1. Những kết quả đạt được
- Kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Bắc Giang được coi trọng và đạt kết quả tốt.
Trong những năm qua, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bắc Giang đã đạt được một số kết quả quan trọng
Tính chung từ trước đến nay toàn tỉnh đă thu hút được 637 dự án, trong đó có 546 dự án đầu tư trong nước và 91 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký là 32.530,44 tỷ đồng và 617 triệu USD
Trong các Khu công nghiệp tập Tính đến 30/11/2010 đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 40 dự án, trong đó có 28 dự án thu hút đầu tư mới và 12 dự án điều chỉnh, thay đổi nội dung đầu tư, với tổng số vốn đăng ký đạt 48,77 triệu USD
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc Bộ và trung du miền núi phía Bắc với địa hình đa dạng với cả 3 vùng (miền núi, trung du và đồng bằng xen kẽ). So với các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi: Có một số trục đường giao thông gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ quan trọng của Quốc gia chạy qua.
Ngoài ra, Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng hoá tiêu dùng khác. Bắc Giang đã và đang là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, một bằng chứng có thể chứng minh rằng các tập đoàn công nghiệp lớn đã đầu tư tại tỉnh Bắc Giang như tập đoàn Hồng Hải của Trung Quốc,Towada (Nhật Bản); Samsung (Hàn Quốc)...
- Hoạt động đầu tư phát triển thực hiện khá, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển trên diện rộng và đầu tư chiều sâu.
Thẩm định trên 700 dự án đầu tư xây dựng, thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu của hơn 800 gói thầu. Phối hợp với các ngành thẩm định trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ chế quản lý các cụm công nghiệp phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương
2 Những hạn chế
2.1. Về hoạt động Đầu tư
•Một số các dự án còn chậm triển khai hoặc gặp khó khăn không thể duy trì hoạt động đang được xem xét, giải thể trước thời hạn
•Tỷ lệ vốn giải ngân so với tổng vốn đầu tư còn thấp vốn đăng ký là 32.530,44 tỷ đồng và 617 triệu USD trong đó vốn thực hiện chỉ đạt đạt 10.800 tỷ đồng và 230 triệu USD
2.2. Về Quản lý hoạt động Đầu tư
•Hoạt động quản lý đấu thầu còn lỏng lẻo, chưa thực sự hiệu quả. Công tác chuẩn bị, đánh giá kết quả đấu thầu còn chưa chuyên nghiệp. Tính cạnh tranh trong đấu thầu còn thấp, thông tin về đấu thầu còn mù mờ chưa rõ ràng
•Môi trường đầu tư của tỉnh tuy được cải thiện nhưng so với các tỉnh khác thì tiến bộ bứt phá đạt được còn chậm.
•Công tác giải phóng mặt bằng có nơi, có lúc còn chậm đã làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư mới, các địa phương chưa phát huy tính chủ động của mình.
•Công tác xúc tiến đầu tư chưa đa dạng về hình thức; một phần là do chưa có nguồn kinh phí thường xuyên dành cho công tác xúc tiến đầu tư.
•Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về đầu tư còn mỏng; chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác vận động xúc tiến thu hút đầu tư của tỉnh.
PHẦN III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BẮC GIANG CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BẮC GIANG
1. Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang đến năm 2015
Về nhu cầu: Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11%-
12%/năm, cần huy động khoảng 75 - 80 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội, gấp khoảng 2,6 lần so 5 năm trước, bình quân mỗi năm phải huy toàn xã hội, gấp khoảng 2,6 lần so 5 năm trước, bình quân mỗi năm phải huy động khoảng 15-16 nghìn tỷ đồng.
Về khả năng và định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển: Trong 5 năm tới, cần tranh thủ tối đa nguồn vốn từ bên ngoài, đồng thời huy động mạnh mẽ nguồn lực từ trong dân cư và doanh nghiệp, giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh. Dự báo với những dự án đã có và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm qua, tính toán khả năng có thể huy động được 68 nghìn tỷ đồng (85%).
Cơ cấu từ các nguồn như sau:
(1) Vốn ngân sách nhà nước: 10.300 tỷ đồng, chiếm 15,1%; (2) Vốn ODA: 2.700 tỷ đồng, chiếm 4%;
(3) Vốn trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư: 4.140 tỷ đồng, chiếm 6,1%; (4) Vốn đầu tư của doanh nghiệp và HTX: 20.710 tỷ đồng, chiếm 30,5%; (5) Vốn đầu tư nước ngoài (FDI, NGO): 9.600 tỷ đồng, chiếm 14,2%; (6) Vốn đầu tư của dân cư và hộ cá thể: 20.500 tỷ đồng, chiếm 30,1%.
Số vốn còn thiếu khoảng 12 nghìn tỷ đồng (15%) cần phải tiếp tục tăng cường vận động, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và trong dân cư.
2. Về nguồn vốn đầu tư
•Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá-thể thao…
•Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, huy động mạnh mẽ các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
•Xây dựng, bổ sung và công bố công khai các quy hoạch phát triển ngành, vùng kinh tế, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển đô thị, các quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị để chủ động thu hút đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo hình thức BOT, BTO, BT nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ công tác thu hút đầu tư; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, nhất là mặt bằng các khu công nghiệp để chủ động đón làn sóng đầu tư nước ngoài vào tỉnh.
Tăng cường công tác đối thoại với các nhà đầu tư, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn, ách tắc cho các doanh nghiệp, nhất là về thủ tục thẩm định phê duyệt dự án, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, giải phóng mặt bằng và cho thuê đất.
•Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính: Tập trung rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính, các giấy phép, các quy định không cần thiết, nhằm giảm thiểu thời gian thành lập doanh nghiệp và chi phí tham gia thị trường; Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “một cửa” về đầu tư và cơ chế “một cửa liên thông” trong đăng ký kinh doanh và đầu tư. •Tập trung cao cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp: Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung, Việt Hàn, chuẩn bị tốt các điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư; xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu như điện, nước, thông tin liên lạc... phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài triển khai thuận lợi các dự án đầu tư.
•Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập: Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư và tham gia hội nhập quốc tế; Khuyến khích phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề với nhiều thành phần kinh tế tham gia theo hướng xã hội hoá; đổi mới hoạt động của các cơ sở đào tạo theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng hợp tác liên kết trong đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
•Từng bước xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ đời sống như giáo dục, y tế, vui chơi giải trí...để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương trong công tác vận động, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài.
3. Tăng cường quảng bá xúc tiến đầu tư
Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đã, đang và sẽ hoạt động trên địa bàn bằng việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt bằng, địa điểm đầu tư, công khai quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị..., hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội của tỉnh
- phối hợp với Các Sở, Ban, Ngành quan tâm giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn và luôn đồng hành cùng nhà đầu tư trong toàn bộ quá trình triển khai, hoạt động của dự án.
-Có cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư có dự án công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư lớn, đầu tư xây dựng hạ tầng các Khu công nghiệp, khu đô thị, khu công nghệ cao. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong giai đoạn đầu triển khai dự án, vì vậy cần hỗ trợ chi phí công tác giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư.
- Kết hợp với các bộ, ngành trung ương, các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về xúc tiến đầu tư để tổ chức các hoạt động hội thảo xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh của tỉnh.
- Xây dựng danh mục các dự án gọi vốn đầu tư (FDI, ODA, BOT, ...) một cách chi tiết, cụ thể để kêu gọi đầu tư.
KẾT LUẬN
Sở Kế hoạch và Đầu tư có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động đầu tư.Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng Sở Kế hoạch va Đâu tư Bắc Giang đã cố gắng khắc phục, hoàn thiện cơ cấu, bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực.Những nỗ lực đó đã giúp cho nền kinh tế Bắc Giang ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Môi trường đầu tư, kinh tỉnh Bắc Giang đã từng bước được cải thiện tạo sự hấp dẫn với cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Hệ thống pháp luật chính sách về đầu tư ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, phù hợp đã tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà Đầu tư