Giao thức MEGACO/H.248 sử dụng 8 lệnh trong giao diện điều khiển giữa MGC và GW bao gồm:
Add: Được sử dụng để thêm một Termination vào context, cũng có thể để tạo một context (nếu đó là Terminationđầu tiên trong context này).
Modify: Sử dụng để thay đổi thuộc tính, sự kiện hay các báo hiệu ở một Termination.
Subtract: Sử dụng để xóa một Termination khỏi context, cũng có thể là xóa luôn cả context (nếu đó là Termination cuối cùng trong context này).
AuditValue: Trả lại trạng thái hiện tại của Termination (báo hiệu, sự kiện, thuộc tính, số liệu thống kê).
Audit Capability: Trả lại tất cả các giá trị có thể có của Termination (báo hiệu, sự kiện, thuộc tính, số liệu thống kê).
Các lệnh trênđược sử dụng bởi MGC.
Notify: GW sử dụng để báo cáo các sự kiện mà nó phát hiện được tới MGC. Service Change: Lệnh nàyđược sử dụng bởi:
GW, để thông báo tới MGC rằng một nhóm Termination có ý định rời khỏi hay tham gia một dịch vụ nàođó.
GW,để đăng ký tới MGC khi nó khởi động. MGC,để tuyên bố một chuyển giao tới GW.
MGC, để lệnh cho một MG nào đó đưa một nhóm Termination hay một Termination tham gia hay ra khỏi một dịch vụ.
5.2.6.1. Mã hoá lệnh của giao thức MEGACO/H.248
Các bản tin MEGACO/H.248 có thể được mã hoá bằng hai cách: mã hoá nhị phân và mã hóa văn bản.
Trong phương pháp mã hóa nhị phân, tiêu chuẩn ISO/ITU ASN.1 được sử dụng. ASN.1 là một ngôn ngữ định nghĩa cách gửi dữ liệu giữa các hệ thống không giống nhau, nó định nghĩa ở các hệ thống cùng một cú pháp dữ liệu (trong các giao thức tầng ứng dụng). ASN.1 được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau trong từng hệ thống, phù hợp với từng hệ thống. Khi một hệ thống muốn gửi dữ liệu, hệ thống đó sẽ mã hóa dữ liệu cần gửi theo ASN.1, sau đó gửi đi. Hệ thống nhận sẽ tiến hành giải mã theo chuẩn định sẵn ASN.1. Các luật mã hóa theo chuẩn ASN.1 bao gồm: BER (Basic Encoding Rule), DER (Distinguished Encoding Rule). Việc sử dụng các luật mã hóa nào là tùy vào người thiết kế.
Trong phương pháp mã hóa văn bản, chuẩn ABNF được sử dụng (RFC 2234). Có thể sử dụng hai định dạng: rút gọn (compact text) và đầy đủ (Pretty text). Chúng được mô tả như sau:
Cả hai định dạng đều có ưu điểm và nhược điểm của nó, dạng rút gọn cho bản tin có kích thước nhỏ hơn, thời gian mã hóa ngắn hơn nhưng có độ tin cậy không cao bằng dạng đầy đủ.
5.2.6.2. Cú pháp lệnh của giao thức MEGACO/H.248
Để tiện phân tích ta có thể lấy một lệnh để minh hoạ, đây là lệnh từ MGC tới GW: lfb? ›?qfvQY ???ldf̀bnNP?zQPUMRRMRRMUP¦Y?QVOOO ???s‒\‹ \| ƒ›‹?¥?PQSO?» ?????b›‹ ¡‚ ?¥?Q?» ???????l›~ƒ¢„?¥?s¡‒«a?» ?????????rƒ£‹\“ ?»|£Nʻ ??????????l¡~ƒ\?» ??????????????k›|\“b›‹ ‒›“?» ??????????????l›~¡?¥?‒¡| ›‹“„ ??????????????? ??????? K ???????l›~ƒ¢„?¥?dfi⁄a?» ??????????l¡~ƒ\?» ??????????????k›|\“b›‹ ‒›“?» ??????????????l›~¡?¥?‒¡| ›‹“„ ??????????????? ??????????? ??????? ?????
???
Lệnh trong ví dụ trên bao gồm các phần sau:
Địa chỉ IP của nơi gửi (MGC hay GW): 216.33.33.61 (IPv4). Số cổng nơi gửi: 2700.
Số định danh transaction: 1240. Context ID.
Mỗi context sẽ có nhiều lệnh: Notify, Audit, Modify,…Trong mỗi lệnh lại gồm:
- Termination ID: TermB.
- Local Termination State.
- Các descriptor.
Ta có thể thấy: mỗi Transaction gồm nhiều action (mỗi action cho 1 context), mỗi action lại gồm nhiều lệnh, mỗi lệnh sẽ có các descriptor.