Về các mô hình KTL

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN (Trang 31)

b. Ứng dụng mô hình phân tích KT-KT trong dự báo nhu cầu năng lượng Việt Nam

1.5.1. Về các mô hình KTL

Các mô hình KTL có điểm mạnh là yêu cầu ít dữ liệu hơn các mô hình phân tích KT-KT. Thông thường, chúng được sử dụng cho tất cả các đối tượng tiêu thụ và không tính đến cấu trúc công nghệ của các dạng sử dụng năng lượng. Các mô hình KTL sử dụng 3 phương pháp chủ yếu là phương pháp đàn hồi, phương pháp ngoại suy và phương pháp hồi quy tương quan.

Điểm yếu của các mô hình này là chúng dựa trên giả định mối liên hệ giữa thu nhập, giá và nhu cầu năng lượng tồn tại trong quá khứ sẽ tiếp tục giữ vững trong tương lai. Cấu trúc cơ bản của nhu cầu năng lượng không được phân tích và năng lực dự báo của mô hình sẽ bị phá vỡ khi cấu trúc cơ bản thay đổi. Thực tế cho thấy, môi quan hệ giữa năng lượng, thu nhập và giá năng lượng có thể thay đổi đáng kể trong tương lai khi mà những thay đổi quan trọng trong cấu trúc công nghệ của nhu cầu năng lượng và phản ứng của người tiêu dùng xảy ra.

Các mô hình dự báo hồi quy tuyến tính đơn và hồi quy bội là các mô hình thống kê nhằm mô tả các tình huống thực tế để từ đó có thể dự báo cho tương lai. Mô hình dự báo theo cách này biểu thị 2 phần: Thành phần mang tính hệ thống phi ngẫu nhiên được mô tả bằng một hàm số và thành phần hoàn toàn ngẫu nhiên. Mô hình dự báo mô tả toàn bộ thành phần mang tính hệ thống, phi ngẫu nhiên trong các số liệu và để lại phần dự báo mang tính ngẫu nhiên. Để giải thích cho những thay đổi trong biến phụ thuộc, những biến độc lập được đưa vào trong mô hình trước hết phải có tương quan với biến phụ thuộc. Tuy vậy, giữa các biến độc lập lại không nên có tương quan với nhau, vì khi đó kết quả dự báo sẽ không chính xác. Bởi vậy, trước khi sử dụng một mô hình hồi quy bội, cần phải kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến độc lập với nhau cũng như mức độ tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc bằng cách sử dụng ma trận tương quan.

Phương pháp ngoại suy hiện đang được sử dụng ở nhiều nước để dự báo nhu cầu điện. Trong mỗi điều kiện cụ thể, người ta xác định tương quan giữa các biến độc lập (thường là các yếu tố kinh tế, dân số và phát triển công nghệ) và biến phụ thuộc (nhu cầu điện), dựa vào các phân tích thống kê để xây dựng mô hình. Điểm mạnh của phương pháp này là dựa trên cơ sở vững chắc của lý thuyết thông kê và việc xây dựng mô hình không quá phức tạp. Điểm yếu là việc xác định các yếu tố tương quan giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc và việc xác định các trọng số của các mối tương quan ấy khá khó khăn. Thêm vào đó, độ chính xác của kết quả dự báo theo phương pháp này đòi hỏi sự phát triển ổn định của cả quá trình khảo sát lẫn quá trình dự báo, đó là điều kiện khó có thể được đảm bảo trong thực tế.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w