Mối liên quan giữa mức độ tổn thương động mạch vành với một số yếu tố nguy cơ tim mạch, marker viêm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa tổn thương động mạch vành với một số yếu tố nguy cơ, marker viêm ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính (tt) (Trang 25)

với một số yếu tố nguy cơ tim mạch, marker viêm

2.1. Liên quan gia mc độ tn thương động mch vành vi mt s yếu t nguy cơ tim mch mt s yếu t nguy cơ tim mch

Bệnh nhân hẹp ĐMV mức độ nặng có tỷ lệ YTNC cao hơn nhóm hẹp ĐMV mức độ vừa: ĐTĐ (48,4%; 18,8%), kết hợp nhiều YTNC (85,5%; 56,3%), p < 0,05.

Bệnh nhân hẹp nhiều nhánh ĐMV có tỷ lệ các cao hơn nhóm hẹp một nhánh ĐMV: tuổi cao (72,9%; 46,7%), ĐTĐ

(54,2%; 19,4%), kết hợp nhiều YTNC (91,7%; 60%), p < 0,05. Bệnh nhân hẹp ĐMV tính chất phức tạp (týp C) có tỷ lệ

các YTNC cao hơn nhóm hẹp ĐMV đơn giản (týp A): hút thuốc lá (66,7%; 45,5%), ĐTĐ (47,6%; 27,3%), p < 0,05.

2.2. Liên quan gia mc độ tn thương động mch vành vi mt s marker viêm mt s marker viêm

Bệnh nhân hẹp ĐMV mức độ nặng có nồng độ và tỷ lệ

tăng nồng độ CRP, IL-6, IL-8 huyết tươngcao hơn so với nhóm hẹp ĐMV mức độ vừa: CRP (4,9 ± 5,0 mg/l; 2,3 ± 1,7 mg/l; tỷ

lệ tăng nồng độ 53,2%; 18,8%), IL-6 (10,8 ± 15,2 pg/ml; 3,3 ± 1,5 pg/ml và tỷ lệ tăng nồng độ 85,5%; 18,8%), IL-8 (24,6 ± 60,1 pg/ml; 4,6 ± 2,8 pg/ml), p < 0,05.

Bệnh nhân hẹp nhiều nhánh ĐMV có tỷ lệ tăng nồng độ

IL-2 huyết tương cao so với nhóm hẹp một nhánh ĐMV (29,2%; 6,7%), p < 0,05.

Bệnh nhân hẹp ĐMV tính chất phức tạp (týp C) có nồng độ và tỷ lệ tăng nồng độ IL-6 huyết tương cao hơn so với nhóm hẹp ĐMV tính chất đơn giản (týp A): (12,1 ± 11,7 pg/ml; 4,4 ± 2,8 pg/ml; tỷ lệ tăng nồng độ 100%; 40,9%), p < 0,05.

2.3. Liên quan gia các yếu t nguy cơ vi mt s marker viêm viêm

Bệnh ĐMV mạn tính kèm yếu tố nguy cơ có tỷ lệ tăng nồng độ IL-6 huyết tương cao hơn nhóm không kèm yếu tố

nguy cơ: thừa cân (73,3%; 48,5%), THA (78,2%; 56,5%), RLLM (71,7%; 44,4%), p < 0,05.

Bệnh ĐMV mạn tính kèm yếu tố nguy cơ có nồng độ

IL-8 huyết tương cao hơn nhóm không kèm yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá (31,2 ± 70,8 pg/ml; 7,3 ± 11,0 pg/ml), RLLM (24,7 ± 61,1 pg/ml; 6,4 ± 6,4 pg/ml), p < 0,05.

KIẾN NGHỊ

- Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của các yếu tố

nguy cơ, các marker tiền viêm (đại diện IL6) và chống viêm (đại diện IL-10) trong tổn thương vữa xơđộng mạch vành.

- Trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh ĐMV cần

đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân và làm một số xét nghiệm marker viêm, đặc biệt có thể xem xét việc

ứng dụng điểm cắt tỷ lệ IL-6/IL-10 để gợi ý tiên lượng trong thực hành lâm sàng, từ đó có kế hoạch điều trị, dự phòng cho bệnh nhân bệnh ĐMV.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa tổn thương động mạch vành với một số yếu tố nguy cơ, marker viêm ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính (tt) (Trang 25)