Một số khó khăn, hạn chế trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực (Trang 26 - 30)

cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

2.1.2.1. Lực lượng lao động mất cân đối nghiêm trọng

Quả thực, với gần 80% nguồn nhân lực chưa qua đào tạo, đã mang lại nhiều suy nghĩ và nỗi lo cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu đến cuối năm 2007, chúng ta mới chỉ phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên con số 30% và đạt 40% năm 2010. Tuy nhiên việc đạt được những chỉ tiêu này cũng không phải là điều dễ dàng. Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2005, tỷ lệ lao động chưa biết chữ chiếm 4,35% và đang có chiều hướng tăng lên, nhất là ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của lực lượng lao động giảm từ 18,42% xuống còn 18,26% . Trong đó ở Tây Nguyên tỷ lệ tốt nghiệp THPT chỉ đạt 3% và Tây Bắc là 1,5%.

Ở khu vực thành thị, cứ một trăm người tham gia lực lượng lao động thì có bốn lăm người có trình độ chuyên môn kỹ thuật gấp 3,5 lần so với tỷ số này ở nông thôn. Trong 8 vùng lãnh thổ, Đông Nam bộ là vùng có tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất (chiếm 30,13%), tiếp đến là Đồng Bằng Sông Hồng (27,99%), Duyên Hải Miền Trung (20,85%), Tây Nguyên (14,05%), Đồng Bằng Sông Cửu Long (13,2%), thấp nhất là Tây Bắc (10,75%), các vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ dao động từ 15 - 20%.(4)Theo phân tích của tiến sỹ Nguyễn Minh Hạc, dân cư nước ta hiện nay đa số ở nông thôn, phần đáng kể tổng sản phẩm quốc nội do khu vực này đóng góp, lao

động nông nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn trong khi đó chỉ có 8,1% lao động trình độ đại học được đào tạo thuộc ngành nông nghiệp, một con số thật đáng ngại đối với một nông nghiệp như chúng ta".

2.1.2.2. Khan hiếm nguồn nhân lực có trình độ cao khi nguồn nhân lực phổ thông lại quá nhiều

Hiện nay, trên thị trường lao động đang hiển thị một bất cập rất lớn và nó cũng phản ánh gần như đầy đủ diện mạo về vấn đề nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, đó là tình trạng người thất nghiệp rất nhiều trong khi các doanh nghiệp luôn kêu thiếu nhân lực. Có mấy lý do sau:

• Thứ nhất: Đó là sự thừa thãi của những lao động mà muốn tuyển họ, cũng không biết họ làm được việc gì, trong khi nguồn lao động thật sự cần thiết cho doanh nghiệp lại thiếu trầm trọng.

• Thứ hai: Nguồn nhân lực sẵn có trong doanh nghiệp không phát huy được đúng khả năng của mình.

• Thứ ba: Người có tài thực sự lại thiếu cơ hội phát triển.

Thêm vào đó, chất lượng đào tạo nhân lực nhất là bậc đại học, nhìn chung còn thấp so với mục tiêu giáo dục, với yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội và với trình độ các nước trong khu vực có mặt còn kém. Nội dung, phương pháp dạy đại học chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn bị nhân lực cho công nghiệp hóa rút ngắn và trình độ chưa theo kịp phát triển khoa học công nghệ hiện đại. Việc học tập ở mọi cấp học bị chi phối nặng nề bởi tâm lý bằng cấp, phương pháp giáo dục nặng nề và áp đặt, chưa khuyến khích sự năng động, sáng tạo của người học, chưa coi trọng năng lực tư duy và năng lực thực hành (hiện nay, nhiều người cố gắng lo cho con em vào đại học chỉ cốt để kiếm tấm bằng, còn không xác định khi ra trường tấm bằng đó như thế nào và để làm gì). Ngoài ra công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài như "đầu tàu" của đội ngũ nhân lực chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu cơ chế, chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và giáo viên có trình độ cao, và nhiều

chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, song chưa được sử dụng tốt, đang dần bị lão hóa, ít có điều kiện cập nhập kiến thức mới. Sự hẫng hụt về cán bộ rất nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản.

Thực trạng trên xuất phát từ công tác đào tạo ồ ạt "lệch pha" đã dẫn đến sự mất cân đối: ngành thừa, ngành thiếu "Đặc biệt hiện nay, để tìm lao động phổ thông chắc chắn sẽ rất dễ dàng, nhưng hiện nay không biết bao nhiêu doanh nghiệp cần tuyển những vị trí quan trọng như giám đốc tài chính, thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), giám đốc sự… thì "bói" chẳng ra"5

Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, sản xuất sẽ phát triển khi có một cơ cấu đội ngũ nhân lực được đào tạo một cách hợp lý, và có trình độ chuyên môn tương ứng là: Một cử nhân, kỹ sư cần 4 cán bộ trung học chuyên nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật. Thế nhưng tỷ lệ này ở Việt Nam hiện nay chỉ là 1-1,16-0,95. Điều này dẫn đến tình trạng "thừa thầy thiếu thợ", kỹ sư làm công việc của cán bộ trung cấp kỹ thuật. Trong cơ cấu lao động ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay thì đội ngũ công nhân và lao động giản đơn chiếm tới 82%, trong khi đội ngũ nhà kỹ thuật, nhà phát minh, nhà quản lý chỉ chiếm 18%. Tỷ lệ này ở các nước phát triển tương ứng là 28% và 72%.

Ở nước ta trong những nam gần đây, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ngày một tăng nhanh để có thể đáp ứng và bắt kịp với sự tiến bộ về tri thức của nhân loại, nhưng số lượng công nhân kỹ thuật lại ngày càng giảm. Năm 1979, số lượng công nhân kỹ thuật chiếm 70%, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 30% trong tổng số lao động được đào tạo.

Thực trạng trên cho thấy, hiện nay trên thị trường lao động đang xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, các chuyên gia giỏi về kinh tế, các nhà doanh nghiệp giỏi… nhằm giải quyết vấn đề bức xúc về nguồn nhân lực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhìn vào các hội chợ việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần

Thơ, Đà Nẵng… thời gian qua cho thấy: Nhu cầu cần tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu tìm việc làm của người lao động là rất lớn, nhưng khi kết thúc hội chợ, số lao động được tuyển dụng chỉ đạt khoảng 25% so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong đó số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại 70% là lao động phổ thông. Trong khi đó yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc té lại rất cần đến một lực lượng lao động có trình độ cao để làm chủ các công nghệ hiện đại.

2.1.2.3 Hiện nay nước ta vẫn còn thiếu các cơ quan về phát triển nguồn nhân lực

Qua gần 20 năm đổi mới, nước ta đang hình thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhưng thị trường lao động chỉ mới bắt đầu hình thành, có thể đây là một trong những nguyên nhân làm cho đào tạo nguồn nhân lực của ta chưa bám sát vào cơ cấu lao động. Đến nay, chúng ta vẫn chưa có một chiến lược đào tạo và quản trị nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Chưa có cơ quan quản lý, chỉ đạo, điều hành quốc gia về phát triển nguồn nhân lực như hội nghị ban chấp hành TW lần thứ 2 (Khóa VIII) đã ra nghị quyết từ tháng 12 năm 1996. Mà việc quản lý nguồn nhân lực hiện nay mới chỉ được phân công cho nhiều bộ ngành thực hiện (Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ LĐ TB - XH, Bộ Y tế, ủy ban dân số - gia đình - trẻ em…). Tính chất liên ngành đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành và giữa trung ương với địa phương trong một chiến lược, kế hoạch, hành động chung. Tuy nhiên sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành trong quản lý nguồn nhân lực thực tế nhiều khi vẫn còn lỏng lẻo, hình thức và kém hiệu quả.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải có chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, thể hiện những quan điểm mới về phát triển nguồn nhân lực là:

• Mỗi con người là một cá nhân độc lập, làm chủ quá trình lao động của mình.

• Lấy lợi ích của người lao động làm nguyên tắc cơ bản của quản lý lao động, nhằm tăg năng suất lao động.

• Bảo đảm môi trường dân chủ, thuận lợi cho tiến hành giao lưu đồng thuận; tạo cơ hội thăng tiến cho tất cả mọi người.

• Có chính sách giải phóng và phát huy tiềm năng của người lao động, bảo đảm hiệu quả công việc.

• Phát triển nguồn nhân lực, bám sát thị trường lao động. Đây là một vấn đề phức tạp trong đó mấu chốt là phải xây dựng được các chính sách quản lý, phát triển giáo dục và đào tạod dúng đắn.

• Có hệ thống chính sách sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, bao gồm: Tuyển dụng, đào tạo lao động, phân công lao động, phân bố nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực, chính sách cán bộ, tiền lương, khen thưởng….

Phải tạo động lực để kích thích người lao động làm việc tích cực, hiệu quả, làm cho họ năng động, thiện chí gắn bó với công việc, cầu tiến, để từ đó phát huy tính sáng tạo của họ. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng trong tổ chức quản lý vĩ mô cũng như vi mô. Nguồn lực con người ở đây cần chú ý về cả mặt lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của người lao động.

Chăm lo phát huy, bồi dưỡng nguồn lực con người là bộ phận quan trọng nhất trong chiến lược con người. Đó là trung tâm của sự giáo dục đào tạo nước ta trong những năm tới nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu của thời đại thông tin, công nghệ cao, kinh tế tri thức và toàn cầu khoá.

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w