Đối tượng được bảo lãnh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng chất lượng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội (Trang 49)

P. Tổ chức Cán bộ

2.2.1.1Đối tượng được bảo lãnh

Ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho:

- Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt nam bao gồm: Các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp cả các tổ chức tín dụng chính trị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân.

- Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng bao gồm: các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt nam, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng; các ngân hàng nước ngoài tại Việt nam, hoạt động theo luật pháp Việt nam.

- Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 của bộ luật Dân sự.

- Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt nam.

2.2.1.2 Các hình thức bảo lãnh chủ yếu

Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội thực hiện các loại bảo lãnh sau:

- Bảo lãnh vay vốn: bao gồm có bảo lãnh vay vốn trong nước và bảo lãnh vay vốn nước ngoài.

- Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng. - Bảo lãnh dự thầu.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm. - Bảo lãnh hoàn thanh toán.

- Bảo lãnh bảo hành. - Bảo lãnh bảo dưỡng.

- Bảo lãnh khoản tiền giữ lại. - Các loại bảo lãnh khác.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng chất lượng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội (Trang 49)