Tình hình nghiên cứu nấm Fusarium oxysporum trong nước

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp về Nghiên cứu bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum) hại một số cây trồng cạn vụ hè thu năm 2007 tại vùng Gia Lâm - Hà Nội và thử nghiệm chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh (Trang 69)

III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC 1 Tình hình nghiên cứu nấm Fusarium oxysporum ngoài nước

2. Tình hình nghiên cứu nấm Fusarium oxysporum trong nước

Ở nước ta nấm Fusarium oxysporum đã được đề cập nghiên cứu từ lâu nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả thực tiễn. Nấm Fusarium oxysporum được cho là nguyên nhân gây bệnh héo vàng trên cà chua, khoai tây (Vũ Triệu Mân, 1987). Đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về loài nấm này được biểu hiện triệu chứng như héo bó mạch, thối gốc củ quả.

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều rất thuận lợi cho nấm Fusarium oxysporum có điều kiện phát triển gây hại. Năm 1943 Bugricourt đã nghiên cứu bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme Sheld gây hại ở đồng bằng sông Hồng.

Theo Nguyễn Thị Khơi (1984) bệnh thối khô củ khoai tây do nấm

Fusarium solani, Fusarium sambicicum. Trong những năm gần đây việc

nghiên cứu về nấm Fusarium oxysporum đã được mở rộng như bệnh chết khô thân và bó cờ ngô do nấm Fusarium moniliforme (Nguyễn Đức Trí, 1992). Bệnh thối khô quả đậu đen, bệnh vết xám cành cam quýt do nấm

Fusarium semitetum Berk (Burgess – Nguyễn Đức Trí, 1993). Năm 1994

Nguyễn Đức Trí đã xác định một số loài nấm Fusarium gây triệu chứng thối đen lá ngô như nấm Fusarium subglutinan, đen ngọn lá, khô gốc cây hồi do nấm Fusarium oxysporum Sehecht. Bệnh thối xám thân nho do nấm

Fusarium solani Appel. Bệnh thối gốc hành tây do nấm Fusarium solani

Appel. Bệnh tách đôi quả táo cũng do nấm Fusarium oxysporum gây ra (Burgess – Nguyễn Đức Trí, 1994).

Theo Nguyễn Văn Viên (1997) cho biết vụ đông xuân 1994 ở Tiên Dương - Đông Anh tỷ lệ cây nhiễm bệnh héo vàng trung bình 4,0%, cà chua trồng trên đất vàn tỷ lệ cây nhiễm bệnh là 5,8%, ở chân đất cao tỷ lệ cây nhiễm bệnh là 2,2%. Trên môi trường PDA thuốc Benlate 0,1% có tác dụng ức chế sự phát triển của tản nấm Fusarium oxysporum.

Bệnh héo vàng cà chua đã gây ra những thiệt hại đáng kể ở một số cơ sở trồng cà chua vùng Hà Nội (Nguyễn Kim Vân, 1998). Nguyễn Thị Khơi và Lê Văn Hưng (1986) cho rằng việc xử lý giống bằng thuốc Fudazol và thuốc kháng sinh có triển vọng tốt để hạn chế bệnh thối củ khoai tây. Những thí nghiệm tại trạm giống Yên Khê – Gia Lâm – Hà Nội của Nguyễn Đức Trí và Đỗ Tấn Dũng đã cho thấy việc sử dụng hỗn hợp Benlate + kháng sinh và thuốc Bi58 làm giảm tỷ lệ thối củ khoai tây và làm giảm sự phá hoại của nhện, rệp hại củ khoai tây.

Tháng 11/1995 Burgess cùng một nhóm các nhà nghiên cứu bệnh cây Việt Nam đã phát hiện ra hai loại vi sinh vật cùng đồng thời có mặt trong bó mạch cây cà chua là Fusarium oxysporum và vi khuẩn Pseudomonas

solanacearum. Các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết rằng cả hai loài vi sinh

vật này cùng đồng thời gây ra triệu chứng héo trên cây. Burges đã phân lập và giám định sự có mặt của Fusarium oxysporum trên đất trồng ngô trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội và đất cỏ tại Viện nghiên cứu ngô trung ương.

Mặc dù các công trình nghiên cứu đã đạt được về loài nấm Fusarium

oxysporum ở nước ta chưa nhiều, chưa đại diện, còn hạn chế song đó lại là

tiền đề cho việc nghiên cứu đặc tính sinh vật học của nấm Fusarium

oxysporum cũng như những nghiên cứu về loại nấm này đã và đang được

chú trọng ở Việt Nam.

PHẦN 2

VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUI. ĐIỀU KIỆN NGHIÊN CỨU I. ĐIỀU KIỆN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp về Nghiên cứu bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum) hại một số cây trồng cạn vụ hè thu năm 2007 tại vùng Gia Lâm - Hà Nội và thử nghiệm chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w