CứU
Phỏng vấn 78 bà mẹ sinh con từ 01/01/2013 đến 31/12/2013 tại xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho thấy:
Người Vân Kiều chiếm 85,5% và còn lại là người Kinh 11,5% (bảng 2). Người Vân Kiều và người Kinh tại địa phương có cùng điều kiện sinh hoạt, các yếu tố văn hoá xã hội cũng không có nhiều sự khác biệt. Tuy người Mường chiếm đa số nhưng qua phỏng vấn sâu các nhân viên làm việc tại trạm y tế xã và ông chồng của các bà mẹ chúng tôi chưa nhận thấy có phong tục tập quán nào tại địa phương ảnh hưởng đến công tác chăm sóc trước sinh tại đây. Một số phong tục tập quán của người Vân Kiều có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bà mẹ sau khi sinh và của trẻ sơ sinh (sau sinh trẻ ăn dặm sớm, bà mẹ phải đi làm vv).
Vì đây là xã miền núi, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, trồng sắn, trồng chuối vv nên không có sự khác biệt nhiều về nghề nghiệp của bà mẹ. Phần lớn các bà mẹ làm nghề rẫy (nông dân) (96,2%), ngoài ra còn có các nghề nghiệp khác như cán bộ, nội trợ, buôn bán chiếm 3,8% (bảng 4).
4.2. THÔNG TIN Về THựC TRạNG KHÁM THAI TạI XÃ NGHIÊN CứU NGHIÊN CứU
Các bà mẹ đi khám thai từ 3 lần trở lên chiếm 64,1%, chỉ có 10,3% các bà mẹ khám thai 2 lần, 14,1% các bà mẹ khám thai 1 lần và 6,4% không khám thai (bảng 6; biểu đồ 1).
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ (đúng lịch) thấp 12,8% (bảng 7). Tỷ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ chung của toàn huyện Hướng Hóa (44,31%) và toàn tỉnh Quảng Trị (89,79%).
Tỷ lệ khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ (đúng lịch) thu được trong nghiên cứu thấp so hơn tỉ lệ này theo số liệu báo cáo của Trạm y tế xã Thuận (2013: 48,75%). Điều này chứng tỏ công tác quản lý thai nghén ở đây chưa phản ánh đúng tình hình thực tế.
Qua phỏng vấn các cán bộ y tế và các nhân viên y tế thôn bản về công tác quản lý thai sản tại địa phương, chúng tôi có nhận xét sơ bộ như sau:
- Về mặt khách quan: xã Thuận có diện tích rộng (9km) nên nhiều trường hợp do ở xa Trạm y tế xã nên các bà mẹ đi khám thai ở các khu vực lân cận.
- Về mặt chủ quan: chưa quản lý được các trường hợp đi khám thai ngoài trạm do bà mẹ không nhớ/không mang theo giấy tờ ghi nhận lại các thông tin của lần khám thai trước.
"Chúng tôi biết các trường hợp khám thai ngoài trạm y tế xã từ các nhân viên y tế thôn bản/bà mẹ mang thai nhưng khi bà mẹ đến Trạm y tế các lần tiếp theo đó lại không mang kết quả khám thai/siêu âm thai theo vậy chứng tôi không có thông tin ghi vào sổ thai sản để quản lý" (Mã số thảo luận Phụ lục 2-TYTX)
Để củng cố công tác quản lý thai nghén tại đây cần phải thu thập và quản lý được các lần khám thai của bà mẹ (sử dụng các dịch vụ y tế nơi khác).
Tuy nhiên việc ghi nhận các trường hợp khám thai ngoài trạm cũng cần được xem xét cẩn thận. Khó xác định được trong các lần khám thai bên ngoài bà mẹ có được khám thai đủ các bước không. Có nhiều trường hợp bà mẹ chỉ đi siêu âm ở bên ngoài có được coi là một lần khám thai không?
Trong công tác chăm sóc thai sản hiện nay việc nâng cao tỉ lệ khám thai đủ và đúng lịch (khám 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai nghén) đang là một
trong những mục tiêu quan trọng cần đạt được nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng liên quan đến thai sản, qua đó làm giảm tỉ lệ tử vong mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, tỉ lệ khám thai đủ và đúng lịch hiện nay vẫn chưa đạt yêu cầu.
Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2011-2020 Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (Ban hành kèm theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/ 9/ 2011của Bộ trưởng Bộ Y tế). Tỷ lệ % phụ nữ sinh con được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai nghén (tính trên tổng số phụ nữ đẻ của cả xã trong cùng thời kỳ). 3 kỳ thai là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tính cho đến khi phụ nữ sinh con đã xong; không tính lần đến khám khi đã chuyển dạ đẻ là đạt tỉ lệ khám thai đủ và đúng lịch từ 60% trở lên đối với khu vực miền núi hải đảo [tiêu chí 8; chỉ tiêu 38].
Tỉ lệ khám thai đủ và đúng lịch ở xã Thuận là 12,8% (bảng 7; biểu đồ 2). Tỉ lệ này thấp so với Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020. Tầm quan trọng của thời điểm khám thai đầu tiên trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén cũng đã được đề cập đến ở nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hiếu tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nếu bà mẹ có thai mà khám thai lần đầu trong 3 tháng đầu và khám được từ 4 đến 8 lần trong quá trình mang thai thì sẽ giảm được nguy cơ tử vong chu sinh xuống 9 lần [13]. Tỉ lệ khám thai trong 3 tháng đầu của Tiến Xuân là 44,8%. Tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ của Chí Linh, Hải Dương (81,5% [19]), và cao hơn so với Hương Long, Huế (22,7% [12]). Việc phát hiện sớm các trường hợp mang thai và thuyết phục thai phụ đi khám thai sớm trong 3 tháng đầu của thai kỳ là rất quan trọng. Để tăng tỉ lệ thai phụ đến khám thai trong 3 tháng đầu cần tăng cường hiệu quả công tác của đội ngũ nhân viên y tế thôn bản. Đây là những người đầu tiên phát hiện các trường hợp mang thai tại cộng đồng và thuyết phục thai phụ đi khám thai. "Nhiều
trường hợp có thai dưới 3 tháng chúng tôi và y tế thôn bản không phát hiện được vì: khi thai dưới 3 tháng tuổi còn rất nhỏ bà mẹ chưa chắc chắn là mình đã có thai 100%, nguy cơ sẩy thai cao hoặc ngại với người thân khi
đi khám thai mà không có thai. Chúng tôi phải hỏi mẹ chồng nó mới biết nó có thai rồi." (Phụ lục 2-TYT, Ông chồng của các bà mẹ).
Hầu hết các bà mẹ đều đến khám thai tại trạm y tế xã chiếm 69,2%, bệnh viện huyện 20,5%, bệnh viện tỉnh 3,8% các trường hợp được hỏi (bảng 9).
Số lần khám thai tại trạm y tế giảm dần theo các lần khám (lần 1: 92,3%; lần 2: 57,7%; lần 3: 43,6%) và ngược lại số lần khám thai tăng lên theo các lần khám ở các dịch vụ khám thai như Bệnh viện huyện (lần 1: 1,3%; lần 2: 10,3%) (bảng 10). Điều này cho chúng ta thấy chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại trạm y tế chưa được đáp ứng và đủ tin cậy làm hài lòng khách hàng “Tỷ lệ các bà mẹ đi khám thai được cán bộ y tế tư vấn 6,4%” (bảng 12).
Bên cạnh đó có một số ít bà mẹ không đi khám thai do xa Trạm y tế (2,6%), phong tục của người dân Tộc Vân Kiều phụ nữ là lao động chính trong gia đình nên “bận việc” 6,4% (bảng 6_Lý do không đi khám thai)
"Có trường hợp bà mẹ do nhà ở xa trạm y tế xã, bận việc làm nên không đi khám thai đúng lịch như TYT quy định, tiện đâu khám đó, nhiều lúc đi về thị trấn có công chuyện ghé phòng khám tư khám luôn”- (Phu lục 2 - ông
bố của các bà mẹ).