Nghiệp Đại lý Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng K3 K0 K1 K2
chặt chẽ tới người tiêu dùng.
Nhược điểm: Chi phí Marketing cao, hạn chế lượng hàng tiêu thụ, chỉ phù hợp với những mặt hàng nhỏ.
Kênh tiêu thụ gián tiếp: Hàng hóa của công ty được bán cho người tiêu dùng cuối cùng phải qua khâu trung gian. Kênh tiêu thụ gián tiếp gồm có:
- Kênh tiêu thụ cấp 1 (K1): Là kênh có khâu trung gian tham gia. Nhờ kênh này mà công ty được giải phóng khỏi nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, tập trung vào kinh doanh. Song hàng hóa lưu thông qua kênh này với số lượng không cao, mức chuyên môn hóa chưa cao, mức dự trữ chưa hợp lý.
- Kênh tiêu thụ cấp 2 (K2): Là kênh có hai thành phần tham gia. Kênh này có quy mô tiêu thụ hàng hóa lớn, tập trung, thị trường phong phú, quay vòng vốn nhanh. Bởi vậy, hiệu quả kinh tế trong tiêu thụ mang lại cao, khả năng thỏa mãn trong thị trường lớn.
- Kênh tiêu thụ cấp 3 (K3): Gồm ba khâu trung gian, hàng hóa của DN được phân phối qua các đại lý, các đại lý lại cung cấp cho người bán buôn, người bán buôn lại cung cấp cho người bán lẻ để bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thông qua hình thức tiêu thụ này, DN có thể đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa ngày càng cao của xã hội. Nhờ kênh tiêu thụ này mà DN có thể lập kế hoạch tiêu thụ chính xác hơn, thiết lập các mối quan hệ với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để từ đó hoàn thiện sản phẩm của mình, đảm bảo hiệu quả cao trong quá trình lưu thông hàng hóa.
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán a. Chức năng của phòng kế toán:
- Phòng kế toán trong công ty có chức năng thực hiện các công việc về nghề nghiệp chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực, nguyên tắc kế toán.
- Theo dõi phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình thức và cố vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho Ban giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kì trong hoạt động kinh doanh.
- Cùng với bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu và tham gia xây dựng hệ thống quản lý môi trường và quản lý trách nhiệm xã hội.
b. Nhiệm vụ của phòng kế toán
- Ghi chép phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, thu chi tài chính, việc thu, Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán NVL Kế toán bán hàng Kế toán thanh toán
nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ quy định của công ty.
- Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của Nhà nước với các bộ phận có liên quan cần thiết.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kế toán tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo tài chính, kế toán điều hành, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ban giám đốc.
- Công việc này được thực hiện chi tiết theo từng chức vụ phần hành kế toán như sau:
Kế toán trưởng:
- Tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với công tác tổ chức sản xuất theo yêu cầu tồn tại và phát triển của công ty. Tổ chức ghi chép tính toán và phản ứng chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kinh doanh của công ty.
- Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đầu đủ, đúng chế độ kết quả kiểm kê tài sản hàng kì, đề xuất xử lý các hao hụt mất mát hư hỏng (nếu có).
- Lập tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán tài chính của công ty theo đúng chế độ quy định. Nghiên cứu các chế độ chính sách trong lĩnh vực thuế, tài chính, thống kê v.v… của Nhà nước lên quan đến hoạt động của công ty nhằm đưa ra các cách thực hiện phù hợp.
- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho các bộ phận có liên quan.
- Tổ chức bảo quản, lưu giữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu kế toán ở công ty. Chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính trước giám đốc và cơ quan hữu trách. Theo dõi phản ánh đúng tình hình tài chính của công ty.
Kế toán tổng hợp:
- Theo dõi toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tập hợp chi phí để tính giá thành.
- Tổng hợp các chứng từ phát sinh, phản ánh toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty thông qua báo cáo tài chính vào cuối niên độ.
Kế toán bán hàng:
- Tổ chức sổ sách kế toán phù hợp với phương pháp kế toán bán hàng tại công ty.
- Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, theo dõi tình hình bán hàng và biến động tăng giảm hàng hóa hàng ngày và giá hàng hóa trong quá trình kinh doanh.
- Theo dõi các nghiệp vụ bán hàng từ đó lập báo cáo cho kế toán tổng hợp. Kế toán thanh toán:
- Lập chứng từ thanh toán trên cơ sở kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ gốc và các chứng từ khác theo quy định.
- Nhập liệu vào hệ thống, xử lí, theo dõi, quản lý và báo cáo mọi phát sinh, biến động, hiện hữu của vốn bằng tiền trong phạm vi được giao theo chế độ báo cáo hiện hành hoặc theo yêu cầu của kế toán trưởng và giám đốc.
- Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng.
- Đối chiếu số liệu với bảng lương, lập báo cáo phân bổ, hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương.
Kế toán vật tư, nguyên vật liệu:
- Theo dõi sự biến động về số lượng, chất lượng của TSCĐ, vật tư, hàng hóa. - Theo dõi việc nhập – xuất vật tư và đối chiếu với kế toán tổng hợp, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Thủ quỹ:
- Thực hiện việc thu – chi tiền mặt theo chứng từ thu chi theo quy định. - Quản lý tiền mặt tại quỹ, đảm bảo an toàn tiền. Kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ định kì. Phát lương hàng tháng theo bảng lương của từng bộ phận.
- Rút và nộp tiền qua ngân hàng khi có yêu cầu. Cuối tháng lập báo cáo để đối chiếu với kế toán thanh toán.
2.1.4.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty
Hệ thống chứng từ kế toán của công ty được tổ chức theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 14-09-2006. Chế độ kế toán này đã đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế tại công ty.
Trong công tác ghi chép báo cáo kế toán, công ty sử dụng đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng. Đối với nghiệp vụ phát sinh có liên quan tới ngoại tệ, khi phản ánh vào chứng từ sổ sách kế toán thực hiện nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 của năm. Niên độ kế toán là năm dương lịch.
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Nhật kí chung. Trình tự ghi sổ kế toán được thực hiện như sau:
Ghi chú:
Ghi chú hàng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ trình tự ghi sổ
Hệ thống chứng từ gốc được công ty sử dụng gồm:
- Thẻ kho
GVHD: TS. Nguyễn Đăng Huy SVTH: Vũ Kim
Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ quỹ Nhật ký chungNhật ký chung Sổ (thẻ) kế toán chi tiếtSổ (thẻ) kế toán chi tiết
Sổ cái
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đối tài khoản
Sổ tổng hợp chi tiết
Sổ tổng hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
- Biên bản kiểm kê hàng hóa - Phiếu xuất kho
- Phiếu nhập kho
- Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên: + Liên 1: Lưu giữ tại phòng kế toán + Liên 2: Giao cho khách hàng + Liên 3: Dùng để thanh toán - Bảng kiểm kê quỹ
- Biên bản giao nhận TSCĐ - Thẻ TSCĐ
- Phiếu thu - Phiếu chi
- Giấy báo Nợ, Có của Ngân hàng - Giấy thanh toán tiền tạm ứng - Biên lai thu tiền
- Bảng kê thu chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng.
Bảng 2.2: Phân tích tình hình kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009
+/- Lần +/- Lần 1. Doanh thu bán hàng VND 10.187.570.600 11.979.554.885 15.445.321.100 1.791.984.285 1,176 3.465.766.215 1,289 2. Giá vốn hàng bán VND 9.521.335.819 11.239.103.394 13.892.047.795 1.717.767.575 1,18 2.652.944.401 1,236 3. Tổng lợi nhuận VND 41.585.797 106.080.222 168.369.409 64.494.425 2,55 62.289.187 1,587 4. Các khoản phải nộp Nhà nước VND 45.379.616 24.827.492 73.475.361 (20.552.12 4) 0,547 48.647.869 2,959 5. Vốn kinh doanh VND 3.011.492.582 3.099.008.766 3.225.285.823 87.516.184 1,029 126.277.057 1,041 6. Lao động bình quân VND 350 390 409 40 11,428 19 4,87 7. Thu nhập bình quân VND 2.000.000 2.450.000 3.100.000 450.000 1,225 650.000 1,265 SVTH: Vũ Kim Hoa
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty trong các năm 2008 – 2009 – 2010 có những bước tiến triển đáng kể:
Doanh thu bán hàng (DTBH) của công ty tăng qua các năm nhưng mức tăng giữa các năm không đồng đều. Cụ thể, mức tăng DTBH của năm 2010 so với năm 2009 cao hơn mức tăng DTBH của năm 2009 so với năm 2008, cụ thể:
- DTBH năm 2009 cao hơn DTBH năm 2008 là 1.791.984.285 VND tương ứng tăng 1.176 lần.
- DTBH năm 2010 cao hơn DTBH năm 2009 là 3.465.766.215 VND tương ứng tăng 1,289 lần.
Mức tăng doanh thu này cho ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là ổn định, doanh thu năm sau tăng hơn năm trước.
Giá vốn hàng bán (GVHB) của công ty trong ba năm cũng tăng đều qua các năm. GVHB của công ty tăng lên là do giá cả của nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, đồng thời cũng do tác động của gói kích cầu kinh tế của Chính phủ năm 2009. Cụ thể, GVHB năm 2009 so với năm 2009 tăng 1.717.767.575 VND tương ứng tăng 1,18 lần; GVHB năm 2010 so với năm 2009 tăng 2.652.944.401 VND tức là tăng 1,236 lần.
Tổng lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008 tăng 64.494.425VND, tương ứng tăng là 2,55 lần. Tổng lợi nhuận năm 2010 so với năm 2009 tăng 62.289.187 VND, tức là tăng 1,587 lần. Có thể thấy mức tăng lợi nhuận của năm 2009 so với năm 2008 cao hơn mức tăng của năm 2010 so với năm 2009, tuy nhiên, nếu xét cả một khoảng thời gian từ năm 2008 – 2010 thì mức tăng lợi nhuận là 126.783.612 VND, tương ứng là 4,05 lần. Mức tăng này thể hiện công ty làm ăn có hiệu quả, năm sau tăng cao hơn năm trước.
Các khoản phải nộp Nhà nước năm 2009 so với năm 2008 giảm 20.552.124 VND, tương ứng giảm 0,547 lần. Nhưng sang đến năm 2010, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng vọt lên 73.475.361VND, tức là tăng 48.647.869 VND, tương ứng với 2,959 lần.
Vốn kinh doanh của công ty tăng từ 3.011.492.582 VND năm 2008 lên 3.099.008.766 VND năm 2009, tức là tăng 87.516.184 VND tương đương tăng thêm 1,029 lần. Năm 2010 tăng thêm 126.277.057 VND tương ứng với 1.041 lần. Việc tăng đều nguồn vốn kinh doanh này cho thấy DN đã mở rộng vốn kinh doanh, tuy nhiên mức mở rộng của năm 2009 so với năm 2008 vẫn kém hơn mức của năm 2010 so với năm 2009. Dự đoán trong tương lai, vốn kinh doanh của công ty cũng sẽ không ngừng tăng thêm.
Lao động bình quân của công ty năm 2009 tăng 40 người, tương ứng tăng 11,428 lần, nhưng đến năm 2010, do mở rộng sản xuất nhiều hơn, nên số lao động đã tăng thêm 19 người, với mức tăng 14,87 lần.
Thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng qua mỗi năm, cụ thể tăng thêm 450.000 VND từ năm 2008 đến 2009, tức là tăng 1,225 lần. Năm 2010 cũng tăng thêm 650.000 VND, tương ứng tăng 1,265 lần. Từ việc tăng thu nhập bình quân cho người lao động, ta thấy được công ty đã luôn có chính sách khích lệ tinh thần làm việc của người lao động, từ đó giúp họ có cuộc sống ổn định hơn, tạo nên nhiều sản phẩm hơn, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội.
2.2 Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Hưng Phong
Để phân tích tình hình tài chính của đơn vị, ta sử dụng tài liệu phân tích tình hình tài chính là:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Mẫu số B-01/DNN
(Ban hành kèm theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Người nộp thuế: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Hưng Phong Mã số thuế: 0101328277
Địa chỉ trụ sở: Số 10 - Ngõ 19 Kim Đồng - Phường Giáp Bát
Quận: Hoàng Mai Tỉnh/Thành phố: Hà Nội
Điện thoại: 3.6626049 Fax: 3.6645936
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT CHỈ TIÊU MÃSỐ Thuyếtminh Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7]
TÀI SẢN
A A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100)=110+120+130+140+150 100 3.659.203.382 6.707.749.845 9.806.280.807
I I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 110 (III.01) 586.944.048 961.314.439 1.673.605.284
II II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 120 (III.05)
1 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (*) 129
III III. Các khoản phải thu ngắn
hạn 130 843.635.348 1.460.257.897 2.487.155.114
1 1. Phải thu của khách hàng 131 842.400.000 1.459.022.549 2.485.919.766
2 2.Trả trước cho người bán 132 1.235.348 1.235.348 1.235.348
3 3. Các khoản phải thu khác 138 4 4. Dự phòng các khoản phải
thu khó đòi (*) 139
IV IV. Hàng tồn kho 140 2.198.789.618 4.219.646.301 5.575.951.062
1 1. Hàng tồn kho 141 (III.02) 2.198.789.619 4.219.646.301 5.575.951.062 2 2. Dự phòng giảm giá tồn kho (*) 149
V V.Tài sản ngắn hạn khác 150 66.531.208 69.569.347
1 1. Thuế GTGT được khấu trừ 151 29.834.368 24.827.492
2 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 152 32.781.540 41.703.716 47.516.519
3 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 (2.947.172) 22.052.828
B B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 1.202.982.476 875.223.384 I I. Tài sản cố định 210 (III.03.04) 1.116.928.468 959.169.376 801.410.284
2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 (118.507.666) (276.266.758) (434.025.850) 3 3.Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang 213
II II. Bất động sản đầu tư 220
1 1.Nguyên giá 221
2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222
III III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 (III.05)
1 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn (*) 239
IV IV. Tài sản dài hạn khác 240 6.900.000 243.813.100 73.813.100
1 1.Phải thu dài hạn 241 6.900.000
2 2. Tài sản dài hạn khác 248 243.813.100 73.813.100
3 3. Dự phòng phải thu dài hạn
khó đòi 249 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) 250 4.783.031.850 7.910.732.321 10.681.504.191 NGUỒN VỐN 251 A A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300 1.579.934.867 4.836.551.047 7.456.218.368