1. Kết luận
1.1. Cấu trúc tổ thành sinh thái tầng cây gỗ
- Tổ thành sinh thái tầng cây cao ở hai trạng thái dao động từ 3-6 loài, trong đó, trạng thái IIa xuất hiện một số loài ưa sáng mọc nhanh, đời sống ngắn và đạt tầm vóc nhỏ như: Thẩu tấu, Côm tầng, Sồi phảng, Ba Soi, Bứa. Trạng thái IIb có sự xuất hiện một số loài chịu bóng, đời sống dài đạt kích thước gỗ lớn như: Lim xanh, Trám chim, Vàng tâm, Dẻ xanh, Dẻ gai,…
- Chỉ số tương đồng (SI) giữa các nhóm cây trong hai trạng thái rừng còn thấp. Ngược lại, chỉ số này trong từng trạng thái rừng lại khá cao.
- Chỉ số đa dạng sinh học của quần hợp cây gỗ dao động từ 2,55-2,87. Đây là biểu hiện của trạng thái rừng đang dần được bổ sung thêm những loài cây chịu bóng trong khi những loài cây tiên phong ưa sáng đang dần bị đào thải.
1.2. Nghiên cứu một số quy luật phân bố và tương quan
- Phân bố N/D1,3 tuân theo hàm Meyer chiếm từ 60-80% tổng số ô nghiên cứu. Phân bố N/D1,3rất phức tạp, một số ô xuất hiện một đến nhiều đỉnh phụ hoặc răng cưa.
- Phân bố N/Hvn ở hai trạng thái tuân theo phân bố Weibull có dạng một đỉnh lệch trái, số cây có chiều cao lớn ít, phần lớn cây có chiều cao trong khoảng từ 7,5-14m ở trạng thái IIa và trạng thái IIb cỡ chiều cao 10,5-18,7m.
- Tương quan H/D của tầng cây gỗ trong cả hai trạng thái rừng đều rất chặt, độ tin cậy 95%. Hàm phù hợp nhất cho trạng thái IIa có dạng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hàm phù hợp nhất cho trạng thái IIb có dạng:
H=1,3+D/(1,3148 + 0,0647*D)