Tác dụng không mong muốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi (Trang 140)

- Các chống trầm cảm thế hệ mới ít tác dụng không mong muốn hơn so với thuốc cổ điển, tuy nhiên các tác dụng này vẫn có thể xảy ra, một số nghiên cứu nhận định ở người cao tuổi có tỷ lệ tác dụng không mong muốn cao hơn người trẻ và tác dụng không mong muốn của Remeron so với SSRI là tương đương nhau [105][117] (bảng 3.22).

- Khi điều trị, những bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đã được các bác sỹ điều trị chọn lựa cả các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, SSRI và nhóm các thuốc chống trầm cảm mới (Bảng 3.20).

- Các tác giả (Nguyễn Kim Việt [105][138], Meyers et al (2008) [139], Mottram P, Wilson K (2006) [140]) cho rằng cần lựa chọn các thuốc chống trầm cảm không có tác dụng kháng cholinergic, bởi với tác động kháng cholinergic sẽ gây ra hoặc làm tăng các rối loạn tim mạch sẵn có ở người già. Thêm nữa các thuốc này có thể cũng gây ra giảm trí nhớ, rối loạn định hướng ở người già. Chính vì vậy, trong 155 bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu, số bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm thế hệ mới là nhiều nhất (144 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 92,9%), đây là nhóm thuốc có rất ít tác dụng phụ nên sẽ là chọn lựa tối ưu đối với trầm cảm tuổi già. Tuy nhiên, trong nhóm

nghiên cứu của chúng tôi vẫn có 11 bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đây là nhóm thuốc có nhiều tác dụng trên hệ cholinergic.Theo nhiều tác giả đây là nhóm thuốc nên hạn chế sử dụng ở những bệnh nhân cao tuổi. Trên thực tế các thuốc chống trầm cảm 3 vòng vẫn được chọn lựa, có lẽ vì thuốc chống trầm cảm 3 vòng là nhóm thuốc thiết yếu trong điều trị trầm cảm ở Việt Nam và có thể do điều kiện kinh tế còn khó khăn của các bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân đến từ vùng nông thôn…. Một lý do khác có lẽ quan trọng hơn là bệnh cảnh trầm cảm ở người cao tuổi có rất nhiều các triệu chứng cơ thể và chúng tôi thấy nhiều bệnh nhân trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu trước khi vào viện cùng với các triệu chứng đau còn có biểu hiện kêu khóc ban đêm. Theo nhiều tác giả (Sheldom H Preskorn, Paul Fedoroff và cộng sự....) các thuốc TCAs rất có hiệu quả trong điều trị những rối loạn trầm cảm có các triệu chứng cơ thể như triệu chứng đau và đặc biệt trong trầm cảm có biểu hiện kêu khóc ban đêm ... [64] [86] [90][94][101].

Theo Jacoby [146] và Brice Pitte [88] CTC 3 vòng, nhất là CTC 4 vòng vẫn được coi là chọn lựa hàng đầu ở nhiều nước đang phát triển trong điều trị trầm cảm cơ thể [86].

Bảng 3.22, cho thấy các tác dụng phụ do tác động kháng cholinergic là khá phổ biến ở các BN nghiên cứu. Gặp nhiều nhất là các biểu hiện khô miệng (60,0%), táo bón (39,4%), nhịp tim nhanh (38,1%), bí tiểu (7,1%). Các biểu hiện này chủ yếu gặp ở nhóm BN được điều trị bằng thuốc CTC 3 vòng. Giống như nhận xét của nhiều tác giả (Brice Pitte, Van der cammen, Mottram P, Paul Fedoroff...) tác dụng kháng cholinergic là đặc trưng của thuốc CTC 3 vòng, đặc biệt nhạy cảm và nặng nề hơn ở bệnh nhân trầm cảm tuổi già. Cần chú ý các biểu hiện suy giảm nhận thức, làm cho bệnh cảnh dễ lẫn với sa sút trí tuệ và thay đổi nhịp tim, thay đổi dẫn truyền điện tim có thể gây các biến chứng nặng nề ở người có sẵn bệnh tim mạch [86] [105] [101] [139].

Các biểu hiện run rẩy khi đi lại (37,4%), loạng choạng (38,7%), hạ huyết áp (18,1%) (Bảng 3.23). Các tác dụng không mong muốn này gặp nhiều hơn ở BN từ 70 tuổi trở lên và chủ yếu thấy ở bệnh nhân loạn thần, rối loạn hành vi được sử dụng phối hợp các thuốc an thần kinh, thuốc chỉnh khí sắc, thuốc giải lo âu. Các rối loạn này hầu như khỏi hẳn khi ngừng thuốc an thần kinh, nghĩa là người già cũng rất nhạy cảm và dung nạp thấp với các thuốc an thần kinh. Ở người già sự chuyển hoá thuốc, dược động học của các thuốc hướng thần có sự thay đổi, khác biệt so với người trẻ, khả năng chuyển hoá của gan, chức năng lọc của thận đều suy giảm. Người già có nhiều bệnh cơ thể kèm theo và được điều trị bằng nhiều thuốc khác nhau… có thể dẫn đến tác dụng chéo không có lợi, làm giảm khả năng dung nạp thuốc ở người cao tuổi.

Rối loạn và giảm dục năng thấy ở 29,6% BN và thấy rõ nhất ở nhóm tuổi <70. Các biểu hiện này nhiều khi khó phân biệt được đó là tác dụng phụ do thuốc hướng thần, đôi khi giảm dục năng còn là triệu chứng sinh học của bản thân rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên các biểu hiện ở nhóm BN nghiên cứu có liên quan rõ rệt hơn với việc sử dụng thuốc hướng thần. Theo các tác giả Nguyễn Kim Việt (2006) [105], Menchetti M và cộng sự [99] ... các rối loạn nội tiết như rối loạn kinh nguyệt ở nữ , vú to chảy sữa ở nam giới, suy giảm tình dục là những tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng các thuốc an thần kinh đặc biệt là Olanzapine.

4.7. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)