Bảng 4.1. Lịch tiêm vaccin cho heo con theo mẹ và heo cai sữa
Ngày tuổi ( tuần tuổi) Loại vaccine Công dụng
7 ngày ( 1 tuần) SFV -Phòng bệnh dịch tả
14 ngày ( 2 tuần) Mycopaslmas -Phòng bệnh suyễn
21 ngày ( 3 tuần) SFV -phòng bệnh dịch tả lần 2 35 ngày ( 5 tuần) Mycopaslmas -Phòng bệnh suyễn lần 2
49 ngày ( 7 tuần) FMD -Phòng bệnh lở mồm long móng 55 ngày ( 8 tuần) Tụ huyết trùng -Phòng bệnh tụ huyết trùng 65 ngày ( 9 tuần) SFV -Phòng dịch tả lần 3
Sau khi nhập đàn Loại váccin làm lần 1 Loại vaccin làm lần 2 Hậu bị thay đàn -Tuần 2 -Tuần 3 -Tuần 4 -Tuần 5
-Parvo + giả dại -Dịch Tả + FMD ( LMLM)
-Tuần 6 -PRRS (tai xanh) Lợn nái
mang thai
-Mang thại 10 tuần = 70 ngày
-Mang thai 12 tuần = 84 ngày
-Mang thai 14 tuần = 98 ngày -Dịch Tả -Ecoli + FMD (LMLM) - Ecoli Ecoli Lợn con theo mẹ
-Tuần tuổi 2 =14 ngày -Tuần tuổi 3= 21 ngày
-Mycopac -Dịch Tả -Mycopac Lợn sau cai và thịt
-Tuần tuổi 7 = 49 ngày -Tuần tuổi 8=56 ngày -Tuần tuổi 9= 65 ngày
- Tụ dấu
-FMD(LMLM) -Dịch Tả
Bảng 4.1. Bảng kết quả điều tra tình hình bệnh phân trắng ở lợn con theo tuần tuổi Chỉ tiêu Tuần tuổi Số con điều tra (con) Số con bị bệnh (con) Tỷ lệ bị bệnh (%) Số con chết (con) Tỷ lệ chết (%) 1 235 53 22,55 7 2,98 2 231 58 25,10 11 4,76 3 170 34 20,00 3 1,76 4 177 18 10,16 2 1,13 Tổng 813 163 20,05 23 2,83
Biểu đồ 4.2. So sánh tỷ lệ bị bệnh và tỷ lệ chết theo tuần tuổi
Nhận xét: Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2, chúng tôi thấy rằng:
+ Về tỷ lệ nhiễm bệnh: lợn con theo mẹ có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất ở tuần tuổi thứ 2 với tỷ lệ 25,10% và thấp nhất ở tuần tuổi thứ 4 với tỷ lệ 10,16%
+ Về tỷ lệ chết: Tỷ lệ chết cao nhất cũng vào tuần tuổi thứ 2 chiếm 4,76% thấp nhất là tuần tuổi thứ 4 chiếm 1,13%.
Nguyên nhân là do lợn con ở tuần tuổi thứ 1 (từ 1-7 ngày tuổi) trong giai đoạn này lợn con sống phụ thuộc vào sữa mẹ, sữa mẹ sẽ đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho lợn con sinh trưởng và phát triển bình thường. Mặt khác trong giai đoạn này lợn con được hấp thụ một lượng kháng thể có hàm lượng rất cao trong sữa đầu, do đó lợn con được miễn dịch thụ động, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trờng. Còn ở tuần tuổi thứ 3 giai đoạn này cơ thể lợn dần quen và có khả năng đáp ứng với thay đổi của môi trường, mặt khác giai đoạn này lợn con lại có thể ăn được thức ăn ngoài nên khắc phục được sự thiếu hụt cho cơ thể. Đồng thời hệ thần kinh cũng đã phát triển được, đã điều hoà đư ợc thân
nhiệt và yếu tố bất lợi của môi trường, hệ tiêu hoá cũng phát triển hoàn thiện hơn để tiêu hoá thức ăn ngoài.
Ở tuần tuổi thứ 2 tỷ lệ mắc bệnh cao hơn lợn ở tuần tuổi thứ 1, tuần tuổi thứ 3 và tuần tuổi thứ 4. Còn có nguyên nhân là do đàn lợn con theo mẹ đã được tập ăn lúc 10 ngày tuổi. Việc tập ăn này một mặt có tác dụng rất tích cực, tránh được sự giảm sút về trọng lượng, ngoài ra còn có tác dụng kích thích dạ dày sớm tiết ra HCl tự do, giúp tiêu hoá thức ăn dạng Protein hạn chế vi khuẩn thâm nhập vào đường ruột gây bệnh. Tuy nhiên việc tập ăn sớm cho lợn con cũng là một yếu tố Stress tác động đến cơ thể lợn gây bệnh, bởi lẽ lúc này hệ tiêu hoá của lợn con chưa hoàn thiện, các yếu tố bên ngoài tác động tích cực, lợn con ăn quá nhiều, thức ăn không phù hợp dẫn đến chứng khó tiêu ở lợn con. Thức ăn không tiêu hoá tích tụ tạo điều kiện cho các vi sinh vật đường ruột lên men hơn, sản sinh độc tố gây nhiễm trùng huyết kích thích niêm mạc gây viêm ruột, tăng nhu động gây ỉa chảy mà chủ yếu là ỉa phân trắng. Lợn con bị bệnh phân trắng đều dẫn đến hiện tượng mất nước, mất điện giải, các chất dinh dưỡng, cơ thể rơi vào trạng thái bệnh lý, bệnh kéo dài lợn con ỉa chảy mạnh, phân lỏng như nước, cơ thể còi cọc, nếu nặng sẽ chết. Do đặc điểm sinh lý như vậy nên tỷ lệ bị bệnh ở tuần tuổi thứ 2 là cao nhất và tỷ lệ chết ở tuần tuổi này cũng cao nhất.
Ở tuần tuổi thứ 4 tỷ lệ mắc bệnh chiếm 10,16% giảm rõ rệt so với các tuần trước, tỷ lệ chết thấp (1,13%). Theo tôi nguyên nhân là do ở độ tuổi này lợn con đã hoàn thiện bộ máy tiêu hóa, không còn phụ thuộc vào lượng sữa mẹ, sức đề kháng cao, thích nghi với môi trường...
Qua kết quả theo dõi chúng tôi thấy kết quả trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Trọng Đạt (1996) [2], bệnh tiến triển mạnh nhất ở 10 ngày đầu và lợn ở 20 ngày tuổi thì tỷ lệ mắc thấp hơn.
Như vậy, qua theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con ở 4 tuần tuổi, tôi thấy ở các tuần tuổi khác nhau thì tỷ lệ chết và tỷ lệ bị bệnh là khác nhau.
Điều này liên quan đến biến đổi sinh lý do cơ thể lợn con và cũng liên quan chặt chẽ đến tác động bên ngoài, đến công tác vệ sinh. Do đó muốn hạn chế được bệnh, chúng ta phải kết hợp nhiều biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh. Trong đó chú trọng đến khâu vệ sinh, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi, độ ẩm thích hợp cho lợn con theo mẹ là 75 -85%, nhiệt độ thích hợp cho lợn
+ Sơ sinh là: 300C + 1 tuần tuổi là: 280C + 2 tuần tuổi: 240C + 3 tuần tuổi là: 220C
Qua kết quả theo dõi của chúng tôi thấy kết quả trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006b)[7] cho rằng, bệnh chịu ảnh hưởng rõ rệt của lứa tuổi mắc bệnh, mùa vụ trong năm, các loại thức ăn, nền chuồng và tình trạng vệ sinh thú y
Bảng 4.3. Bảng kết quả các phác đồ điều trị
Stt Tên thuốc
Chỉ tiêu theo dõi số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏ i (%) Số con chết (con ) Tỷ lệ chế t (%) Số con còi cọc (con ) Tỷ lệ còi cọc (%) Số con tái phát (con) Tỷ lệ tái phát (%) 1 Hamcoli-S 30 30 100 0 0 2 6,6 0 0 2 Enrofloxa cin 30 27 90 3 10 1 3,3 0 0
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ so sánh tỷ lệ khỏi, tỷ lệ chết, tỷ lệ còi cọc, tỷ lệ tái phát
Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 tôi có nhận xét sau:
Nhìn chung hiệu quả điều trị bệnh lợn con phân trắng ở đây cao, chúng tôi đã tiến hành điều
trị tổng số 60 con, số con khỏi bệnh là 57 con, chiếm 95%, tỷ lệ chết 5%, tỷ lệ còi cọc 5%, tỷ lệ tái phát 0 %.
Tuy nhiên hiệu quả điều trị ở mỗi phác đồ là khác nhau.
- Phác đồ 1: Tỷ lệ khỏi là 100%; tỷ lệ chết: 0%; tỷ lệ còi cọc: 6,6%; tỷ lệ tái phát 0%.
- Phác đồ 2: : Tỷ lệ khỏi là 90%; tỷ lệ chết: 10%; tỷ lệ còi cọc: 3,3%; tỷ lệ tái phát 0%.
Đạt được tỷ lệ khỏi bệnh cao như vậy là do chúng tôi phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Đồng thời tại trang trại đã rất quan tâm tới việc chăm sóc lợn mẹ và lợn con bị bệnh trong quá trình điều trị.
Theo các tác giả nghiên cứu về thuốc điều trị bệnh này như Phạm Ngọc Viễn khi sử dụng các nhóm thuốc Neomycin, Biomycin ... có tỷ lệ điều trị khỏi từ 55 – 80%. So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, chúng tôi thấy kết quả thu được tại bảng 4.3 là rất cao.
Với tỷ lệ khỏi cao như vậy, có thể khẳng định hai loại thuốc Hamcoli-s và thuốc Enrofloxacin là thuốc đặc hiệu đối với bệnh phân trắng lợn con. Kết quả này có thể áp dụng vào thực tế sản xuất ở địa bàn.
Tuy nhiên khi điều trị bệnh lợn con phân trắng bằng thuốc Enrofloxacin thì tỷ lệ khỏi(90%) thấp hơn so với dùng thuốc Hamcoli-s 100%. Do đó sử dụng thuốc Hamcoli-s hiệu quả hơn thuốc Enrofloxacin. Để khẳng định hiệu quả này chúng ta cần so sánh các chỉ tiêu tiếp theo
*Tỷ lệ chết: Số con chết khi điều trị chiếm từ 0% - 10%
Đây là một chỉ tiêu mong muốn đối với người chăn nuôi, chỉ tiêu này không những phụ thuộc vào thể bệnh, tuổi lợn mà nó còn phản ánh hiệu lực của thuốc. Công tác vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng lợn bệnh trong quá trình điều trị có tốt hay không.
Tỷ lệ chết ở phác đồ điều trị với kháng sinh Enrofloxacin là 10% và Hamcoli-s là 0%, đây là tỷ lệ có thể chấp nhận được trong công tác điều trị bệnh nói chung và bệnh phân trắng lợn con nói riêng. Trong quá trình điều trị chúng tôi thấy rằng, các nhân viên kĩ thuật chịu trách nhiệm về nuôi lợn nái đã rất chú ý đến việc chăm sóc đàn lợn, khi phát hiện lợn con bị bệnh đã có biện pháp điều trị kịp thời. Mặt khác, đối với thuốc Hamcoli-s là thuốc mới được đưa vào công ty nên hiện tượng quen thuốc chưa xảy ra còn đối với thuốc Enrofloxacin đây là loại kháng sinh đã được sử dụng trong một thời gian dài nên có hiện tượng hiệu quả của thuốc giảm. Tuy nhiên với tỷ lệ chết trong quá trình điều trị chỉ 10% thì
cũng có thể khẳng định được hiệu lực của thuốc Enrofloxacin trong điều trị bệnh phân trắng lợn con là vẫn còn cao.
Như vậy, một lần nữa ta có thể khẳng định được rằng: kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con, ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng và phát hiện bệnh kịp thời thì việc lựa chọn loại thuốc phù hợp trong điều trị là rất quan trọng.
*Tỷ lệ còi cọc: Chiếm tỷ lệ từ 3,33% -6,67%
Đây là chỉ tiêu quan trọng vì nó ảnh hưởng đến trọng lượng cai sữa sau này. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian điều trị , thời gian điều trị kéo dài thì lợn sau cai sữa thường có tỷ lệ còi cọc cao.
Tỷ lệ còi cọc ở lô dùng thuốc Enrofloxacin là 3,33% và ở lô dùng Hamcoli-s là 6,67%. Như vậy theo kết quả này thì thuốc Enrofloxacin là ít tác động tới việc làm cho lợn bị còi cọc sau khi cai sữa và thuốc đã có tác dụng rất tốt ngoài việc chữa khỏi bệnh còn có tác dụng tốt cho lợn sau khi được điều trị khỏi phát triển một cách bình thường. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn thuốc để điều trị bệnh phân trắng lợn con. Tuy nhiên cũng phải nói rằng tỷ lệ còi cọc còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ sau khi điều trị lợn con khỏi.
Theo nghiên cứu của Đào Trọng Đạt (1996) [3] đã đưa ra kết luận: Tình trạng sức khoẻ của lợn mẹ và chế độ nuôi dưỡng chăm sóc lợn mẹ là rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ, phẩm chất sữa mẹ xấu làm cho lợn con thiếu chất dẫn tới tỷ lệ còi cọc cao.
Thực tế tại địa phương việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con và lợn con bị bệnh là tương đối tốt. Khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng đảm bảo cho nhu cầu tiết sữa nuôi con.
*Tỷ lệ tái phát: Chiếm 0%
Chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện vệ sinh đối với lợn con sau khi điều trị khỏi và hiệu lực tác dụng của thuốc. Vậy ta thấy quả kết quả trên chúng ta có thể khẳng định sơ bộ thuốc Hamcoli-s có hiệu quả sử dụng cao hơn thuốc Enrofloxacin
Bảng 4.4. Bảng kết quả theo dõi thời gian khỏi bệnh và giá thành điều trị
Tên thuốc
Chỉ tiêu theo dõi Thời gian điều trị
(ngày)
Lượng thuốc/ca điều trị (ml) Chi phí /ca (đồng ) X±mse Sx Cv (%) X±mse Sx Cv (% ) X±mse Sx Cv (%) Hamcoli-S 2.57±0,0 9 0,5 0 19,4 6 1,7±0,01 8 0,1 5,8 1836±19, 9 109 5,9 Enroflxaci n 2.36±0,1 0,5 5 23,5 5 3.07±0,0 4 0,2 2 7,1 5029±68, 2 374 7,4
Biểu đồ 4.4: So sánh sự khác nhau về thời gian điều trị khỏi bệnh giữa hai loại thuốc Hamcoli-s và Enrofloxacin
Qua bảng số liệu 4.4 và đồ thị 4.4 ta thấy: kết quả thời gian điều trị ở mỗi phác đồ như:
- Tỷ lệ khỏi bệnh sau 1 ngày điều trị: số con điều trị bằng Hamcoli-s (0 con, chiếm tỷ lệ 0%) thấp hơn Enrofloxacin (1 con, chiếm tỷ lệ 3,33%)
- Tỷ lệ khỏi bệnh 2 ngày điều trị: số con điều trị bằng Hamcoli-s (13 con, chiếm tỷ lệ 43,3%) thấp hơn Enrofloxacin (16 con, chiếm tỷ lệ 53,3%)
- Tỷ lệ khỏi bệnh 3 ngày điều trị: số con điều trị bằng Hamcoli-s (17con, chiếm tỷ lệ 56,7%) cao hơn Enrofloxacin (10con, chiếm tỷ lệ 33,3%)
Như vậy, khi điều trị bằng thuốc Hamcoli-s thì số con khỏi nhiều trong thời gian 3 ngày, với thuốc Enrofloxacin thì số con khỏi trong ngày thứ 1 và ngày thứ 2 cao hơn. Nhưng để đánh hiệu quả điều trị của thuốc nào nhanh hơn thì ta cần theo dõi thời gian điều khỏi trung bình/ ca bệnh của mỗi phác đồ.
* Thời gian điều trị khỏi trung bình/ ca bệnh: Ở lô 1 thời gian khỏi trung bình là2,57 ngày, ở lô 2 thời gian khỏi trung bình là 2,36 ngày.
Thời gian điều trị khỏi trung bình/ca bệnh là số ngày thực tế điều trị, tuỳ thuộc vào hiệu lực của thuốc, tuỳ thuộc vào từng loại thể trạng con vật (có liên quan đến khả năng hấp thụ lượng kháng sinh của lợn con) và thể bệnh. Thời gian điều trị được tính từ khi bắt đầu điều trị đến khi kết thúc điều trị. Thời gian này còn bị ảnh hưởng nhiều từ việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn con và lợn mẹ trong quá trình điều trị, vì nếu trong quá trình điều trị mà việc chăm sóc nuôi dưỡng kém thì khả năng khỏi bệnh chậm nên thời gian đều trị sẽ kéo dài.
Ta có biểu đồ so sánh thời gian điều trị trung bình của hai loại thuốc
Hamcoli-s và Enrofloxacin
Biểu đồ 4.5 : so sánh thời gian điều trị trung bình của hai loại thuốc Hamcoli-s và Enrofloxacin
Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.5 ta thấy thời gian điều trị trung bình/ca bệnh ở lô 1 là 2,57 ± 0,09 ngày và ở lô 2 là 2,36 ± 0,1 ngày kết quả này cho thấy thời gian điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng 2 loại thuốc Hancoli-s và Enrofloxacin tại công ty là tương đối ngắn. Sở dĩ thời gian điều trị tại đây ngắn như vậy theo chúng tôi ngoài những ảnh hưởng như trên đã nói còn có nguyên nhân là do chúng tôi phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời nên bệnh nhanh khỏi.
Như vậy so sánh với kết quả của chúng tôi với các kết quả đã nghiên cứu trước đó thì thấy thời gian điều trị của chúng tôi ngắn hơn. Theo Phạm Sỹ Lăng, Phạm Địch Lân, Trương Văn Duy (1999) [8] Sử dụng thuốc Biomycin, Neomycin điều trị trong 3 - 4 ngày; Theo Lê Văn Năm (1999) [10]: Sử dụng Norcoli điều trị trong 3 ngày.
Qua kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng khi dùng Enrofloxacin để điều trị thì thời gian ngắn hơn là dùng Hamcoli-s mà trong quá trình điều trị các ca bệnh đều được phát hiện và điều trị kịp thời, việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ và lợn con cũng như thể tạng lợn con đều tương đối được bố trí giống nhau. Như vậy có thể sơ bộ kết luận thuốc Hamoli-s có hiệu lực điều trị cao hơn so với Enrofloxacin nhưng thời gian điều trị/ca bệnh dài hơn là 0,21 ngày