa mức độ nhẹ và trung bình do loét dạ dày tá tràng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)