0
Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Thái tỉnh Sơn La.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC (Trang 25 -32 )

Pí Sên được làm từ 1 ống

nứa có chiều dài 71 cm.

Âm thanh của Pí Sên trầm

đục và rè, có mầu sắc

Sáo Ala là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà. Thân sáo là một ống nứa dài khoảng từ 30 - 40 cm và rất được người BaNa yêu thích. Tiếng Ala ấm áp, mơ màng khi thực khi ảo nghe rất

hấp dẫn.

Kèn Bầu còn có tên gọi khác là Già nam, Kèn loa,

Kèn bóp, Kèn bát là nhạc khí hơi dǎm kép của dân tộc Việt. Kèn có 3 loại : Kèn tiểu (giọng C hoặc D), Kèn trung (giọng G hoặc A), Kèn đại (giọng E0 hoặc F). Âm thanh kèn Bầu khoẻ, vang, hơi chói. Kèn Bầu là nhạc cụ không thể thiếu của các dàn nhạc: Nhã nhạc, Đại nhạc, Lễ nhạc, Huyền nhạc và đặc biệt là dàn nhạc Tuồng.

Khèn Bè là nhạc cụ họ hơi chi lưỡi gà của dân tộc Thái Việt Nam. Khèn Bè có tên Thái là Kén Pé hoặc Pí Pe. Khèn Bè có 14 ống nứa tép, trên thực tế chỉ có 13 ống phát ra âm thanh, ống còn lại được xếp theo hàng cho chiếc. Khèn Bè Thái là nhạc cụ của

nam giới, dùng trong sinh hoạt vui chơi giải trí

Klông-Pút là nhạc cụ họ hơi, chi hơi vỗ

của người Xê Đǎng. Đàn gồm nhiều ống bằng nứa, mỗi ống là một âm. Các ống đàn được xếp thứ tự từ thấp lên cao trên một giá đỡ bằng tre rất thô sơ. Tương tự như đàn Klon-Pút, người XêĐǎng có Đinh - Pút, người BaNa có Đing - Pol, nhưng Klon -Pút của dân tộc Xê Đǎng khác biệt là có thể giành cho nhiều người chơi cùng một lúc.

Pí Lè là nhạc cụ thuộc họ hơi, chi dǎm kép, của dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Tiếng Pí Lè không thể thiếu được trong các nghi lễ phong tục mang tính chất trang nghiêm và

thiêng liêng của người Thái.

Pí Pặp là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà. Đây

là nhạc cụ rất phổ biến ở đồng bào dân tộc Thái, đặc biệt là Thái Tây Bắc. Âm thanh

của Pí Pặp ấm nhưng rè, có pha chất âm bồi, tiếng trong, trữ tình giống như giọng hát của các cô gái. Pí Pặp là nhạc cụ dùng trong sinh hoạt giao duyên. Nam giới sử dụng Pí đệm cho nữ giới hát. Người thổi Pí Pặp thường thổi hơi luồn liên tục. Pí Pặp cũng có các kỹ thuật : Rung, luyến, láy, đánh lưỡi, nhấn hơi, vuốt hơi, nén hơi.

Bẳng bu là nhạc cụ họ hơi, chi dỗ, rập, không định âm của người Thái và một số cư dân sống ở vùng Tây bắc Việt Nam. Bẳng bu được làm bằng tre rỗng hai đầu. Bẳng bu

thường được diễn tấu trong nghi lễ nông nghiệp, đệm cho điệu múa của

ông Mo.

Goong Kram hay Goong Đer (Giarai), Goong Rơ La (Mnông gar), Koktalư (Raglay)... là nhạc cụ họ dây chi gẩy của dân tộc Êđê. Khi sử dụng, người biểu diễn ngồi xếp bằng trên sàn, hai chân tỳ giữ đàn, các ngón tay lần

lượt búng vào các dây đàn tạo ra âm thanh nghe giòn giã vui tai.

Goong Kram là nhạc cụ do nam giới sử dụng ở những nơi yên tĩnh trong sinh hoạt thường ngày và trong sinh hoạt giao duyên.

Zèn xìn là nhạc cụ thuộc họ dây, chi

gẩy của dân tộc H’mông (cư trú ở miền núi phía Bắc Việt). Âm thanh của Zèn Xìn trong sáng,

thanh thoát, đều đặn, đanh khô ít

vang.

Kok-ta-lư là nhạc cụ họ dây,

chi gảy của dân tộc Raglay tỉnh Ninh Thuận Thân đàn được làm từ một ống tre thông hai đầu, đường kính 8 cm, dài 50 cm. Đàn có 12 dây được tách ra từ chính phần cật của ống tre, dây đàn được chia thành 6 cặp dây đôi. Kok-ta-lư là nhạc cụ dành cho nam giới dùng để độc tấu, hòa tấu, mô

phỏng lại âm thanh, bài bản của dàn mã la 6 chiếc.

Tàn Máng là nhạc họ dây, chi gẩy của dân tộc

Mường. Tàn Máng có hình dáng gần giống đàn bầu

của dân tộc Việt, nhưng cấu tạo đơn giản hơn.

Tàn máng là nhạc cụ dùng để độc tấu hoặc hòa tấu trong sinh hoạt thường ngày của người Mường.

Đàn Tam là nhạc cụ

dây gẩy của dân tộc Việt. Đàn được mắc ba dây nên gọi là

Đàn Tam (tam là ba). Hộp đàn là khuôn gỗ dầy hình chữ nhật (4 cạnh tròn) Đàn Tam được dùng phổ biến trong dàn nhạc chèo, phường bát âm, ban nhã nhạc.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC (Trang 25 -32 )

×