5.NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN:

Một phần của tài liệu báo cáo thực hành bộ môn kỹ thuật đo lường và tự động hóa (Trang 26)

 Đặc tính của bộ điều khiển được mô tả như sau: Chiều cao mực chất lỏng được điều khiển thông qua việc điều chỉnh lưu lượng dòng vào và dòng ra khỏi cột. Trong bài thí nghiệm này van ở dòng ra được mở ở một vị trí cố định khoảng ¼ van.Khi cần tăng chiều cao mực chất lỏng trong cột ,van tỉ lệ điều khiển bằng khí nén sẽ mở ra,cho phép lưu lượng vào cột tăng lên và ngược lại.

 Bộ điều khiển UDC 2500 có giao diện người- máy.Nó nhận tín hiệu từ bộ cảm biến, xử lý tín hiệu và xuất tín hiệu điều khiển đến bộ chuyển đổi IP ( Cường độ dòng điện → Áp suất khí nén) để điều khiển van.

Với các thông số được xác định như PB, Ti,Td, ta thấy bộ điều khiển hoạt động khá ổn định khi điều khiển mực chất lỏng.Tuy nhiên khi điều khiển mực chất lỏng từ SP= 50 cm về SP=30 cm thì thời gian ổn định khá lâu ( khoảng 360 giây) so với điều khiển mực chất lỏng từ SP= 50 cm lên SP=70 cm.

 Ảnh hưởng của PB,Ti,Td lên hệ thống:

Đối với ảnh hưởng của PB : nghịch đảo của PB là dải tác động tỉ lệ. PB=1/G.

Khi tăng dải tác động tỉ lệ ứng với giảm độ dốc của giá trị OP,sẽ tránh được hiện tượng vọt lố nhưng lại tăng thời gian để hệ đạt trạng thái ổn định và có sai lệch tĩnh lớn hơn.

Đối với ảnh hưởng của Ti: tăng tốc độ điều khiển của quá trình tới điểm SP,nhưng do Ti là khâu tích phân đáp ứng cho sai số tích lũy trong quá khứ nên nó có thể khiến giá trị hiện tại vọt lố qua giá trị SP ban đầu.

Đối với ảnh hưởng của Td:Tác động tích phân được tính toán dựa trên sự sai

lệch PV so với giá trị SP ban đầu là bao nhiêu và trong thời gian bao lâu.Tác động vi phân này được tính toán bằng các cộng dồn sai số e(t).Khi PV tăng thì theo phương trình hàm truyền tỉ lệ vi phân thì OP sẽ giảm và ngược lại.Điều đó giúp cho hệ thống tránh được sự vọt lố và hệ thống sẽ ổn định hơn sau nhiễu.

Một phần của tài liệu báo cáo thực hành bộ môn kỹ thuật đo lường và tự động hóa (Trang 26)