PHẦN I I: THIẾT KẾ CỐNG NGẦM

Một phần của tài liệu đồ án thủy công đồ án môn học (Trang 26)

NGẦM

LẤY NƯỚC

A.NHỮNG VẤN ĐÊ CHUNG :

I. Nhiệm vụ, cấp công trình và các chỉ tiêu kinh tế: 1. Nhiệm vụ:

Cấp nước tưới cho 5000 ha ruộng đất canh tác Cấp nước sinh hoạt cho 7000 dân

Kết hợp nuôi trồng thủy sản vă du lịch sinh thâi Kết hợp thủy điện nhỏ với công suất N=1000KW

2. Cấp công trình:

- Theo nhiệm vụ, tra bảng 1 QCVN 04 - 05 : 2012/BNNPTNT : Công trình cấp II cấp công trình là cấp II

- Theo cấp chung của cả công trình đầu mối, vì cống là một trong những công trình chủ yếu của đầu mối. Cấp của cả công trình được xác định như ở phần thiết kế đập. Do đó, cấp công trình là cấp II

Kết hợp 2 điều kiện trên, ta chọn cấp công trình là cấp II. 3. Các chỉ tiêu thiết kế:

- Lưu lượng lấy nước ứng với: MNDBT Qtk=3,8(m3/s) - MNC Qtk=4,5(m3/s)

- Đặc trưng hồ chứa : MNC =65,5 (m); MNDBT = 93,3 (m); - MNĐK =64 (m)

- Tài liệu về kênh chính: hệ số mái m=1,5, độ nhám kênh n=0,025

- Từ cấp công trình, dựa vào các qui phạm ta xác định được các chỉ tiêu cần thiết cho việc thiế kế cống

- Tần suất thiết kế P = 0,5% Hệ số độ tin cậy Kn =1,2

II. Phân tích chọn tuyến và cao trình đặt cống : 1. Tuyến cống : phải đảm bảo yêu cầu:

+ Nằm cùng phía với khu tưới và khác phía với tuyến tràn + Nằm dưới cao trình mực nước chết

+ Nằm cao hơn cao trình mực nước bùn cát lắng đọng + Chọn tuyến cống hợp lí có chiều dài ngắn nhất

+ Tuyến cống phải ngắn, thẳng, nên đi dọc theo đường đồng mức. Thân cống dài sẽ xãy ra các hiện tượng như nứt, gãy... nên thân cống phải đặt trên nền đất thiên nhiên

(địa chất tốt, không nằm trên nền đất đắp), tránh đặt một phần cống trên nền đất một phần trên nền đá, thuận lợi cho thi công.

+ Giảm khối lượng đào dắp, xây lắp

+ Đáy cống ở thượng lưu cao hơn mực nước bùn cát lắng đọng dự kiến trong hồ Kết luận: Để đảm bảo yêu cầu tưới tự chảy cho 5000 ha đất canh tác, nuôi trồng thủy sản và nhu cầu sinh hoạt ta bố trí cống ngầm lấy nước ở bờ trái dòng sông, dưới thân đập để đảm bảo không bị bùn cát lắng động ở thượng lưu lấp miệng cống 2. Chọn hình thức cống và vị trí của tháp đoúng mở cống :

- Vì cống đặt dưới đập đất, mực nước thượng lưu lấy nước thay đổi nhiều (từ MNC đến MNDBT) nên hình thức hợp lý là cống ngầm lấy nước không áp.

- Chọn hình thức đoúng mở cống là loại van thẳng bằng thép.

- Chọn vị trí tháp đoúng cống, mở cống. Theo kinh nghiệm tháp đoúng mở được chọn ở mái thượng lưu của đập ở vị trí khoảng 1/3 chiều dài cống.

- Đoạn cống trước tháp đoúng, mở cống được thiết kế có dạng thuận dòng và có đoạn kênh dẫn vào.

- Cống được làm bằng vật liệu bêtông cốt thép với độ nhám n = 0,014(Phụ lục 4- 3, bảng tra thủy lực).

- Chọn mặt cắt cống hình chữ nhật một cửa - Cuối cống có công trình tiêu năng

- Để đảm bảo điều kiện ổn định và chống nứt nẽ, thấm qua thân cống trong mọi trường hợp. Cống được thiết kế với chế độ chảy bán áp.

3. Sơ bộ bố trí cống :

Chọn sơ bộ cao trình đáy cống thâïp hơn MNC 1m ∇đc =65,5 -1= 64,5(m)

Từ vị trí cao trình đáy cống đối chiếu với sơ đồ đập ta xác định sơ bộ được chiều dài công Lc=185(m)

Một phần của tài liệu đồ án thủy công đồ án môn học (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w