CÔNG TY EURTRANS

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng xuất khẩu hàng nông sản của công ty giao nhận vận tải châu âu (Trang 43)

kết quả tương đối tốt, không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn đem lại uy tín cho Công ty. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan gây khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. Trên cơ sở thực tế đó, sau một thời gian thực tập tại Công ty và với kiến thức tích luỹ được em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau, mong rằng có thể đóng góp phần nào vào việc tăng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty EURTRANS.

1. Giải pháp về phía Công ty

Công ty cần tập trung giải quyết 6 giải pháp chính để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản.

Giải pháp 1 : Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường giúp Công ty nắm được nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu của thị trường theo phương châm bán cái khách hàng cần chứ không bán cái mà doanh nghiệp có, nắm được xu hướng phát triển của thị trường để từ đó có những biện pháp cụ thể thâm nhập vào thị trường.Thông tin về thị trường hàng nông sản thế giới rất đa dạng và phức tạp. Muốn có được những thông tin cần thiết, Công ty cần coi nghiên cứu thị trường là công việc hàng đầu và tất yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty có thể nghiên cứu thị trường qua các thông tin từ các tổ chức quốc tế như ITC ( Trung tâm thương mại quốc tế ), UNCTAD ( Tổ chức thương mại và phát triển liên hợp quốc ), ESCAP ( Hội đồng kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương ) và những ấn phẩm niên giám thống kê của các nước, các thời báo tài chính...; hoặc thông qua các chuyến viếng thăm cấp Chính phủ, Bộ, Ngành có liên quan, qua các phòng thương mại ở nước ngoài...để tìm hiểu nhu cầu về hàng nông sản trên thị trường quốc tế; nghiên

cứu các quy định về luật pháp, thuế quan, hạn ngạch của các thị trường mục tiêu... từ đó lựa chọn thị trường trọng điểm để tìm kiếm đối tác cho xuất khẩu hàng nông sản.

Giải pháp 2: Chú trọng phát triển và hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng nông sản cho xuất khẩu

Công tác tạo nguồn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Nguồn hàng tốt, đáp ứng kịp thời và chính xác nhu cầu của thị trường, thực hiện đúng thời hạn của hợp đồng sẽ là nhân tố quyết định đem lại thành công trong thương vụ và nâng cao uy tín của Công ty. Để làm tốt công tác này, Công ty cần thực hiện hai nhiệm vụ: Mở rộng các hình thức tạo nguồn và thực hiện tốt khâu vận chuyển, bảo quản dự trữ.

• Mở rộng hình thức tạo nguồn: Các hình thức tạo nguồn hiện nay ở Công ty còn nhiều hạn chế. Hình thức chủ yếu Công ty sử dụng là mua từ các đầu mối khác nhau ở các địa phương hoặc thu mua tập trung qua các trung gian. Hình thức này có ưu điểm là nhanh gọn, không phải đầu tư trong thời gian dài, lại có thể nhanh chóng chuyển đổi mặt hàng kinh doanh. Tuy nhiên Công ty không chủ động được về chi phí, chất lượng, thời gian... Vì vậy, các hình thức thu mua phải đa dạng hơn nữa, cụ thể:

- Tổ chức tốt mạng lưới thu mua hàng nông sản, giảm bớt

hình thức thu mua qua trung gian.

- Tăng đầu mối thu mua ở ngay tại vùng nguyên liệu hoặc trực tiếp đặt hàng tại các cơ sở chế biến nông sản.

- Mở rộng phạm vi thu mua nguyên liệu, thiết lập thêm các đại lý thu mua ở miền Trung và miền Nam.

- Cần có sự hỗ trợ vốn đầu tư vào các vùng sản xuất tập trung tạo ra nguồn hàng ổn định và vững chắc cho xuất khẩu.

• Thực hiện tốt công tác vận chuyển, dự trữ và bảo

không thực hiện tốt công tác này. Công ty cần đầu tư nhập khẩu các phương tiện vận chuyển chuyên dùng, phương tiện kho lạnh, nâng cấp thiết bị vận chuyển để đảm bảo hàng không bị hư hao, mất mát, đổ và suy giảm chất lượng trên đường vận chuyển. Sau khi đưa hàng về đến kho trạm, các tổ kho phải thực hiện tốt các công tác phân loại, bao gói, xếp hàng vào kho và hàng loạt các nghiệp vụ dự trữ và bảo quản khác để giữ gìn chất lượng, số lượng hàng và luôn sẵn sàng xuất hàng một cách nhanh chóng thuận tiện. Trong dự trữ và bảo quản hàng hoá các yêu cầu kỹ thuật của kho chứa hàng rất quan trọng, nhất là đối với hàng nông sản rất dễ bị ẩm mốc, mục...

Giải pháp 3: Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại chính là sử dụng các phương tiện xúc tiến để giới thiệu về sản phẩm hàng hoá của Công ty tới khách hàng, thu hút sự quan tâm của họ, kích thích nhu cầu của họ về hàng hoá, qua đó tiêu thụ hàng hoá mạnh hơn. Hiện nay, các hoạt động quảng cáo của Công ty chưa được chú trọng, hoạt động còn thiếu tập trung, rời rạc nên hiệu quả không cao.

Phương tiện xúc tiến thích hợp nhất đối với Công ty đó là quảng cáo và tuyên truyền. Những phương tiện quảng cáo chủ yếu là báo tập san trong nước và quốc tế, thư chào hàng, gửi hàng mẫu... Trong đó thư chào hàng, được thực hiện thông qua hình thức fax, có nhiều ưu điểm nhất. Bởi vì đây là loại quảng cáo có chi phí thấp, cùng lúc Công ty có thể chào hàng tới nhiều khách hàng

Hội chợ thương mại cũng là một hình thức xúc tiến mang lại hiệu quả cao. Hội chợ là nơi thích hợp cho việc môi giới, giới thiệu sản phẩm của Công ty, thiết lập quan hệ bạn hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, học hỏi các cách thức bán hàng, mẫu mã, bao bì sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Hội chợ thương mại còn là nơi có thể ký kết hợp đồng với các đối tác.

Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay Công ty có thể áp dụng hình thức quảng cáo trên Internet. Hình thức này đang rất phổ biến mà lại không tốn kém và không bị giới hạn về mặt không gian, thời gian.

Giải pháp 4: Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng nông sản Chất lượng hàng hoá xuất khẩu chính là một trong những yếu tố sống còn đối với sự tồn tại và thành công của Công ty. Vì vậy Công ty cần có những biện pháp quản lý phù hợp sau:

- Trong khâu thu mua yêu cầu người cung cấp phải ký hợp đồng cung cấp hàng hoá và phải thực hiện một cách nghiêm túc theo hợp đồng về các yêu cầu sản phẩm.

- Đầu tư máy móc thiết bị cải tiến công nghệ sản xuất. Máy móc thiết bị lạc hậu không đồng bộ sẽ gây hỏng hóc ngưng trệ sản xuất, tiêu tốn lao động, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản xuất khẩu.

- Áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO và các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển thì hàng nông sản của Công ty mới qua được cửa khẩu kiểm tra các nước này và được người tiêu dùng chấp nhận. Muốn vậy Công ty cần có chính sách đầu tư cho các khâu: nghiên cứu thị trường, thu mua nguồn hàng, đóng gói, quá trình cung ứng thiết kế, triển khai sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng... Điều cần nhất là Công ty phải phối hợp với các cán bộ khoa học địa phương các vùng nguyên liệu tổ chức các chương trình hướng dẫn quy trình trồng trọt, chăn nuôi cho bà con nông dân theo đúng kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng mà thị trường yêu cầu.

- Hiện nay Công ty thực hiện xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản chưa qua chế biến, chất lượng chưa cao nên Công ty cần tiến hành đầu tư cho khâu chế biến hàng nông sản. Điều đó có thể thực hiện được vì Công ty có nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ hơn so với các nước khác. Để làm được điều này, Công ty cần phải khai thác hết công suất

hoạt động của hai nhà máy chế biến Vĩnh Hoà và Bắc Giang. Hiện nay, hai nhà máy này còn thiếu nguyên liệu đầu vào nên công ty cần thành lập quĩ để phối hợp với chính quyền địa phương nhằm đầu tư, cung cấp cho nông dân ở các vùng lân cận giống cây phù hợp với dây chuyền của nhà máy. Công ty cũng có thể khuyến khích hộ gia đình mở rộng diện tích cây trồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.

Giải pháp 5: Công ty cần có kế hoạch và chiến lược phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đề ra chiến lược phát triển làm cở sở định ra từng bước đi, từng kế hoạch thâm nhập vào các thị trường tiềm năng, củng cố và dần mở rộng các thị trường xuất khẩu.

Thị trường có vai trò đặc biệt trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Thực tế cho thấy rằng, doanh nghiệp xuất khẩu nào có được thị trường và thị trường ngày càng rộng lớn thì hoạt động xuất khẩu càng có kết quả cao. Trong công tác phát triển thị trường xuất khẩu, cần chú ý đến các thị trường tiềm năng như Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản.

Giải pháp 6: Quan tâm và chú trọng vấn đề xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu. Đây là mặt yếu của Công ty trong thời gian qua. Công ty muốn đẩy mạnh xuất khẩu, cần để cho khách hàng thấy được tính đa dang, phong phú mặt hàng xuất khẩu của mình. Cần phải xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm của mình, tạo ra những thương hiệu mạnh, có giá trị cao để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra Công ty có thể áp dụng các giải pháp: tăng cường vốn đẩu tư cho kinh doanh, có chính sách hợp lý trong tổ chức hoạt động kinh doanh, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Giải pháp về phía Nhà nước

2.1. Đa dạng hoá, ổn định công tác tạo nguồn hàng cho các sản phẩm nông nghiệp XK.

Để thực hiện giải pháp này, Chính phủ cần có quy hoạch tổng thể, lâu dài về phát triển các vùng nông nghiệp hàng hoá phù hợp với yêu cầu phát triển với từng vùng khác nhau, đặc biệt là phù hợp với triển vọng buôn bán của sản phẩm trên thị trường thế giới.

Nhà nước cần xây dựng các nhà máy chế biến ở trong hay gần vùng sản xuất nông sản. Các nhà máy chế biến này có nhiệm vụ ký kết hợp đồng thu mua nông sản đối với các hộ nông dân, với cam kết về số lượng, chất lượng, thời gian nhằm định hướng cho người nông dân sản xuất.

2.2. Áp dụng nghiêm ngặt chế độ đăng kiểm và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng nông sản xuất khẩu.

Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng tương đối thấp. Vì vậy, để thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng hàng nông sản, Nhà nước cần xây dựng và áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn phù hợp với đòi hỏi của thị trường nông sản thế giới, đặc biệt là thị trường khó tính như là Châu Âu và Hoa Kì.

Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lí chất lượng hàng nông sản theo tiêu chuẩn của HACCP ( Hazard analysis Critical Control Point – phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu) và ISO là một trong những giải pháp hàng đầu nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản xuất khẩu. Thực hiện cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng cho từng mặt hàng xuất khẩu của công ty.

2.3. Nâng cao hiệu quả điều hành xuất khẩu nông sản

Công bố giá sàn thu mua nông sản ngay từ đầu vụ để người dân yên tâm sản xuất, đồng thời làm tín hiệu cho các ngành, các doanh nghiệp tham gia điều hành điều hành thị trường nhằm giữ cho giá nông sản ở mức hợp lý. Chính phủ cũng nên thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu hàng nông sản nhằm hạn chế rủi ro cho người xuất khẩu hàng nông sản, lập lại trật tự mua bán thị

trường trong và ngoài nước, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu nông sản.

Việc chỉ định doanh nghiệp đại diện giao dịch ký hợp đồng theo hiệp định chính phủ và tham gia đấu thầu là cần thiết vì các hợp đồng theo hiệp định chính phủ thường được giá cao, khối lượng lớn giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá và có cơ sở để đấu tranh giá cả đối với các khách hàng khác.

2.4. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các hệ thống thuỷ lợi … để giúp nông dân giảm thiểu thiệt hại thiên tai, thuận lợi trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Hệ thống giao thông thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn hàng cũng như tránh được sự tồn đọng hàng hoá của nông dân, tránh được tư thương ép giá, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm giá thành hàng hoá xuất khẩu, kích thích phát triển sản xuất.

2.5. Tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.

 Tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp:

Hoạt động kinh doanh nông sản có tính chất thời vụ. Do vậy vốn cho thu mua hàng tại các thời vụ là rất lớn vì đòi hỏi phải diễn ra tập trung, nhanh chóng. Bên cạnh đó chi phí thu mua, vận chuyển, dự trữ, bảo quản để có hàng đúng theo yêu cầu cung cấp cho thị trường thế giới cũng rất tốn kém.

Nhà nước cần phân bổ vốn đầu tư sao cho hiệu quả, không bị dàn trải, có chiều sâu. Nhà nước cấp đủ vốn lưu động định mức cho các doanh nghiệp bằng cách dùng vốn ngân sách để bổ sung cho vốn lưu động. Cho phép công ty giữ lại lợi nhuận sau thuế để đầu tư, phát triển. Đồng thời ngân hàng nên nới lỏng điều kiện cho vay và hạ lãi suất hợp đồng vay phù hợp với tốc độ tăng của giá cả. Bên cạnh đó cũng cần phải đổi mới cơ cấu vốn vay.

Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nước ta đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là không đủ chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường một cách thoả đáng. Hơn nữa thị trường nông sản thế giới biến động rất thất thường và mang tính thời vụ nên đòi hỏi về thông tin thị trường phải rất nhanh và chính xác, trong khi việc tiếp nhận các thông tin này ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất chậm. Do vậy, trong thời gian tới Nhà nước và các Bộ có liên quan phải đặc biệt chú ý đến công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu hàng nông sản trên thị trường quốc tế, thông tin về giá cả kịp thời cho các doanh nghiệp để tránh tình trạng bị ép giá. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội thăm dò, tìm kiếm thị trường.

2.6. Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới

Có thể nói sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây cùng với ổn định chính trị và cố gắng đảm bảo ổn định vĩ mô nền kinh tế như: khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phát xuống mức thấp , chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt đông kinh doanh quốc tế.

Đồng thời chúng ta cần giữ vững quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, tạo bầu không khí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng xuất khẩu hàng nông sản của công ty giao nhận vận tải châu âu (Trang 43)