Mô hình dữ liệu:

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu MCE trong GIS - Nguyễn Văn Lâm. (Trang 27)

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.2. Mô hình dữ liệu:

1.2.1. Các khái niệm cơ bản

Dữ liệu: là các con số hay sự kiện được tập hợp có hệ thống cho một hay nhiều mục đích cụ thể. Chúng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, biểu tượng, hình ảnh, tín hiệu,…

Thông tin: Được xem như là dữ liệu đã được xử lý dưới khuôn mẫu có hữu ích cho người dùng và là những giá trị nhận thức được cho công tác lập quyết định.

Hệ thống thông tin: Có nhiệm vụ chuyển đổi dữ liệu thành thông tin theo các tiến trình khác nhau như tổ chức, cấu trúc hóa và mô hình hóa.

Dữ liệu địa lý: Là loại đặc biệt của dữ liệu, chúng được nhận biết bởi tọa độ địa lý và được hình thành từ phần tử mô tả và phần tử đồ họa.

Mô hình dữ liệu địa lý: Là các quy tắc được sử dụng để biến đổi đặc trưng địa lý của thế giới thực thành các đối tượng rời rạc.

Hệ thông tin địa lý: Được sử dụng để lưu trữ và phân tích rất nhiều vấn đề khác nhau từ khoa học xã hội đến khoa học môi trường, tự nhiên.

1.2.2. Mô hình dữ liệu địa lý

Mô hình dữ liệu địa lý là sự hình dung thế giới thực được sử dụng trong GIS để tạo các bản đồ, trình diễn các truy vấn giữa người và máy, và thực hiện các phép xử lý- phân tích (Hình 1.10). Dữ liệu truyền thống được lưu và thể hiện dưới dạng bản đồ, hai mô hình dữ liệu địa lý phổ biến nhất trong một Hệ thống thông tin địa lý là dữ liệu vector và dữ liệu raster. Thế giới thực thường được biểu diễn bởi sự kết hợp của 2 dạng trên.

Mô hình dữ liệu vector sử dụng các đường hay điểm, được xác định tường minh bằng các toạ độ x, y của chúng trên bản đồ. Các đối tượng rời rạc (trong đó có cả các đối tượng đa giác), được tạo bởi sự liên kết các đoạn cung (đường) và các điểm nút.

+ Điểm nút: Dùng cho tất cả các đối tượng không gian được biểu diễn như một cặp toạ độ (X,Y). Ngoài giá trị toạ độ (X,Y), điểm còn thể hiện kiểu điểm, màu, hình dạng và dữ liệu thuộc tính đi kèm.

28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Cung: Dùng để biểu diễn tất cả các thực thể có dạng tuyến, được tạo nên từ hai hoặc hơn hai cặp toạ độ (X,Y).

+ Vùng: Là một đối tượng hình học 2 chiều. Vùng có thể là một đa giác đơn giản hay hợp của nhiều đa giác đơn giản. Mục tiêu của cấu trúc dữ liệu đa giác là biểu diễn cho vùng. Do một vùng được cấu tạo từ các đa giác nên cấu trúc dữ liệu của đa giác phải ghi lại được sự hiện diện của các thành phần này và các phần tử cấu tạo nên đa giác.

Mô hình dữ liệu raster sử dụng một tập hợp các ô. Cấu trúc đơn giản nhất là mảng gồm các ô của bản đồ. Mỗi ô trên bản đồ được biểu diễn bởi tổ hợp tọa độ (hàng, cột), và một giá trị biểu diễn kiểu hoặc thuộc tính của ô đó trên các bản đồ. Trong cấu trúc này mỗi ô tương ứng là một điểm.

+ Khái niệm đường là một dạng các ô liền nhau. + Miền là một nhóm các ô liền nhau.

Dạng dữ liệu này dễ lưu trữ, thao tác và thể hiện, cấu trúc dữ liệu này cũng còn có nghĩa là những khu vực có kích thước nhỏ hơn một ô thì không thể hiện được. Dữ liệu raster có dung lượng rất lớn nếu không có cách lưu trữ thích hợp.

Thông thường, các mô hình vector thường được sử dụng để mô tả các đối tượng rời rạc, trong khi các mô hình raster được dùng để biểu diễn các đối tượng biến thiên liên tục. Cả hai mô hình dữ liệu này đều có những ưu điểm và nhược điểm cần được xem xét trong quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu hay thiết lập các mô hình xử lý GIS.

Vào

Hình 1.10. Mô hình dữ liệu địa lý

Hệ thống thông tin Ra Chuyển đổi sửa chữa kiểm chứng Cập nhật Chuyển đổi sửa chữa kiểm chứng Tổ chức cấu trúc CSDL Dữ liệu Thông tin

29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu MCE trong GIS - Nguyễn Văn Lâm. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)