Các thiết bị ngoại vi khác:

Một phần của tài liệu Giao trinh lamayap may vi tinh (Trang 25)

1. Card mạng (NIC Network Interface Card):

Card mạng dùng để nối mạng nội bộ. Phía sau card có các đầu để nối các dây mạng. Hình 52

Phân loại:

- NIC tích hợp trên mạch - onboard - NIC dạng card rời cắm khe PCI.

2. Card âm thanh (Sound Card):

Card âm thanh là thiết bị xuất và nhập tín hiệu

Hình 51. Ổ DVD

Hình 52. NIC card audio trong máy tính. Card âm thanh được đánh giá phụ thuộc vào chất lượng âm thanh sau xử lý và số lượng ngõ ra. Có ít nhất 3 jack 3 ly ở sau card âm thanh. Có ý nghĩa như sau: Hình 53

- Line Out (xanh lá cây): để cắm dây audio của loa hoặc tai nghe.

- Line In (xanh nước biển): cắm dây dữ liệu audio từ các thiết bị cần đưa âm thanh vào máy vi tính.

- Mic (màu đỏ): để cắm dây của micro.

- Game (cổng lớn nhất): để cắm cần chơi game Joystick (chỉ một số máy có cổng này)

Phân loại:

-Card tích hợp trên mạch - Sound onboard. - Card rời - gắn khe PCI

3. Modem:

Hình53. Sound card Modem là thiết bị chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu điện thoại và tín hiệu máy tính giúp máy tính nối với mạng Internet thông qua dây điện thoại. Chất lượng modem phụ thuộc tốc độ truyền dữ liệu Kbps, Mbps...

Phân loại:

-Onboard: thường có trên máy xách tay. -External: gắn ngoài. Hình 54

Hình 54. Modem ngoài Hình 55. Modem trong

4. USB Hard Disk:

Ổ cứng USB dùng để lưu trữ, di chuyển dữ liệu với dung lượng lớn (Hình 56). Ổ cứng USB còn có chức năng nghe nhạc MP3, xem phim MP4…(Hình 57)

Để đảm bảo an toàn dữ liệu và kéo dài tuổi thọ của đĩa cứng USB ta phải thực hiện thao tác rút đĩa an toàn ra khỏi hệ thống. Khi không dùng đĩa nữa thì nhấp phải chuột trên biểu tượng đặc trưng của đĩa dưới khay hệ thống, chọn Safe to remove (đối với Windows XP trở lên) hoặc Unplug or Eject hardware (đối với Windows 200 trở xuống). Chọn tên ổ đĩa trong danh sách. Nhấn nút Stop.

Hình 56. USB HDD Hình 57. Máy MP4

5. Máy in (Printer):

Máy in dùng để in ấn tài liệu, dữ liệu từ máy tính. Các thông số đặc trưng: Độ phân giải dpi (dots per inch), tốc độ in (số trang trên 1 phút), bộ nhớ đệm (MB)

Phân loại: có 3 loại chính: - Máy in kim. Hình 58 - Máy in phun. Hình 59 - Máy in Lazer. Hình 60

Hình 58. Máy in kim Hình 59. Máy in phun Hình 60. Máy in Lazer

9. Máy quét (Scanner):

Máy quét dùng để nhập dữ liệu hình ảnh, chữ viết, mã vạch, mã từ,…. vào máy tính. Đặc trưng: độ phân giải – dpi

- Máy quét ảnh:dùng để quét hình ảnh, film của ảnh chụp, chữ viết... Hình 61 - Máy quét mã vạch:dùng quyét mã vạch dùng trong siêu thị để đọc giá tiền của hàng hóa, trong thư viện để đọc mã số SV từ thẻ SV...Hình 62

- Máy quét từ:đọc thẻ từ, ứng dụng trong hệ thống cửa thông minh, hệ thống chấm công nhân viên...Hình 63 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 61. Máy quét ảnh Hình 62. Máy quét mã vạch Hình 63. Máy quét từ

10. Máy chiếu (Projector):

Máy chiếu là thiết bị hiển thị (chiếu) hình ảnh lên một màn ảnh rộng thay thế màn hình để phục vụ hội thảo, học tập...Hình 64

Đặc trưng: độ phân giải giống như màn hình: VGA, 600x800, 1024x600,….

Chỉ cần cắm dây dữ liệu vào cổng VGA thay thế dây dữ liệu vào màn hình là có thể trình chiếu.

11. Thẻ nhớ (Memory card):

Thẻ nhớ là thiết bị lưu trữ di động, là bộ nhớ có khả năng tương thích với nhiều thiết bị khác nhau như máy ảnh kỹ thuật số, máy điện thoại di động...Hình 65

Đặc trưng: Dung lượng MB, GB.

Chỉ cần cắm vào khe cắm thẻ của máy tính là ta có thể sử dụng như ổ đĩa bình thường trên máy tính. Đối với máy tính không có khe cắm thẻ nhớ nên ta phải sử dụng một đầu đọc thẻ nhớ gắn vào cổng USB như hình bên.

12. Loa (Speaker):

Loa chính là hệ thống xuất trên máy vi tính. Loa phát âm thanh để giải trí, để học tập,…Để đánh giá hệ thống loa có thể căn cứ vào công suất của loa tính bằng W, số lượng các loa vệ tinh trong hệ thống.

Hình 64. Máy chiếu

Hình 65. Một số loại thẻ nhớ

Chỉ cần cắm dây line in (ngõ vào) của loa vào ngõ line out (ngõ ra) màu xanh lá cây của card âm thanh

13. Tai nghe & nói hỗn hợp (Microheadphone): headphone):

Với headphone có kèm micro ta có thiết bị có 2 chức năng xuất và nhập dữ liệu audio. Hình 67. Để sử dụng trên mỗi Microheadphone có 2 đầu dây, cắm dây có ký hiệu tai nghe vào chân cắm Line Out

(màu xanh lá), dây có ký hiệu Micro vào chân cắm Mic (màu đỏ, hoặc hồng) trên card âm thanh.

14. Joystick:

Joystick là thiết bị dùng để chơi game trên máy vi tính với nhiều chức năng đặc biệt có thể thay thế chuột, bàn phím. Chỉ cần cắm dây cáp của Joystick vào cổng game trên card âm thanh. Hình 68

15. Webcame:

Webcame là thiết bị thu hình ảnh vào máy vi tính. Webcame có thể sử dụng trong việc giải trí, bảo vệ an ninh, hội thảo từ xa, khám bệnh từ xa...Thông số đặc trưng của Webcame là độ phân giải tính bằng dpi. Muốn sử dụng chỉ cần nối dây dữ liệu vào cổng USB, cài phần mềm hỗ trợ đi kèm là có thể dùng

được ngay. Hình 69 Hình 68. Joystick

Hình 69. Webcame Hình 70. UPS Hình 71. USB Bluetooth

14. Bộ tích điện (UPS: Uninterruptible Power Supply):

Bộ tích điện có công dụng ổn định và cung cấp điện cho máy trong một khoảng thời gian ngắn (5 - 10 phút) trong trường hợp có sự cố mất điện. UPS giúp người sử dụng kịp lưu tài liệu, tắt máy an toàn. Thông số đặc trưng của UPS là công suất cung cấp (được tính bằng KW).

Để sử dụng chỉ cần cắm dây nguồn của UPS vào nguồn điện. Sau đó cắm dây nguồn vào thiềt bị cần bảo vệ (case, màn hình, máy in..) vào UPS.

15. USB Bluetooth:

USB Bluetooth là thiết bị để giao tiếp với máy tính với các thiết bị khác có cùng kiểu giao tiếp bluetooth. Điện thoại di động dùng công nghệ truyền dữ liệu không dây bluetooth có thể kết nối với máy tính có gắn USB bluetooth để truyền dữ liệu. Để sử dụng: Chỉ cần cắm USB Bluetooth vào cổng USB.

BÀI 3: CÁC BƯỚC LẮP RÁP CÁC THIẾT BỊI. Các thao tác chuẩn bị: I. Các thao tác chuẩn bị:

- Chuẩn bị đầy đủ các linh kiện đã nêu ở mục các thiết bị cơ bản: case, bộ nguồn, mainboard, card màn hình, …. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuẩn bị các dụng cụ để lắp ráp như vòng tay chống tĩnh điện, tua vít, kiềm.

Một phần của tài liệu Giao trinh lamayap may vi tinh (Trang 25)