Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trường học.

Một phần của tài liệu Đôi nét văn hóa xã hội Việt Nam 1986 đến nay (Trang 26 - 27)

IV. về giáo dục về giáo dục

Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trường học.

Cả nước đã xây dựng dược hàng ngàn phòng học kiên cố và bán kiên cố, hàng ngàn mét vuông công trình phục vụ giáo dục đào tạo như thư viện, phòng thí nghiệm… với số vốn huy động lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Trong những năm này các tỉnh phía Bắc đã thanh toán được tình trạng học 3 ca. hầu hết các địa phương có đủ phòng học để học 2 ca. số trường xây dựng kiên cố cao tầng theo hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” ngày càng nhiều. Trường sở ngày càng xây dựng đúng quy cách hơn do sự hướng dẫn của ban xây dựng cơ bản của bộ giáo dục và đào tạo.

Cùng với việc xây dựng trường sở, vật dụng trang thiết bị cho phòng học như bàn ghế, bảng…cũng được chú ý tăng cường. Các trường học và các địa phương cũng đã đóng bàn ghế cho học sinh thao đúng hình thức và tiêu chuẩn của bộ.

Thiết bị dạy học cho trường phổ thông đã được chú ý hơn. Từ bộ đến các địa phương đã có cơ quan chuyên lo việc sản xuất, cung ứng, hướng dẫn tổ chức quản lý, sử dụng thiết bị dạy học cho các trường phổ thông. Trong những năm từ 1987- 1992 tổng công ty cơ sở vật chất thiết bị trường học, bộ giáo dục và đào tạo đã cung cấp cho các trường hàng năm từ 100 dến 150 loạ thiết bị lẻ, trên 6000 phòng thiết bị đồng bộ cho các trường tiểu học, 1230 phòng thiết bị đồng bộ lý, hóa, sinh cho các trường cấp II, và 23 phòng thiết bị vật lý cho trường PTTH

Với sự giúp đõ của tổ chức UNICEF và một số nước bạn như cộng hòa dân chủ Đức, Thụy Điển, bộ giáo dục và đào tạo đã trang bị khá hoàn chỉnh cho hầu hết các trường cao đẳng sư phạm, trung học sư phạm, thực hành sư phạm cấp I, sư phạm mẫu giáo TW và các trung tâm lao động kỹ thuật tổng hợp_hướng nghiệp_dạy nghề. Đồng thời bộ còn phát động nhiều phong trào tự làm đồ dùng dạy học ở từng miền và trên toàn quốc, đã thu hút hàng loạt giáo viên và học sinh tham gia. Chính nhờ những cuộc thi này, hàng nghìn mẫu thiết bị dạy học và phục vụ công tác giảng dạy ở các trường từ mẫu giáo đến PTTH đã được sử dụng.

Giai đoạn này đã có hơn 100 trường đại học và cao đẳng được xây dựng kiên cố. Hơn 300 trường TH chuyên nghiệp, dạy nghề và trung tâm giáo dục kỉ thuật tổng hợp có cơ ngơi khang trang. Tuy so với tiêu chuẩn quy định trong nước còn chưa cao và thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, nhưng so với các giai đoạn trước thì có thể nói tằng chưa bao giờ hệ thống các trường đại học cao đẳng lại có được hệ thống trường sở khang trang như giai đoạn này. Đó chính là kết quả của sự cố gắng lớn của nhà nước và nhân dân, của toàn ngành giáo dục trong nhiều năm.

PTTH (chiếm gần 20% số trường PTTH). Các phương tiện nghe nhìn cũng được trang bị ngày càng nhiều hơn cho các trường, đăïc biệt là các trường ở thành phố. Nhiều phương tiện hiện đại đã được đưa vào một số trường đại học trọng điểm nhằm rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 1994, bộ đã dành 20 tỉ đồng dể trang bị máy vi tính cho các trường đại học và cao đẳng. Trong tương lai, ngành sẽ hình thành trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao với cơ sở vật chất kĩ thuật đạt tiêu chuẩn tương đương với các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu Đôi nét văn hóa xã hội Việt Nam 1986 đến nay (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w