GIẢM PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng đăng tải các bài viết về nghèo đói trên hai báo Nhân Dân và báo Hà Nội mới (Trang 32)

Những thành tựu đáng kể mà Việt Nam đạt được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo chỉ trong thời gian rất ngắn (từ khoảng 58% năm 1992 xuống còn 14,5% năm 2008) là nhờ năng lực đánh giá và theo dõi đói nghèo cũng như năng lực chuẩn bị cho các can thiệp chính sách giải quyết đói nghèo của Chính phủ Việt Nam đã được tăng cường. Theo Oxfam International, trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 6.000 người thoát khỏi đói nghèo trong vòng 16 năm qua. Ngân hàng Thế giới đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam cùng làm việc với các Chính phủ khác để tiến hành phân tích và nghiên cứu và sau đó thiết kế và đề xuất các

biện pháp can thiệp bằng chính sách. Các phương diện nhận được hỗ trợ là theo dõi đói nghèo, phân tích đói nghèo, lên kế hoạch xóa đói giảm nghèo chiến lược, hợp tác trong chính sách xóa đói giảm nghèo và hợp tác đầu tư xóa đói giảm nghèo. Kèm theo việc xây dựng năng lực là một loạt các công cuộc triển khai thực hiện chính sách phát triển và các dự án xóa đói giảm nghèo mục tiêu. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác dài hạn của Ngân hàng Thế giới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và xem đây như một chiến lược “mưa dầm thấm lâu”.

Qua một số tổng quan tài liệu ở trên ta thấy các nhà nghiên cứu hay các nhà báo phần lớn đều đưa ra biện pháp xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà ít đề cập đến trách nhiệm, thái độ của chính người người nghèo. So sánh với 200 bài báo được chọn mẫu khảo sát thì phần lớn các bài báo đều đề cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo. Người đưa ra quan điểm/ý kiến/đề xuất cho việc xóa đói giảm nghèo có thể là chính tác giả bài viết hay đại diện Chính phủ, Đảng; đại diện chính quyền các cấp tỉnh/thành phố, huyện/quận, xã/phường; nhà khoa học hay chính người dân đưa ra giải pháp xóa đói giảm nghèo. Phạm vi xóa đói giảm nghèo được bài viết đề cập chung cho toàn Thế giới; chung cho các nước đang phát triển/chậm phát triển; cho cụ thể một/một số quốc gia; cho Việt Nam; cho cụ thể một/một số tỉnh/thành phố ở Việt Nam hay cho cụ thể địa bàn ở cấp huyện, xã ở Việt Nam.

Bảng 4: giải pháp xóa đói giảm nghèo được đưa ra trong bài viết:

Giải pháp Tổng số bài

viết (bài)

Phần trăm(%)

Thay đổi về chính sách - KTXH 62 34,1%

Tăng cường triển khai các dự án XĐGN

Truyền thông – GD – tập huấn 32 17,6%

Tổng 182 100%

Qua bảng số liệu trên ta thấy các bài báo ở cả hai báo Nhân Dân và báo Hà Nội đều quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và đã đưa ra được biện pháp cụ thể nhằm xóa đói giảm nghèo trên cả Thế giới và Việt Nam.

Thứ nhất: thay đổi chính sách – KTXH yêu cầu Các cấp ủy đảng chính quyền cơ sở cần có công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi cán bộ đảng viên quần chúng nhân dân, nâng cao nhận thức công tác XĐGN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược ổn định kinh tế- xã hội ở địa phương, coi công tác xóa đói giảm nghèo là một nội dung quan trọng trong quá trình hoạt động của các cấp chính quyền các cơ quan đơn vị mặt trận và các đoàn thể quần chúng từ huyện xuống cơ sở phân công trách nhiệm cho các đoàn thể giúp các hộ nghèo, xã nghèo. Kiện toàn các ban chỉ đạo, ban điều hành từ huyện đến xã,ban chỉ đạo điều hành phải được hoạt động thường xuyên phân côn rõ trách nhiệm cho từng thàn viên trong ban chỉ đạo và điều hành các cấp.

Thứ hai là tăng cường triển khai các dự án XĐGN. Trong những năm tới phải coi trọng và làm tốt công tác định canh định cư gắn với xóa đói giảm nghèo và thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa mới ở khu dân cư, thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong đó sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,đảm bảo lương thực tại chỗ,coi trọng công tác định canh định cư và từng bước phát triển cơ sở hạ tầng ổn định.

Cần có biện pháp đồng bộ khắc phục tình trạng sang nhượng đất trái phép trong vùng đồng bào dân tộc, đồng thời triển khai tổ chức các dự án sau: dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và sắp xếp lại dân cư; nâng cấp xây dựng các tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã nhằm vận chuyển được hàng hóa đi lại của nhân dân cả mùa mưa lẫn mùa khô; xây dựng trường học đủ điều kiện dạy và học,không còn tình trạng thiếu phòng học,thiếu phương tiện,thiếu sách giáo khoa cho học sinh. Đặc biệt là dự án hỗ trợ người nghèo trong giáo dục; dự án về người nghèo về bảo hiểm y tế; dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề…

Thứ ba là truyền thông – GD – tập huấn cho con người hiểu và nắm bắt được vấn đề nghèo đói đang là mục tiêu hàng đầu của quốc gia. Để thực hiện mục tiêu cần phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục vận động nâng cao nhận thức, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh, tiếp tục giải phóng năng lực sản xuất thúc đẩy hàng háo phát triển huy động nội lực là chính, lấy nhiệm vụ phát triển nông , lâm nghiệp ,nông thôn là trung tâm để phục vụ cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, các tổ chức đoàn thể, các ngành liên quan tăng cường các cán bộ có trình độ, năng lực, có tâm huyết với cơ sở để chỉ đạo hướng dẫn nhân dân cách làm ăn ổn định nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Trên đây là giải pháp ở tầm vĩ mô, giải pháp chung cho cả toàn cầu. Còn về phía chính bản thân người dân cũng có những giải pháp nhất định nhằm góp phần vào mục tiêu giảm nghèo của quốc gia. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 5: giải pháp do chính người nghèo đưa ra

Giải pháp Tổng số bài

viết (bài)

Phần trăm(%) Nâng cao nhận thức phát triển KT-VH-

XH-YTE

Áp dụng KHKT vào lao động sản xuất 61 34,4% Kết hợp sản xuất hợp lý các vùng-miền 22 12,4%

Phân công lao động hợp lý 5 2,8%

Xóa bỏ các hủ tục lạc hậu 11 6,2%

Tổng 178 100%

Qua 200 bài báo được chọn phân tích thì có 178 bài báo người dân nghèo đói tự đưa ra giải pháp xóa đói, ta nhận thấy người dân cũng tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc xóa đói giảm nghèo – phát triển đất nước. Giải pháp nâng cao nhận thức phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội – y tế có 79 bài chiếm tỷ lệ cao nhất 44,4%. Thứ hai là áp dụng KHKT (khoa học kỹ thuật) vào lao động sản xuất có 61 bài chiếm 34,4%. Chính vì nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu nên cần có những KHKT tiên tiến để sản suất đặt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Giải pháp thứ ba là kết hợp sản xuất hợp lý giứa các vùng - miền để đạt được năng suất lao động cao nhất, có 22 bài chiếm 12,4%. Thứ tư là xóa bỏ các hủ tục lạc hậu gây cản trở cho sự phát triển đất nước thay vào đó là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Và giải pháp tiếp theo được người dân tự đưa ra là phải phân công lao động hợp lý.

IV. KẾT LUẬN

Như vậy, ta thấy rằng ở Việt Nam cũng như đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nghèo đói vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển của quốc gia. Bởi vậy, xóa đói giảm nghèo toàn diện và bền vững luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và đã được xác định đây là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chue nghĩa. Hằng năm Đảng và Nhà nước đã tổ chức những buổi từ thiện quyên góp ủng hộ người nghèo, gây dựng quỹ vì người nghèo để giúp đỡ người nghèo trong cả nước. Thông qua chính sách xó đói giảm nghèo chúng ta hiểu them được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc xóa đói giảm nghèo. Giúp chúng ta có cái nhìn

bao quát hơn, toàn diện hơn về nghèo đói. Đồng thời qua đó ta thấy được mức độ ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến việc xóa đói giảm nghèo. Nó là một lực lượng không thể thiếu trong công tác tuyên truyền đến mọi người dân hiểu và nắm rõ hơn được về vấn đề nghèo đói để từ đó có những ái nhìn nhận khách quan về thực trạng nghèo đói giúp cho người dân nhận thức được xóa đói giảm nghèo là 1 vấn đề hết sức phức tập, nó không chỉ là vấn đề có thể giải quyết trong 1 thời gian ngắn mà nó phải có kế hoạch, chính sách cụ thể và được thực hiện từng bước. Nó đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực hết mình của tất cả mọi người.

Vì vậy,với hi vọng là nâng cao nhận thức của người dân về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo để từ đó đưa ra những điều chỉnh hành vi phù hợp với xóa đói giảm nghèo. Chúng tôi hi vọng rằng cuộc điều tra này có thể giúp mọi người có cái nhìn toàn diện về thông điệp của xóa đói giảm nghèo đối với đời sống của mình trên báo in-một trong những phương tiện tuyền thông gần gũi với cuộc sống.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng đăng tải các bài viết về nghèo đói trên hai báo Nhân Dân và báo Hà Nội mới (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w