Mục tiêu tổng quát
Ngành công thương phấn đấu thực hiện tốt nhất Nghị quyết 23/2008/QH12 kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII về KT - XH và ngân sách nhà nước năm 2009 là ”Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì
tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, chủ động ngăn ngừa suy giảm, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010” và các nhiệm vụ Chính phủ đề ra trong Nghị
quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 về ”Những giải pháp cấp bạch nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”.
2. Chỉ tiêu tổng hợp
Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2009 đề ra khoảng 6,5% ngành công thương phấn đấu đạt những mục tiêu sau đây:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,0% so với năm 2008. Giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp tăng 9,0% so với năm 2008 ( tính cả công nghiệp và xây dựng tăng 7,4%3 so với năm 2008). Để đạt tốc độ tăng trưởng nêu trên, giá trị sản xuất công nghiệp phải đạt trên 766 nghìn tỷ đồng, bằng 89,4% so với mục tiêu 2010.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 71,084 tỉ USD, tăng 13% so với thực hiện năm 2008.
- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá là 90,3 tỷ USD, tăng 13%. Nhập siêu hàng hoá năm 2009 khoảng 19,2 tỷ USD, bằng 27% so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên thị trường nội địa ước khoảng 1210 nghìn tỷ đồng, tăng 25,13% so với ước thực hiện năm 2008.
- Bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra sốt hàng, sốt giá, góp phần kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 của Quốc hội khóa XII thông qua4.
3. Các nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu đề ra, năm 2009, ngành công thương đặt ra những nhiệm vụ cụ thể như sau:
3.1. Sản xuất công nghiệp
a. Nhiệm vụ sản xuất công nghiệp năm 2009
3 Theo Nghị quyết số 23/2008/QH12 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 thông qua ngày 6 tháng 11 năm 2008, giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,4%. tháng 11 năm 2008, giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,4%.
4 Theo Nghị quyết số 23/2008/QH12 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 thông qua ngày 6 tháng 11 năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 15% tháng 11 năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 15%
- Tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của sản xuất. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, các sản phẩm xuất khẩu.
- Đảm bảo cân đối cung cầu của nền kinh tế về những sản phẩm công nghiệp chủ yếu như điện, than, thép xây dựng, xăng dầu, phân bón... trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất trong nước; đáp ứng nhu cầu trong nước các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng. Tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo để đưa thêm được khoảng 4.082 MW công suất các nhà máy điện, trong đó 1.415 MW từ năm 2008 chuyển sang, 2.427 MW của KH 2009 và 240 MW của KH 2010 chuyển sang (nhà máy thuỷ điện Se San 4 đẩy nhanh tiến độ); vận hành ổn định nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy DAP.
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, khai thác và chế biến sâu khoáng sản, điện, nước, gas và giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng thông qua việc khuyến khích đầu tư các doanh nghiệp áp dụng công nghiệp chế biến sâu, tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp. Giảm sự lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu.
- Khuyến khích phát triển mạnh hơn công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm điện tử, ô tô, xe máy, tầu thuỷ, nguyên phụ liệu ngành dệt may, giầy dép, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản (sữa nguyên liệu, bột giấy, nguyên liệu thuốc lá).
- Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn với tốc độ tăng trưởng không thấp hơn tốc độ bình quân cả nước để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động theo hướng công nghiệp hoá, xóa đói, giảm nghèo và phát triển đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn.
- Tìm mọi biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu để tạo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu; tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá đã qua gia công chế biến, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô.
- Tham gia có hiệu quả vào việc ổn định thị trường trong nước những mặt hàng trọng yếu như xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh...; bảo đảm đáp ứng nhu cầu và kiềm chế tăng giá đột biến các mặt hàng này; chủ động đề ra và áp dụng nhiều phương án khắc phục tình trạng thiếu điện, nhất là trong mùa khô, bảo đảm điện cho sản xuất và những tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm công bằng và công khai trong điều tiết.