KỸ THUẬT LÀM CHO ĐU ĐỦ THẤP CÂY

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ : MÃNG CẦU VÀ ĐU ĐỦ HAI LOẠI CÂY ĂN QUẢ GIÚP NÔNG DÂN ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG (Trang 29)

Để hạn chế bớt chiều cao cây đu đủ, nhiều nhà vƣờn ở các nƣớc nhƣ Thái Lan, Malaisia, Đài Loan... có kinh nghiệm trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhƣ uốn cong cây, ghép đu đủ nhằm giảm chiều cao cây tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hái.

Những kinh nghiệm này đã đƣợc các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam nghiên cứu, thử nghiệm thành công trong những năm gần đây.

1. Phƣơng pháp ghép đu đủ

- Có 3 loại mắt ghép đƣợc chọn ghép cho đu đủ tốt nhất là:

+ Mắt ghép lấy từ chồi ngọn của cây con;

+ Mắt ghép lấy từ đốt thân bên dƣới chồi ngọn cây con có chứa từ 2 - 3 mầm lá;

30

Sau khi cây đã cho trái, ngƣời ta dùng các chất điều hòa sinh trƣởng nhƣ GA3 hay GA3 + BA phun lên thân giúp cho cây phát triển nhiều chồi non để khai thác mắt ghép.

- Cách ghép:

Ngâm hạt trong nƣớc ấm từ 10 - 12 giờ, để ráo, sau đó gieo hạt trong bầu đất có kích thƣớc 10 x 15cm để làm cây gốc ghép. Có thể chọn các giống đu đủ thuần của từng địa phƣơng có khả năng thích ứng tốt với điều kiện đất đai, khí hậu và khả năng kháng bệnh cao để làm gốc ghép.

Khi cây con có đƣờng kính khoảng 7 - 10mm là có thể tiến hành ghép đƣợc.

Dùng dao lam cắt ngang thân cây gốc ghép, chừa lại khoảng 5 - 7cm, sau đó chẻ dọc thân gốc ghép khoảng 1,5 - 2cm. Cắt vát chồi ghép theo 3 loại chồi nhƣ đã nêu trên rồi ghép vào thân gốc ghép đã chẻ đôi theo kiểu ghép nêm (có thể dùng dây ghép chuyên dụng tự hủy hoặc dùng kẹp giữ chặt chồi ghép và gốc ghép).

Để cây nơi thoáng mát, không tƣới nƣớc cho đến khi thấy chồi phát triển ở nách lá là cây đã tiếp hợp và sống. Tháo kẹp ra và tƣới nƣớc vừa đủ độ ẩm cho cây nhanh phát triển. Tiếp tục chăm sóc bằng cách tƣới thêm phân thúc, phòng trừ sâu bệnh cho cây đến khi có khoảng 5 - 6 lá, cao khoảng 40 - 50cm, bộ lá đã ổn định thì đem trồng.

2. Phƣơng pháp uốn cong cây

Ngoài việc trồng các giống đu đủ lai F1 thấp cây hoặc sử dụng phƣơng pháp ghép ra, ngƣời ta còn biết áp dụng kỹ thuật uốn cong để hạ chiều cao cây.

31

Với phƣơng pháp này thì các cây con đƣợc trồng trên luống cao 30 - 40cm, rộng từ 1 - 1,2m. Khi cây con cao khoảng 30cm thì bắt đầu tiến hành uốn cong cây, làm cho phần thân gần gốc tọa thành một góc khoảng 300 so với mặt luống.

Chú ý: uốn cong từ từ, tránh làm gãy thân, xƣớc vỏ và dùng cọc và dây mềm để buộc cố định cho đến khi cây phát triển ổn định. Với phƣơng pháp này có thể làm cho cây có dạng thấp, ít tốn công chăm sóc, thu hái và đặc biệt có thể tăng đƣợc mật độ trồng nên năng suất và lợi nhuận sẽ tăng theo./.

32

MỤC LỤC

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MÃNG CẦU TA 1

I. ĐẶC TÍNH ... 1

II. THỜI VỤ TRỒNG ... 2

III. NHÂN GIỐNG ... 2

IV. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ... 3

V. PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH ... 6

VI. THU HOẠCH ... 9

VII. BẢO QUẢN...10

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ĐU ĐỦ ...11

I. KHÍ HẬU ...11

II. ĐẤT ĐAI ...12

III. THỜI VỤ ...12

IV. CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG ...13

V. ƢƠM CÂY CON ...15

VI. KỸ THUẬT TRỒNG ...16

VII. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH...21

VIII. THU HOẠCH ...22

IX. KỸ THUẬT TRỒNG ĐU ĐỦ TRONG CHẬU ...23

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ : MÃNG CẦU VÀ ĐU ĐỦ HAI LOẠI CÂY ĂN QUẢ GIÚP NÔNG DÂN ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)