- Chủ trì phối hợp với Công ty Điện lực Thái Nguyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt là đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng điện quá công suất đăng ký trong biểu đồ phụ tải vào giờ cao điểm. Công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng các đơn vị, cá nhân vi phạm. Tổng hợp, đánh giá kết quả và báo cáo UBND tỉnh kịp thời.
- Phối hợp với các tổ chức tư vấn, các Trung tâm tiết kiệm năng lượng hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xây dựng và thực hiện đầu tư, thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng; phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng.
- Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Công ty Điện lực Thái Nguyên có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Công Thương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện khi xảy ra thiếu điện; lập danh sách các hộ sản xuất theo thứ tự ưu tiên hạn chế ngừng, giảm mức cung cấp điện trong điều kiện thiếu điện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, thực hiện đúng các quy định của Luật Điện lực, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; tránh việc cắt điện sinh hoạt trên diện rộng, kéo dài.
- Tổ chức thống kê, theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng điện tại các công sở, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, có so sánh với mức sử dụng điện của tháng cùng kỳ năm trước, đối chiếu chỉ tiêu tiết kiệm 10% sản lượng điện sử dụng cơ quan công sở, thông báo cho khách hàng và báo cáo Sở Công Thương, Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh để có biện pháp xử lý đối với các đơn vị, khách hàng không thực hiện tiết kiệm điện.
- Thực hiện phương thức vận hành ổn định, an toàn; bố trí kế hoạch sửa chữa lưới điện hợp lý; tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, nâng cao năng lực khai thác thiết bị; hạn chế sự cố; phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống dưới 6%;
3. Giao Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình của tỉnh, Báo Thái Nguyên xây dựng các chương trình phát thanh và truyền hình, chuyên mục về tiết kiệm điện vì mục đích chung của quốc gia; dành thời lượng thích hợp để tuyên truyền chủ trương của Nhà nước về thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện.
UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các Sở, Ngành, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
1.4 Các nhà máy sản xuất điện tại tỉnh Thái Nguyên:
+ Nhà máy Nhiệt điện An Khánh tại xã An Khánh, huyện Đại Từ trên tổng diện tích đất 22,7 ha.Tổng số vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng, công suất thiết kế 100 MW, sử dụng nguồn nguyên liệu than tại địa phương. Theo kế hoạch nhà máy sẽ hoàn thành và hòa lưới điện quốc gia vào năm 2012. Đây là nhà máy nhiệt điện thứ 2 sau nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn được xây dựng tại Thái Nguyên.
+ Nhà máy Thuỷ điện Hồ Núi Cốc là công trình thủy điện nhỏ sau đập được xây dựng tại đầu tuyến kênh Chính (sau cống lấy nước của hồ Núi Cốc). Công suất lắp máy là 1,89MW gồm 3 tuabin thủy lực, công suất mỗi máy là 630KW, mỗi năm sản xuất được hơn 8 triệu KWh.Công trình gồm các hạng mục: Đường ống áp lực chính, đường ống áp lực nhánh, kênh xả hạ lưu, trạm phân phối điện 22KV, đường dây tải điện 22KV và một số hạng mục phụ trợ.
1.5 Mạng lưới truyền tải tỉnh Thái Nguyên
Lưới điện cao áp tỉnh Thái Nguyên hiện nay có các cấp điện áp: 6, 10, 22, 35, 110 và 220 kV, trải rộng khắp các xã, phường của các huyện, thị xã và thành phố Thái Nguyên, đồng thời vươn dài tới cả các xóm, thôn, làng, bản, vùng sâu, vùng xa của ATK, chiến khu Việt Bắc xưa. Hệ thống lưới điện cao áp này gồm đường dây trên không, các trạm biến áp và cả cáp ngầm trong đất. Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; Truyền tải điện Thái Nguyên (TTĐ Thái Nguyên) được Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) thành lập từ năm 1999 và quản lý vận hành TBA 220 kV Thái Nguyên, đường dây 220 kV Sóc Sơn - Thái Nguyên và chuẩn bị sản xuất, nghiệm thu đưa vào vận hành các TBA 220 kV Sóc Sơn, Bắc Giang, ĐZ 220 kV Phả Lại - Sóc Sơn, Phả Lại - Bắc Giang. Đến tháng 4/2001, các trạm biến áp 220 kV Sóc Sơn, Bắc Giang được đưa vào vận hành đã nâng cao chất lượng điện năng cho khu vực Thái Nguyên, Bắc Giang và phía bắc Hà Nội.Năm 2002, các ĐZ 220 kV Phả Lại - Sóc Sơn và Phả Lại - Bắc Giang cũng được đơn vị nghiệm thu và đưa vào vận hành, tạo mạch vòng liên kết giữa Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình với Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, hai nhà máy điện lớn nhất của hệ thống điện miền Bắc,
nâng cao tính ổn định và độ tin cậy cung cấp điện cho khu vực và cả hệ thống điện quốc gia. Liên tiếp những năm tiếp theo, TTĐ Thái Nguyên được PTC1 giao tiếp nhiệm vụ tổ chức nghiệm thu đưa vào quản lý vận hành TBA 220 kV Việt Trì và các đường dây 220 kV Vĩnh Lạc - Việt Trì; Bắc Giang - Thái Nguyên; Sóc Sơn - Thái Nguyên; Bắc Giang - Thái Nguyên. Tháng 11/2005, Trạm 220 kV Bắc Ninh đã được đưa vào vận hành an toàn, cung cấp sản lượng điện lớn cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh và khu vực Đông Anh – Hà Nội. Để đáp ứng với tình hình thực tế, một số cung đoạn đường dây đã được TTĐ Thái Nguyên bàn giao cho TTĐ Hà Nội và TTĐ Tây Bắc, đồng thời chuẩn bị cơ sở vật chất, lực lượng vận hành, sửa chữa để nghiệm thu đưa vào vận hành tuyến ĐZ 220 kV Tuyên Quang - Thái Nguyên, Sóc Sơn - Thái Nguyên (mạch 2) và ĐZ Tuyên Quang - Bắc Kạn - Thái Nguyên, phục vụ mua điện của Trung Quốc và truyền tải công suất điện từ Thuỷ điện Tuyên Quang qua HTĐ quốc gia. Bên cạnh đó, đơn vị còn nhận nhiệm vụ trực tiếp thi công và giám sát thi công, nghiệm thu công trình “Cải tạo nâng công suất TBA 220 kV Thái Nguyên và lắp đặt tụ bù, nhằm đảm bảo tiếp nhận các nguồn công suất lớn từ Trung Quốc và các NMTĐ Tuyên Quang, Thác Bà, Nhiệt điện Cao Ngạn. Hiện nay, Truyền tải điện Thái Nguyên đang quản lý vận hành 3 trạm biến áp 220 kV có tổng dung lượng 1.026 MVA; hơn 300 MVAr bù và gần 400 km đường dây 220 kV. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ của với tốc độ tăng trưởng 8%- 9% /năm, sản lượng điện hàng năm phải tăng tới 15-16% mới có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội. Với sự quan tâm của EVN và NPT, trực tiếp là Công ty Truyền tải điện 1 cùng với những nỗ lực không mệt mỏi của CBCNV, 10 năm qua, cán bộ công nhân viên TTĐ Thái Nguyên đã chủ động sáng tạo, lao động kỷ luật, tích cực học tập nâng cao trình độ, phối hợp tốt với các địa phương và các đơn vị bạn vận hành an toàn các trạm biến áp và các tuyến đường dây 220 kV, cung cấp điện ổn định, liên tục cho phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng khu vực các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và phía bắc Hà Nội,... với sản lượng điện năng không ngừng tăng lên, suất sự cố và tổn thất điện năng luôn đạt dưới mức cho phép. Trong hai ngày 04, 05/01/2012, Truyền tải
điện Thái Nguyên đã hoàn thành công trình thay cách điện trong 6 ngăn lộ 110 kV và công trình thay dây dẫn và phụ kiện trong 4 ngăn lộ đường dây 110 kV. Đây là công trình sửa chữa lớn trong kế hoạch năm 2011, nhằm chống quá tải các ngăn lộ 110 kV của Trạm 220 kV Thái Nguyên. Thái Nguyên có nhiệm vụ quản lý, vận hành 6 trạm biến áp, gần 700 km của 15 tuyến đường
dây 220kV qua 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Hà Nội (huyện Sóc Sơn). Hàng ngày, những công nhân truyền tải điện vẫn băng qua rừng núi, sông suối để phát dọn hành lang tuyến, phát hiện, xử lý sự cố.
Trạm 220 kV Thái Nguyên là trạm biến áp vận hành đồng thời hai hệ thống điện Việt Nam và Trung Quốc, nên việc đăng ký phương thức cắt điện để thực hiện sửa chữa là hết sức khó khăn, phức tạp, do phải cắt điện đường dây mua điện Trung Quốc và cắt điện tuyến đường dây 110 kV độc đạo cấp điện cho 2 tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. Vì vậy, khi đã thống nhất và thực hiện phương thức cắt điện, đơn vị phải tập trung mọi năng lực và tận dụng tối đa thời gian để thi công hoàn thành công trình. Truyền tải điện Thái Nguyên đã huy động lực lượng mạnh nhất từ 3 đội đường dây của đơn vị và tăng cường lực lượng sửa chữa của các trạm biến áp Hiệp Hoà, Cao Bằng về tập trung cho việc thi công công trình. Lưới điện do Truyền tải điện Thái Nguyên đang quản lý gồm các đường dây 220 kV mới đưa vào vận hành như: Đường dây 220 kV Sóc Sơn - Thái Nguyên 2; đường dây Tuyên Quang - Bắc
Kạn - Thái Nguyên.
Theo quy trình vận hành tạm thời do Công ty Truyền tải điện 1 ban hành “Về việc bảo quản, vận hành, sử dụng sứ composite”, việc thực hiện công tác kiểm tra và sửa chữa dây dẫn đối với loại sứ này không được treo trực tiếp trên sứ composite để ra dây. Trong khi đó, Truyền tải điện Thái Nguyên cũng chưa có loại dụng cụ nào để áp dụng cho việc ra sứ loại composite này. Khắc phục hạn chế trên, kỹ sư Phạm Bá Hằng đã có sáng kiến đảm bảo cho đường dây vận hành an toàn, chuỗi sứ không ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu chịu lực, không bị rách, xước phần cách điện của chuỗi sứ khi ra ngoài để kiểm tra, vận chuyển các dụng cụ thay thế sứ và sửa chữa dây dẫn. Kỹ sư Phạm Bá Hằng cho biết, thang ra sứ néo composite được thiết kế bằng Inox hộp 40x40 dày 1 mm, một đầu bên trong được lắp vào 2 thanh chuyển dịch của chuỗi sứ bàng bu lông, đầu ngoài được thiết kế có móc hình chữ U để khi lắp hình chữ U phải ôm chọn vào khánh. Chiều dài tổng cộng của thang là 2,55m, ở giữa được hàn 7 thanh đố ngang để thuận tiện dễ dàng đi lại trên thang. Trọng lượng tổng của thang là 6,5kg, rất nhẹ nhàng trong quá trình mang theo, tiết kiệm được thời gian và sức lực. Khả năng chịu tải ở chế độ nằm ngang của thang là
150 kg.
Theo kỹ sư Phạm Bá Hằng, quá trình lắp đặt thang sứ đơn giản, dễ dàng, đặc biệt không gây ảnh hưởng đến cách điện của chuỗi sứ. Chi phí chế tạo cho một bộ phù hợp; áp dụng được cho công việc kiểm tra, sửa chữa, thay sứ néo kép và các công việc khác liên quan đến sửa chữa dây dẫn trên các tuyến đường dây có sử dụng cách bằng composite.Sáng kiến tiếp địa chống sét Bên cạnh sáng kiến dùng thang ra sứ composite, Truyền tải điện Thái Nguyên còn có sáng kiến tiếp địa chống sét rất hiệu quả
Để đảm bảo cho đường dây vận hành an toàn, công nhân phải thường xuyên kiểm tra và xử lý các khiếm khuyết trên đường dây, trong đó không thể bỏ qua công tác kiểm tra và chỉnh khe hở mỏ phóng cho dây chống sét. Trước đây, để thực hiện nhiệm vụ này, người công nhân thường dùng dây tiếp địa một pha sử dụng cho dây dẫn có chiều dài 6m. Loại dây này có trọng lượng nặng và có thể gây ra sự cố khi bất cẩn trong quá trình lắp đặt để kiểm tra và chỉnh khe hở mỏ phóng dây chống sét, trong khi đó phía dưới đường dây vẫn còn mang điện. Đường dây 220 kV mạch kép Tuyên Quang – Thái Nguyên có hơn 40km đi qua địa phận Thái Nguyên (10 xã thuộc huyện Đại Từ và 4 xã thuộc thành phố Thái Nguyên) đã chính thức vận hành từ tháng 7/2007, do Truyền tải điện Thái Nguyên quản lý.