Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.

Một phần của tài liệu giáo án tuần 20 (Trang 36 - 39)

- Cả lớp viết từ: quả xoài 2 Dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.

2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1:

- 3 hs đọc đề toán

- H: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?

- HS đọc tóm tắt và điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi gọi 2 hs đọc lại tóm tắt GV kết hợp ghi bảng

Mỹ hái : 10 bông hoa Linh hái : 5 bông hoa Có tất cả: …bông hoa?

- H: Muốn biết có tất cả bao nhiêu bông hoa ta phải làm phép tính gì? - HS tự làm bài. GV giúp đỡ hs yếu.

- Gọi 1 hs lên bảng chữa bài. - HS nhận xét.

H: Ai có câu lời giải khác? HS trả lời, GV nhận xét.

- Gọi 1 hs đọc lại toàn bộ bài giải. Bài 2: Cách làm tương tự bài 1

Bài 3: - GV nêu yêu cầu bài: Giải bài toán theo tóm tắt sau:

- 2 HS đọc tóm tắt bài toán, GV kết hợp ghi bảng Tóm tắt

Có : 10 bạn gái Có : 8 bạn trai Có tất cả: …bạn? - 2 HS dựa tóm tắt nêu đề toán. - H: + Bài toán cho biết những gì? + Bài toán yêu cầu gì?

HS khá trả lời, hs yếu nêu lại

+ Muốn biết có tất cả bao nhiêu bạn ta phải làm phép tính gì? - HS tự làm bài. GV giúp đỡ hs yếu.

- Gọi 1 hs lên bảng chữa bài. - HS, GV nhận xét.

Bài 4: Tính (theo mẫu) - HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn cách làm GV ghi bảng: 3 cm + 4 cm = …

H: + Các con có nhận xét gì về phép tính này?(Các số kèm đơn vị cm). + 3 cộng 4 bằng mấy?

+ 3 cm cộng 4 cm bằng mấy cm?( bằng 7 cm) HS trả lời, GV ghi bảng 7 cm

3. Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu hs nhắc lại cách trình bày bài giải.

- GV nhận xét tiết học. Về nhà tập giải các bài toán vào vở ô li. Học vần

VẦN: oang - oăng

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Học sinh đọc và viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.

- Đọc được từ và câu ứng dụng bài 94:

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài Nắng nghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh vẽ SGK

- Bộ thực hành tiếng việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

- HS đọc từ: phiếu bé ngoan, học toán, khỏe khoắn, xoắn thừng - Cả lớp viết từ: học toán

2. Dạy học bài mới:

TIẾT 1

* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ, GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút vần mới:

oang, oăng

- GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo.

* Dạy vần:

Vần oang

a. Nhận diện:

- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần oang trên bảng. H: Vần oang do mấy âm ghép lại? (3 âm: o - a - ng)

+ HS thực hành ghép vần oang

GV giúp đỡ HS yếu ghép vần.

b. Phát âm, đánh vần:

- GV: Hãy đánh vần và đọc trơn vần này?

+ HS khá giỏi đọc vần oang ( o - a - ng - oang/ oang). GV nhận xét. + HS yếu đọc lại

+ HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.

- GV yêu cầu HS ghép tiếng hoang và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn. + HS khá giỏi đọc (hờ - oang – hoang/ hoang). HS yếu đọc theo. - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - HS ghép từ khai hoang và đọc trơn từ

- Yêu cầu HS đọc lại oang – hoang – khai hoang (cá nhân, nhóm, lớp)

c. Viết:

Viết vần đứng riêng

- GV viết mẫu vần oang vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và viết trên không trung.

- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.

Viết tiếng và từ

- GV viết mẫu từ: khai hoang

- HS quan sát nhận xét độ cao các con chữ và cách nối nét, GV hướng dẫn HS cách viết giữa h oang và viết đúng khoảng cách giữa các chữ.

- Yêu cầu HS yếu chỉ cần viết chữ hoang

- HS viết vào bảng con.GV nhận xét

Vần oăng

(Quy trình dạy tương tự vần oang)

Lưu ý:

Nhận diện:

- GV ghép vần oăng trên bảng cài.

- HS đọc trơn và nhận xét vần oăng gồm 3 âm: o - ă - ng

- Yêu cầu HS so sánh oang oăng: Giống nhau: âm o - ng

Khác nhau: âm a - ă

Đánh vần:

- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc

- GV hướng dẫn cho hs yếu cách đánh vần và đọc + HS đọc cá nhân (nối tiếp), đọc đồng thanh. - Ghép tiếng, từ: hoẵng, con hoẵng

- HS đọc lại kết hợp phân tích vần, tiếng

. Viết:

+ HS viết vào bảng con.

- GV lưu ý cách viết các nét nối từ h sang vần oăng, dấu thanh ngã viết trên đầu con chữ ăvà khoảng cách giữa các chữ.

d. Đọc từ ngữ ứng dụng:

- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới. - 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới.

- HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi). - Cả lớp đọc đồng thanh.

- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng

(bằng bằng lời, vật thật).

- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).

TIẾT 2

* Luyện tập:

a. Luyện đọc:

- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)

+ GV nhận xét chỉnh sửa.

- Đọc câu ứng dụng SGK trang 25

+ HS khá đọc trơn đoạn thơ. GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.

+ GV gọi 1 số HS đọc lại.

+ H: Tìm tiếng có vần vừa học trong đoạn thơ? HS phân tích tiếng thoảng GV nhận xét.

b. Luyện viết:

- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 94 - HS viết bài.

- GV lưu ý HS viết đúng quy trình và quan sát, giúp đỡ HS yếu. - Thu 1 số bài chấm điểm và nhận xét.

c. Luyện đọc:

- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Áo choàng, áo len, áo sơ mi

- Cả lớp đọc lại.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi )

- GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá. - GV lưu ý cách diễn đạt của HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần oang, oăng vừa học. - Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau bàì 95.

Âm nhạc

ÔN TẬP BÀI HÁT: TẬP TẦM VÔNG

PHÂN BIỆT CÁC CHUỖI ÂM THANH ĐI LÊN, ĐI XUỐNG, ĐI NGANG ( GV bộ môn dạy) ( GV bộ môn dạy)

Một phần của tài liệu giáo án tuần 20 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w