0
Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG Sản phẩm chính của DN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TOYOTA.DOCX (Trang 26 -34 )

5. Tốc độ tăng trưởng ngành kinh doanh của doanh nghiệp

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG Sản phẩm chính của DN

Sản phẩm chính của DN

Toyota có sự đa dạng hóa trong dòng sản phẩm, không chỉ bao gồm các dòng sản phẩm trong nước mà còn cả các dòng sản phẩm nhập khẩu

Các dòng sản phẩm trong nước bao gồm: Camry: Luxury is a journey

Corolla Altis 1.8: Lịch lãm, tinh tế

Corolla Altis 2.0: Quyến rũ mọi ánh nhìn Vios: Phong cách đam mê

Fortuner: Rieng một vị thế

Fortuner V TRD Sportivo: Riêng một vị thế Innova: Ước mơ trong tầm tay

Innova GSR: Tiếp nối thành công, không ngừng đột phá

Các dòng sản phẩm nhập khẩu:

Land Cruiser: Thống lĩnh mọi địa hình Hi-lux: Mạnh mẽ, đa năng

Yaris

Thi trường công ty Toyota việt nam:

Là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về sản xuất ôtô có mặt đầu tiên tại VN vào năm 1995, tính đến năm 2010 này, Cty ôtô Toyota Việt Nam (TMV) chính thức bước vào tuổi 15. Mười lăm năm là thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong hoạt động sản xuất của TMV, từ chỗ chỉ sản xuất được 2 xe/ngày trong năm đầu tiên (1996), đến năm 2009 chỉ số này đã đạt con số ấn tượng 140 xe/ngày. Quy mô từ 212 xe khi nhà máy bắt đầu hoạt động đã nhảy vọt lên 30.000 xe vào năm 2009 . Tăng sản lượng đồng hành với đa dạng hoá sản phẩm. Từ chỗ chỉ có 2 mẫu xe CKD là Hiace và Corrola vào năm 1996, đến năm 2009, TMV đã cung cấp cho thị trường 6 mẫu xe CKD (Camry, Corrola Altis, Vios, Innova, Fortuner và Hiace) với 17 chủng loại khác nhau.

Trong năm 2009, về doanh số bán, TMV đã trao sản phẩm đến 30.109 khách hàng, chiếm 25% thị phần trong thị trường ô tô và đạt mức tăng trưởng 23% so với năm 2008, nâng tổng số xe bán cộng dồn lên tới con số trên 145.000 xe. Bên cạnh đó, với trên 515.000 lượt xe vào làm dịch vụ tại các trạm bảo dưỡng và sửa chữa, TMV cũng đạt mức tăng trưởng về dịch vụ 18%.

Góp phần vào sự phát triển của ngành CN ôtô VN thì không chỉ quanh quẩn ở thị trường nội địa mà phải có sản phẩm xuất khẩu. TMV đã tiên phong đưa Trung tâm Xuất khẩu phụ tùng ô tô đầu tiên tại VN đi vào hoạt động từ năm 2004 nhằm xuất khẩu phụ tùng với kim ngạch bình quân 20 triệu USD/năm, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 2004- 2009 đạt trên 110 triệu USD. Dự kiến chỉ số này sẽ tăng 25 triệu USD trong năm 2011 và khoảng 30 triệu USD những năm tiếp theo.

Đánh giá nguồn lực của DN trên chuỗi giá trị

Hoạt động cơ bản:

Hậu cần nhập: thực tế ở nước ta nền công nghiệp phụ trợ chưa phát triển đó

là một thách thức không nhỏ cho công ty Toyota .các nguyên vật liệu sẽ được tiếp nhận từ nhập khẩu hoặc từ trong nước .

Sản xuất: Với số vốn đầu tư ban đầu trên 49 triệu USD, trong giai đoạn đầu TMV đã xây dựng dây chuyền sản xuất và lắp ráp với 3 trong 4 công đoạn chính của quy trình sản xuất ôtô là: Hàn, Sơn và Lắp Ráp. Đến tháng 3/2003, TMV đưa Xưởng Dập chi tiết thân xe vào hoạt động và trở thành liên doanh đầu tiên tại Việt Nam có cả 4 công đoạn chính: Dập, Hàn, Sơn và Lắp Ráp.

Hậu cần xuất: Các sản phẩm của Toyota sau khi được sản xuất sẽ được phân phối cho hơn 23 đại lý và chi nhánh khắp cả nước sau đó bán lẻ cho người tiêu dùng .

Marketing và bán hàng:với chiến lược marketing hợp lý Toyota đã tạo ra những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.các sản phẩm của Toyota có sự hợp lý giữa giá trị và giá bán.

Dịch vụ: Với phương châm “khách hàng là trên hết” và “Chất lượng sau bán

hàng hoàn hảo”, TMV liên tục cải thiện chất lượng và tốc độ phục vụ khách hàng với các dịch vụ Bảo dưỡng nhanh, Sửa chữa nhanh thân vỏ và sơn, Sửa chữa vết xước trong 4 giờ... Kết quả là số lượt xe tham gia dịch vụ và doanh thu phụ tùng chính hiệu luôn tăng đều hàng năm, đạt mức trung bình khoảng 12%.các dich vụ khác như giải đáp thắc mắc ,đào tạo hướng dãn cũng rất tôt..

Hoạt động hỗ trợ:

Quản trị thu mua: để tiết kiệm trong việc nhập khẩu các nguyên vật liệu vào

+ Vào tháng 8.2003, một sự kiện rất đáng kể đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đó là TMV khánh thành dây chuyền dập vỏ xe tại nhà máy ở Vĩnh Phúc.

+ TMV cũng đã mời gọi thành công một số nhà cung cấp thuộc Tập đoàn Toyota Nhật Bản vào Việt Nam đầu tư sản xuất như Denso, Toyota Boshoku, Toyoda Gosei … Hiện TMV đã có tất cả 11 nhà cung cấp phụ tùng tại Việt Nam.

Phát triển công nghệ: công nghê được coi là một nguồn lực quan trọng trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh nhất là trong lĩnh vực ôtô. Do vậy Toyota việt nam đã không ngừng nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng về giá cả cũng như chất lượng,mẫu mã,kiểu dáng.

Quản trị nguồn nhân lực: TMV đã thành lập Trung tâm đào ngay tại Trụ sở chính tại Mê Linh để tổ chức các hoạt động đào tạo nội bộ. Bên cạnh đó, năm 2004 TMV đã thành lập các Trung tâm đào tạo tại Hà Nội và phía Nam vào tháng 2/2009 nhằm đáp đào tạo nhân viên cho mạng lưới đại lý/trung tâm dịch vụ. Hàng năm, có khoảng 50 khóa đào tạo loại này được tổ chức cho khoảng 1.000 lượt học viên.

Xác định năng lực cạnh tranh của DN

Sản phẩm

Các sản phẩm xe của TOYOTA đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, phong cách, giá cả…vượt trội về chất lượng, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường …do đó đáp ứng được mọi nhu cầu của các tập khách hàng khác nhau từ những người có thu nhập trung bình đến những người có thu nhập cao, từ nhu cầu về xe du lịch đến xe đi các loại địa hình khác nhau. Ngoài ra còn đáp ứng được đa dạng những sở thích khác nhau về kiểu dáng , màu sắc.. Chẳng hạn :

Về giá cả : các sản phẩm của TOYOTA rất đa dạng về giá cả , từ 600tr VND(Innova; yaris; vios..) đến những chủng loại sang trọng (Camry; Fortuner; Land cruise..)

Về kiểu dáng:thời trang, thể thao (Camry; Fortuner) ; sang trọng , thoải mái( Innova; corolla Altis..)

Uy tín về thương hiệu và chất lượng sản phẩm

Với quy mô lớn và uy tín thương hiệu TOYOTA đã xây dựng được tập khách hàng và những nhà cung cấp trung thành do đó giảm được các chi phí thiết lập cơ sở khách hàng và chuyển đổi nhà cung cấp. Hiện nay , TOYOTA có khoảng 11 nhà cung cấp với trên 300 chủng loại chi tiết khác nhau, chẳng hạn như : công ty TNHH TOYOTA BOSHOKU HA NOI ; công ty EMTC; công ty HVL…Hầu hết các nhà cung cấp của TOYOTA đều là các đối tác chiến lược có mối quan hệ làm ăn lâu dài với TOYOTA , được TOYOTA giúp đỡ rất nhiều, nhờ vậy họ cung ứng cho TOYOTA nguồn đầu vào với giá rẻ và chất lượng cao. Ngoài ra, đối với các yếu tố đầu vào , TOYOTA luôn đưa ra những tiêu chuẩn về chất lượng cũng như kỹ thuật rất cao .

Bộ phận R&D.

Chính nhờ có bộ phận R&D hoạt động hiệu quả nên TOYOTA luôn đi trước 1 bước so với xu hướng của thị trường, tạo ra được đa dạng các chủng loại xe cũng như tạo ra những xu hướng tiêu dùng thực sự mới cho khách hàng.

Công nghệ sản xuất

Với công nghệ sản xuất vượt trội , TOYOTA luôn chú trọng giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất có thể , từ đó hạ giá thành sản phẩm , chính vì vậy các sản phẩm của TOYOTA luôn có giá mềm hơn so với các sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh cạnh tranh.

Những năm gần đây, TOYOTA ngày càng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của các nguyên vật liệu đầu vào , từ đó làm giảm đáng kể chi phí sản xuất sản phẩm.

Cũng chính nhờ khả năng sản xuất vượt trội và việc mở rộng các kênh phân phối , chi phí gia nhập cao để phất triển các kênh phân phối đã tạo ra những rào cản rất lớn đối với các đối thủ.

Có hệ thống đại lý rộng khắp toàn quốc( với khoảng hơn 20 đại lý và chi nhánh đại lý, trong đó tập trung hầu hết ở các thành phố lớn như Hà Nội , TPHCM và 1 số thành phố khác ) , vì thế nó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng , thuận tiện và đúng hẹn .

Dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Cùng với việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, TOYOTA luôn tạo ra và duy trì dịch vụ chăm sóc khách hàng(thủ tục mua xe đơn giản, dễ dàng..) và dịch vụ sau bán hoàn hảo như dịch vụ bảo hành , sửa chữa miễn phí, phụ tùng và phụ kiện chính hiệu, khuyến mại.., từ đó giành được sự tin tưởng và trung thành của của khách hàng.

Nguồn nhân lực.

Chính sách tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực mang tính dài hạn luôn được TOYOTA đặt lên hàng đầu, các nhân viên của TOYOTA đều được đào tạo chuyên nghiệp và không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn bằng các khóa học trong và ngoài nước.

Xác định vị thế cạnh tranh của DN

Những lợi thế: thương hiệu, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, hệ thống

phân phối, dịch vụ khách hàng..

Những bất lợi: tiềm lực tài chính hạn hẹp, cơ sở vật chất đang trong quá

trình xây dựng, các sản phẩm có giá cao hơn các đối thủ

Trong ngành sản xuất ôtô , những điểm mạnh nổi bật của TOYOTA so với các đối thủ cạnh tranh khác mà chúng ta có thể thấy là sự đổi mới không ngừng về công nghệ sản xuất, về sản phẩm và các dịch vụ…họ luôn là những người đi đầu trong việc sáng tạo ra các sản phẩm dẫn đầu về xu thế trên thị trường , không những thế , sản phẩm của họ luôn đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp tiêu dùng một cách tốt nhất, những dịch vụ đi kèm dành cho khách hàng cũng là một điểm mạnh của TOYOTA mà không một hãng nào có thể so sánh được chính những điều này đã làm nên thương hiệu của TOYOTA , tạo cho nó một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh.

Các nhân tố bên trong Độ quan trọng Điểm xếp loại Điểm quan trọng Giải thích Điểm mạnh Uy tín về thương hiệu và sản phẩm 0.2 4 0.8 Là nhân tố quan trọng nhất đối với công ty Nguồn nhân lực chất

lượng cao

0.05 3 0.15 Tuyển dụng và đào tạo

tốt

Bộ phận R&D 0.15 4 0.6 Luôn dẫn đầu trong ngành

Hệ thống kênh phân phối rộng

0.1 3 0.3 Với hơn 20 đại lý trên

toàn quốc

Văn hóa công ty mạnh 0.05 3 0.15 Tinh thần làm việc và phục vụ KH

Năng lưc sản xuất 0.1 3 0.3 Chi phí sản xuất thấp

Cấu trúc tổ chức chặt chẽ

0.05 3 0.15 Thống nhất trong quản

Đội ngũ quản trị 0.1 3 0.3 Có năng lực

Điểm yếu

Hệ thống kiểm soát chất lượng

0.05 3 0.15 Kiểm soát chưa chặt chẽ

Tiềm lực tài chính 0.05 2 0.1 Khá yếu

Marketing 0.1 3 0.3 Chưa được tốt

Tổng 1 34 3.3

CƠ HỘI: O (OPPORTUNITIES)

1. Thị trường ngành ô tô không ngừng tăng trưởng. 2. Thu nhập người dân ngày càng cao

3. Hội nhập kinh tế

THÁCH THỨC : T (THREATS)

1. Cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đối thủ cạnh tranh mạnh 2. Yêu cầu ngày càng khắc khe về chất lượng sản phẩm 3. Chinh phủ đã có lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô

ĐIỂM MẠNH: S (TRENGTHS)

1. Thương hiệu ô tô hàng dầu

2. Đội ngũ CBCNV có nhiều kinh nghiệm trong SXKD 3. Công nghệ sản xuất tiên tiến

4. Hệ thống nhà phân phối mạnh ĐIỂM YẾU: W (WEAKNESSES)

1.Nhiều sản phẩm còn xuất hiện lỗi 2. Sản phẩm chưa đa dạng

Ma trận Tows cho Toyota Việt Nam

Điểm mạnh S Điểm yếu W

1. Thương hiệu ô tô hàng dầu

2. Đội ngũ CBCNV có nhiều kinh nghiệm trong SXKD

3. Công nghệ sản xuất tiên tiến

4. Hệ thống nhà phân phối mạnh

1.Nhiều sản phẩm còn xuất hiện lỗi

2. Sản phẩm chưa đa dạng

CL Điểm mạnh-Cơ hội CL Điểm yếu-Cơ hội

1. Thị trường ngành ô tô không ngừng tăng trưởng. 2. Thu nhập người dân ngày càng cao

3. Hội nhập kinh tế

1. Tận dụng kinh nghiệm sản xuất KD, đẩy mạnh sản xuất, phát triển quy mô. (S2S3O1O2)

2. Hợp tác xúc tiến bán sản phẩm (S4 O1O3)

1.Phân đoạn thị trường hương vào các tập khách hàng mục tiêu(W2 O1O2) 2.Kết hợp HĐ Marketing chuyên nghiệm(W2O3)

3.Nghiên cứu cải tiến dổi mới sản phẩm(O3 W1) Thách thức T

CLĐiểm mạnh-Thách thức CL Điểm yếu- Thách thức

1. Cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đối thủ cạnh tranh mạnh 2. Yêu cầu ngày càng khắc khe về chất lượng sản phẩm

3. Chinh phủ đã có lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô

1.Quangr bá thương hiệu (S1T1)

2. Áp dụng công nghệ SX cao, đổi mới sản phẩm, tối thiểu hóa chi phí (S2S3S4 T2T3)

1. Tập trung vào một số sản phẩm chính,giá thành thấp(W2 T3)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TOYOTA.DOCX (Trang 26 -34 )

×