Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ CK 320 800 1.223 2.295
1. Theo thời gian
- Ngắn hạn 64 416 550,35 1377
- Trung, dài hạn 256 384 672,65 918
2. Theo loại tiền
- VNĐ 89,6 360 840,2 1824,525
- Ngoại tệ 230,4 440 382,8 470,475
- Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến cuối năm 2008 đạt 2295 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi so với năm trước.
dư nợ cuối kỳ qua 4 năm hoạt động. Dư nợ cuối kỳ là 320 tỷ đồng ở năm 2005, tăng lên 800 tỷ năm 2006, tiếp tục tăng đáng kể năm 2007 đạt 1.223 tỷ, và con số đạt được vào năm 2008 vừa qua đã là 2.295 tỷ đồng( tăng 87,65% so với năm 2007).
* Phân tích theo cơ cấu dư nợ: ● Dư nợ phân theo thời gian:
- Dư nợ ngắn hạn đến cuối năm 2008 đạt 1377 tỷ đồng, chiếm 60% tổng dư nợ cho vay
- Dư nợ trung, dài hạn đến cuối năm 2008 đạt 918 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% tổng dư nợ.
Xét về thời hạn tín dụng, khi mới thành lập, mức dư nợ trung, dài hạn chiếm phần lớn trong tổng dư cuối kì, con số là 256 tỷ đồng( chiếm tới 80% tổng dư nợ), thì chỉ 1 năm sau đó đã có sự biến đổi theo chiều hướng ngược lại, năm 2006 dư nợ ngắn hạn chiếm 416 tỷ đồng( 52% tổng dư nợ), mức dư nợ trung, dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng 48%, và 2 năm tiếp theo thì vẫn biến động theo chiều hướng này. Đến năm 2008, mức dư nợ ngắn hạn đạt 1377 tỷ đồng (chiếm 60% tổng dư nợ) còn mức dư nợ trung và dài hạn đạt 918 tỷ đồng (40% tỏng dư nợ). Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn luôn là thế mạnh của BIDV Quang Trung nói riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
● Dư nợ theo chất lượng:
Ngân hàng không tồn tại dư nợ xấu
•Dư nợ theo loại tiền
Phân tích theo ngoại tệ, nội tệ ta thấy: vào năm đầu hoạt động, tín dụng ngoại tệ chiếm ưu thế với tỷ trọng 72% tổng dư nợ, nhưng tỷ trọng này đã giảm xuống vào năm 2006 là 55% tổng dư nợ( 440 tỷ đồng). Sang năm 2007 tỷ trọng tín dụng ngoại tệ đã giảm nhiều và tín dụng nội tệ đã chiếm tỷ trọng
lớn hơn, tỷ trọng tín dụng ngoại tệ là 31,3% và tỷ trọng tín dụng nội tệ đạt 68,7 %. Đến năm 2008, tỷ trọng tín dụng nội tệ lại tăng cao hơn năm trước với 1824,525 tỷ đồng( chiếm 79.5% tổng dư nợ) và tín dụng ngoại tệ chỉ chiếm 20,5 %.
Công tác tín dụng trong năm qua thực hiện với mục tiêu xuyên suốt đó là “nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tới thông lệ và chuẩn mực quốc tế”. Quản lý tín dụng theo đúng tiêu chuẩn ISO, chất lượng quản lý rủi ro tín dụng được cải thiện thông qua việc tách biệt các nghiệp vụ tín dụng tại các phòng khách hàng và phòng quản lý rủi ro. Đồng thời, công tác khách hàng và phát triển kinh doanh được chuyên biệt hóa với các bộ phận chuyên trách là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Sự thay đổi về tư duy quản lý, phương thức quản trị rủi ro tín dụng là bước chuẩn bị cần thiết cho sự phát triển vững chắc của chi nhánh trong tương lai, đặc biệt là trong điều kiện Ngân hàng đầu tư và phát triẻn Việt Nam thực hiện cổ phần hóa.
- Công tác đầu tư, cho vay đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phục vụ vốn cho các dự án mới đi vào hoạt động. Chú trọng tới các chương trình đầu tư nhà cao cấp, chưng cư tại các khu vực trong nội thành Hà Nội. Trong năm, ngân hàng đã tiếp tục giải ngân dự án xây dựng chung cư cao cấp Golden Westlake nên đã nâng tổng dư nợ cho vay, góp phần cải thiện tốt cơ cấu dư nợ theo hướng tích cực hơn.
3.4 Đánh giá chung về tình hình hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Nhìn chung từ khi được thành lập đến nay ngân hàng luôn giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng. Hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng ít xảy ra rủi ro.
3.4.1 Những kết quả đạt được
chủ động xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong năm và các giải pháp để thực hiện. Bám sát các chủ trương; mục tiêu của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; định hướng phát triển kinh tế của tỉnh để xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh cho chi nhánh trong từng thời kỳ. Trong hoạt động tín dụng, luôn quan tâm đầu tư vào các chương trình kinh tế lớn, dự án trọng điểm của địa phương để một mặt vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị mặt khác đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của đồng vốn.
● Nâng cao năng lực điều hành của Ban Giám đốc đối với các phòng ban: giao nhiệm vụ cụ thể và xử lý kịp thời các công việc mà các phòng ban tham mưu đề xuất. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng trong thực hiện nhiệm vụ.
● Có các chính sách hợp lý với từng đối tượng khách hàng: Chính sách khuyến mại, chính sách lãi suất và phí dịch vụ để khách hàng sử dụng sản phẩm của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
● Phối hợp chặt chẽ sự lãnh đạo của Đảng với hoạt động chuyên môn và các đoàn thể tạo sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.
● Luôn quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; trình độ am hiểu về kiến thức kinh tế thị trường, nâng cao phẩm chất đạo đức người cán bộ Ngân hàng.
● Đã mở rộng thị trường hoạt động, xây dựng thương hiệu và uy tín trên địa bàn ; nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng về nguồn vốn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho vay trên địa bàn, chuyển dịch cơ cấu hoạt động theo hướng phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng.
3.4.2 Những mặt yếu và nguyên nhân a. Điểm yếu trong quản trị rủi ro
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung vẫn còn tồn tại một số điểm yếu sau:
Thứ nhất, hoạt động tín dụng vẫn tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn. Cụ thể là năm 2005, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ rất thấp nhưng lại không phản
ánh hết được rủi ro tín dụng. Do vậy, nhiều khoản nợ được ngân hàng đánh giá là nợ đủ tiêu chuẩn và không phải trích lập dự phòng rủi ro thì sang năm 2006 lại thành nợ xấu. Năm 2006 khi phân loại lại nợ theo quy định mới thì nợ cơ cấu lại thời hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ không đủ tiêu chuẩn. Trong năm 2007, dư nợ xấu hầu như không có ở ngân hàng.
Thứ hai, công tác phân loại và xử lý nợ quá hạn còn chưa tốt. Năm 2005, tất cả các nhóm nợ được phân loại theo quy định mới 493 nên có xuất hiện một số sai sót như cuối năm có sự chênh lệch giữa các nhóm
Thứ ba, Mặc dù hoạt động huy động vốn của Chi nhánh có mức tăng trưởng cao nhưng tăng chủ yếu là nguồn tiền gửi của TCKT với mức lãi suất cao và không ổn định. Tình hình huy động vốn dân cư gặp nhiều khó khăn do trong nguồn vốn dân cư đang chảy mạnh sang đầu tư chứng khoán, bên cạnh đó 6 tháng đầu năm các dự án lớn không giải ngân đúng tiến độ nên lượng vốn dư thừa trong các ngân hàng khá lớn nên các ngân hàng đã cắt giảm lãi suất huy động cũng đã làm cho tiền gửi vào ngân hàng giảm.
Thứ tư, Mặc dù trong Chi nhánh hoàn thành xuất sắc và có tăng trưởng tốt trong lĩnh vực tín dụng, tuy nhiên chưa có nền khách hàng thực sự bền vững và có tính lâu dài, toàn diện.
Hoạt động tiếp thị khách hàng Tín dụng đôi khi còn chưa thực sự quyết liệt.
Thứ năm, Mặc dù thu dịch vụ đạt yêu cầu của kế hoạch TW đề ra nhưng so với kế hoạch Chi nhánh đề ra cho các bộ phận vẫn chưa đạt. Đặc biệt các loại phí dịch vụ truyền thống như thanh toán, kinh doanh ngoại tệ...chưa có đột biến lớn
b. Nguyên nhân hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
● Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Thứ nhất: là phải kể đến đội ngũ cán bộ. Phần lớn cán bộ tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung đều còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa chủ động trong việc thẩm định vay vốn tìm kiếm khách hàng, kỹ năng thương lượng kém. Hơn nữa, nhiều cán bộ mới còn
thiếu kiến thức về tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư và thanh toán quốc tế nên trong quá trình phân tích tín dụng, tính chính xác của kết quả chưa cao. Trong khi đó, công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ còn chưa thường xuyên. Cán bộ chưa được phân chia để chuyên môn hoá theo từng nhóm khách hàng nên công việc của một cán bộ thường ở mức quá tải, nhưng lại không sâu về một lĩnh vực nào đó. Mặc dù đã được tạo điều kiện nhưng các thông tin mới về tình hình kinh tế, pháp luật các cán bộ tín dụng vẫn chưa nắm bắt và cập nhật đầy đủ.
Thứ hai: Việc thực hiện quy trình tín dụng chưa được đầy đủ. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được xây dựng rất chi tiết và cụ thể nhằm bảo đảm cho hoạt động tín dụng an toàn và sinh lợi. Thực hiện đúng và đầy đủ như quy định thì có thể hạn chế được rất nhiều rủi ro nhưng đối với những khoản vay nhỏ thì việc tuân thủ quy trình là rất ít. Đặc biệt ở khâu phân tích trước khi cho vay và giám sát sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng thường chỉ quan tâm theo dõi các khoản vay hoạt động kém hiệu quả. Trong khi khách hàng lớn hoạt động chưa có dấu hiệu gì không tốt thì cán bộ tín dụng rất ít xuống cơ sở xem xét tình hình sản xuất kinh doanh, đôn đốc việc thu nợ. Thực tế cho thấy nhiều khi rủi ro xảy ra là do cán bộ không thực hiện đủ hoặc đúng quy trình.
Thứ ba: Công tác lập và sắp xếp hồ sơ còn nhiều sai sót. Điển hình là giấy tờ về tài sản đảm bảo tiền vay và một số hợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng không đủ tính pháp lý, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến việc xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn. Việc soạn thảo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm phát sinh mới chưa được chú trọng đúng mức, vẫn còn tồn tại tình trạng soạn thảo để nguyên hướng dẫn của mẫu hướng dẫn mà không soạn thảo lại. Các sai sót như vậy có thể nhỏ nhưng khi khiếu kiện khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng tín dụng thì đây có thể là những khe hở gây thiệt hại tới ngân hàng.
Thứ tư: Năng lực hiện tại của cán bộ lãnh đạo còn nhiều bất cập. Đặc biệt là năng lực chuyên môn và năng lực điều hành. Do năng lực chuyên môn chưa cao, nên cán bộ lãnh đạo còn chưa nắm bắt được tình hình thực sự của hoạt động tín dụng tại ngân hàng nên chưa có những biện pháp cụ thể, hiệu quả nhanh chóng chấn chỉnh. Hơn nữa, công tác điều hành của cán bộ lãnh đạo còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa khoa học và toàn diện.
●Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp mới thành lập ngày càng tăng. Bên cạnh số đông doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tôn trọng pháp luật thì cũng không ít doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, trái pháp luật, điển hình là lập hồ sơ giả trong hoàn thuế GTGT, trong hợp đồng bảo hiểm, mua bán đất đai của dự án. Mà trong các doanh nghiệp này có một số doanh nghiệp được đánh giá là có tín nhiệm, được vay vốn với số lượng lớn. Do đó, rủi ro là điều dễ hiểu.
● Nguyên nhân khác:
Thứ nhất: Sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng. Sau khi áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận, các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng cách tăng lãi suất tiền gửi, trong khi đó lại xác định lãi suất khoản vay thấp hơn mức độ rủi ro của khách hàng. Điều này không chỉ làm giảm thu nhập của các ngân hàng mà còn không khuyến khích khách hàng cân nhắc kỹ khi đưa ra quyết định đầu tư, làm thiếu hụt nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng và làm tăng mức độ rủi ro tín dụng từ hai phía ngân hàng và khách hàng. Nếu ngân hàng tiếp tục thực hiện chính sách lãi suất như thế sẽ dẫn đến hậu quả là khi không còn đủ nguồn thì yêu cầu lãi suất cho vay cao cộng với nhiều điều kiện khắt khe sẽ dẫn đến mất dự án có độ an toàn và chỉ có thể chấp nhận được khách hàng có độ rủi ro cao.
Thứ hai: Rủi ro chính sách. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngân hàng trên thế giới cũng như các nước phát triển khác, rủi ro tín dụng ở Việt
Nam chịu nhiều tác động của yếu tố rủi ro chính sách. Chỉ riêng trong năm 2004, những thay đổi liên tục trong điều hành chính sách thuế với đối với ngành thép, ngành kinh doanh bất động sản (không cho bán nền) cho thấy sự không ổn định trong chính sách đã khiến các doanh nghiệp khó chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình. Môi trường kinh doanh không ổn định thường xuyên sẽ gián tiếp làm suy yếu điều kiện tài chính của người vay.
Thứ ba: Tính chính xác và sẵn có của thông tin. Phần lớn các thông tin do các doanh nghiệp cung cấp đều không phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các kênh thông tin khác như trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước hay trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam lại hoạt động chưa hiệu quả, chỉ cung cấp được một số lượng và mức độ thông tin nhất định. Thậm chí các bộ, ban ngành liên quan cũng chưa có sự phối hợp nhằm tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng đánh giá chính xác về khách hàng. Chính vì vậy mà còn tồn tại nhiều trường hợp cho vay không hiệu quả.
CHƯƠNG 4
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG
Giải pháp tầm vi mô
4.1. Công tác nguồn vốn - huy động vốn
- Tuyệt đối tuân thủ chỉ đạo của Hội sở chính.
- Bám sát diễn biến thị trường (định kỳ báo cáo phân tích biến động thị trường 1lần trong 1 tuần), thực hiện triển khai nhiều sản phẩm mới linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
- Theo sát luồng tiền ra vào tại chi nhánh, trên cơ sở đó, thực hiện phân tích, dự báo để có sự chủ động hoạch định nguồn vốn huy động và lãi suất huy động phù hợp trong từng giai đoạn.
- Triển khai kế hoạch maketing, giới thiệu sản phẩm tới các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, phân giao tiếp thị khách hàng mới tới từng cán bộ.
- Thiết lập, duy trì và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng tổ chức, tiến tới hợp tác toàn diện: các tập đoàn kinh tế, công ty chứng khoán…
- Đào tạo cán bộ giao dịch về nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng phục vụ và thuyết phục khách hàng cá nhân.
- Thực hiện phân giao kế hoạch huy động vốn từng phòng dịch vụ,