5. Bố cục bài nghiên cứu
2.4.3 Chiến dịch 2: Cuộc thi “VÙNG ĐẤT TÔI YÊU”
Mục tiêu:
• Định tính:
− Tăng mức độ nhận biết và tương tác của bạn đọc đến website.
• Định lượng:
− Tăng lượng truy cập trang web lên 30% so với Chiến dịch 1 − Lượng thành viên mới tăng thêm 50% so với Chiến dịch 1
− Lượng theo dõi thông qua facbook tăng lên 50% so với Chiến dịch 1. Thời gian: Từ ngày 01/06/2015- 15/09/2015. Trong đó:
− Trước cuộc thi:01/06/2015–07/06/2015 − Trong cuộc thi: 08/6/2015 – 04/08/2015 − Sau cuộc thi: 05/08/2015 –15/09/2015
Nội dung:
Tổ chức cuộc thi “Vùng đất tôi yêu” với thông điệp “Chia sẻ khoảnh khắc, nhận lại niềm vui”, người đạt giải nhất trong cuộc thi sẽ được trải nghiệm một trong
chuyến du lịch mà website đã giới thiệu trên mục Kế Hoạch Mẫu.
Thể lệ:
− Đối tượng: Tất cả những đọc giả của website.
− Nội dung: Giới thiệu và chia sẻ cảm nhận của mình về một địa điểm thú vị mà
mình được trải nghiệm.
− Hình thức: Bài viết cảm nhận, kèm hình ảnh hoặc Video clip, thoải mái sáng
tạo. Hinh ảnh, nội dung không đi ngược với văn hóa, đạo đức người Việt, không liên quan đến vấn đề nhảy cảm về chính trị, tôn giáo.
− Cách thức tham gia:
Nếu bạn chưa là thành viên thì truy cập vào didulichtutuc.com đăng ký làm thành viên để ban tổ chức xác nhận thông tin và email người tham gia.
Ban tổ chức sẽ gửi email cho các thành viên của trang web để thông báo về cuộc thi và thể lệ cuộc thi.
Sau đó người dự thi gửi bài dự thi qua link được ban tổ chức đính kèm trong email. Bài hợp lệ là bài dự thi theo đúng nội dung, hình thức, cách thức tham gia mà ban tổ chức đã quy định.
− Thời hạn nhận bài:21/06/ 2015 – 21/07/2015.
− Thời gian tính điểm:Từ lúc bài của người tham gia được đăng tải đến hết
ngày 30/07/2015.
− Công bố kết quả trên website và fanpage: 04/08/2015 − Hình thức bình chọn:
o Bài dự thi sẽ được BTC đăng tải trên website tại mục “Vùng đất tôi yêu” và www . facebo o k . c o m / didulichtu t uc
o (Thí sinh truy cập vào trang didulichtutuc.com và trang https://www . facebo o k . didulichtutuc để “Thích”, “Chia sẻ”, “Bình luận” và vận động fan ủng hộ bình chọn).
o Số lượng “Like”/"Thích" của mỗi bài dự thi sẽ được Ban tổ chức tổng hợp lại từ 2 tài khoản Facebook và tại website, là cơ sở để tính điểm trao giải thưởng cho bài viết được yêu thích nhất.
− Cách tính điểm: o 1 comment=1đ o 1 like = 2đ o 1 share = 3đ
Để đảm tính khách quan cho cuộc thi, ban tổ chức sẽ tiến hành chấm theo thang điểm 10, ở các mục nội dung, sáng tạo, hình thức để trao một giải nhất cho bài viết hay nhất.
Ngoài hai giải nhất, sẽ có 3 giải khuyến khích dành cho các bài viết có điểm bình chọn trên web và fanpage gần nhất với bài viết được yêu thích nhất.
− Các quy định khác:
o Bài dự thi do chính người tham gia sáng tác và chưa từng đăng kí tham gia cuộc thi nào tương tự.
o Giải thưởng sẽ được áp dụng cho đúng người tham gia dự thi, không có giá trị chuyển nhượng cho người khác.
o Ban Tổ Chức giữ quyền quyết định cuối cùng về kết quả người thắng giải thưởng chung cuộc.
o Hình thức dự thi: chỉ nhận bài dự thi “Vùng đất tôi yêu” được gửi qua đường link mà ban tổ chức đã gửi, không chấp nhận các hình thức đăng ký khác.
o Ban Tổ chức được toàn quyền sử dụng các bài dự thi vào mục đích quảng bá, tuyên truyền cho cuộc thi cũng như các hoạt động khác nhằm quảng bá cho hình ảnh du lịch Việt Nam.
− Trách nhiệm của tác giả:
o Thực hiện đúng thể lệ cuộc thi. Tác giả gửi tác phẩm tham dự thi coi như đã chấp thuận mọi quy định trong thể lệ cuộc thi này.
o Tác giả dự thi chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp luật khi xảy ra tranh chấp và BTC có quyền thu hồi giải thưởng nếu phát hiện hoặc nhận được những phản ánh và có bằng chứng rõ ràng về việc gian lận khi dự thi.
BTC sẽ thông báo người trúng giải qua email được tác giả cung cấp ban đầu. Mọi trường hợp email thất lạc do nguyên nhân người nhận cung cấp thông tin không chính xác, BTC sẽ không chịu trách nhiệm.
Cơ cấu giải thưởng:
− Hai giải nhất: Mỗi giải gồm 3.000.000 VNĐ tiền mặt và một chuyến du lịch được website thiết kế sẵn, người thắng giải sẽ lựa chọn trong các chuyến du lịch trong danh sách tại mục Kế hoạch Mẫu.
o Một giải nhất là bài dự thi có điểm số cao nhất từ việc tính điểm trên facebook o Một giải nhất là bài dự thi có điểm số cao nhất do BGK tử website bình chọn
− Ba giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 2.000.000 VNĐ tiền mặt.
Hành động
Tr ư ớ c cuộc thi: 01/06/201 5 -07/06/2015
− Nội dung:
Trong thời gian này, bên cạnh vẫn đăng tải những bài viết nội dung có liên quan đến các địa điểm du lịch, xây dựng nội dung cho website, thì công ty sẽ tiến hành đăng tải những bài cảm nhận về một vùng đất, những chia sẻ tình cảm thể hiện tình yêu của người con đối với quê của mình với tên “Vùng đất tôi yêu”. Thông qua các bài đăng này để công ty tạo bước nền cho việc ra mắt cuộc thi. Đây cũng được xem là môt cách thức để người tham gia cuộc thi tham khảo cách viết, trình bày nội dung dự thi sau này.
Nội dung tham kh ả o:(Nội dung một bài viết cảm nhận đăng tải)
“Tây Nguyên: Mảnh đất làm say lòng người
Chuyến xe Bắc Nam đi từ Huế đưa tôi đến mảnh đất Tây Nguyên vào một buổi sáng đầu năm. Vừa bước xuống xe cái lạnh bất chợt lùa vào qua làn áo. Xung quanh tôi, những sắc màu hoa dại và sương trắng tràn ngập cả con đường.
Sinh ra trên mảnh đất Cố đô thơ mộng và trầm mặc, vẻ đẹp êm dịu và trữ tình của dòng Hương Giang, núi Ngự. Sự uy nghi và cổ kính của lăng tẩm, chùa chiền. Trong tôi vốn rất yêu cái nhẹ nhàng và dịu dàng của dòng nước sông Giang lững lờ trôi êm đềm. Nhưng tôi đã thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang dại của núi rừng và màu xanh thẳm bạt ngàn, sự hùng vĩ của những dòng thác ngày đêm rì rầm tuôn chảy của vùng đất Tây Nguyên.
Chuyến xe Bắc Nam đi từ Huế đưa tôi đến mảnh đất Tây Nguyên vào một buổi sáng đầu năm. Vừa bước xuống xe cái lạnh bất chợt lùa vào qua làn áo. Xung quanh tôi, những sắc màu hoa dại và sương trắng tràn ngập cả con đường.
Tôi đã bắt đầu bị cuốn hút bởi cái vẻ hoang sơ huyền bí của núi rừng. Sự mạnh mẽ hùng vĩ của những dòng thác trắng xóa rầm rì tuôn chảy, và vẻ đẹp bất tận
hoang dại của miền sơn cước. Với những vườn cao su, cà phê bạt ngàn, của hương vị rượu cần nồng cay và cơm lam nướng. Ngoài ra văn hóa Tây Nguyên thì muôn màu muôn vẻ, đa sắc thái dân tộc, đặc biệt là khung gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Tây Nguyên cũng như bao mảnh đất khác dọc trên chiều dài đất nước của hình chữ S, cũng từng trải qua bao năm tháng mưa bom bão đạn của chiến tranh. Mảnh đất từng sản sinh ra nhưng người anh hùng đã đi vào huyền thoại và trở thành cảm hứng để nhân dân các dân tộc Tây Nguyên viết nên những bản trường ca bất tận truyền mãi tới muôn đời sau.
Tây nguyên ơi, ai một lần qua Suốt một đời hồ dễ đã quên nhau.
Đúng như thế, khó có thể cảm nhận những cung bậc để diễn tả được cảm xúc trước độ thẳm của những thác nước ồn ào, dữ dội cuộn chảy và dòng nước mát lạnh cùng cái âm thanh ồn ào, dữ dội của tiếng thác nước.
Địa điểm đầu tiên của chuyến du lịch của tôi ở Tây Nguyên là thác Dray Sap hùng vĩ, thuộc xã Nam Hà, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Là một thác nước trên dòng sông Serepôk, cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 30km về hướng Nam. Dray Sap là một hệ thống gồm ba thác ngoạn mục. Dòng sông Serepôk từ thượng nguồn đổ xuống tới đây lại chia làm ba tầng.
Tôi đã choáng ngợp trước dòng nước của thác đổ giữa cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng giữa chốn đại ngàn núi rừng hùng vĩ.
Men theo từng bậc thang gối vào dốc đá khúc khuỷu dẫn xuống chân thác sâu đến vài chục mét, những gốc cây rừng cổ thụ xòe bóng rợp giữa một vùng khói nước tỏa nơi chân ngọn thác hùng vĩ. Cây rừng bạt ngàn đâm chồi nảy lộc mùa Xuân càng khiến ngọn thác thêm phần rạng rỡ.
Những hồ nước nằm rải rác bên vệ đường với hàng khối loài thủy sinh tạo cho đường vào thác trở nên lung linh, huyền ảo, mơ màng. Tôi cảm thấy dường như đang lạc vào nơi tiên cảnh bồng lai nào đó trong tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân.
Kết thúc một ngày đắm mình trong những dòng nước mát lành Dray Sap. Địa điểm khám phá miền đất Tây Nguyên của tôi thứ 2 là hồ Lăk. Chặn đường từ Ban Mê đến hồ Lăk mất khoảng 80 km.
Đón tôi là những nụ hoa cao nguyên dạt dào hương sắc, tinh khôi. Khác hẳn với thác Dray Sap hùng vĩ, ẩn mình trong nét hoang sơ và dữ dội đó là một sự dịu dàng đến mê mẩn lòng người.
Tôi đã rất ngạc nhiên trước vẻ đẹp thơ mộng bao quanh núi rừng mà thiên nhiên ban tặng cho miền đất Tây Nguyên. Như một người bạn của tôi giới thiệu. Tây Nguyên không chỉ có núi, có rừng và những dòng thác rì rầm cuộn chảy. Mà còn có hồ Lăk rất êm đềm và bình yên.
Nước hồ xanh phẳng lặng trong vắt, chảy trôi một cách chậm rãi và nhẹ nhàng đẹp như tranh vẽ. Nơi đây còn có khu du lịch sinh thái rất độc đáo. Có thể cưỡi voi hoặc đi thuyền độc mộc để ngắm cảnh hồ.
Từng đám sương mù của buổi sương sớm mùa Xuân lướt ngùn ngụt trên mặt hồ vẽ nên nét đẹp liêu trai. Một chiếc thuyền độc mộc lững lờ trôi ngang mặt hồ. Thấp thoáng sau những cánh rừng khộp ven hồ là những mái nhà sàn bản Lào vàng ươm màu tre nứa.
Không có gì thú vị bằng ngắm cảnh trên lưng voi và trên chiếc thuyền độc mộc Hồ Lăk ngoài vẻ đẹp tự nhiên và huyền bí, không khí trong lành, còn có những nét văn hóa rất đặc sắc. Đặc biệt là văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, vào ngày 15/11/2005 đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác Truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
May mắn là khi tôi đến đây vào mùa Xuân, nên có dịp được thưởng thức không gian của những điệu dân ca giao duyên và chơi Xuân của tiếng cồng chiêng. Mặc dù tôi không am hiểu về những tiết tấu và thẩm âm của những bản nhạc chiêng. Nhưng những diễn tấu mà trong đó âm thanh là sợi dây kết nối một cách thiêng liêng và cộng cảm. Đem lại cho tôi một cảm xúc rạo rực và rộn ràng khó tả.
Bên cạnh đó, các điệu múa kèm với hũ rượu cần được coi là không thể thiếu cùng với các diễn tấu của cồng chiêngĐi kèm với các lễ hội, đặc sản Tây Nguyên luôn bày biện sau các buổi lễ. Đó là những ống cơm lam thơm ngát và một thứ men say cay nồng đó là những chóe rượu cần.
Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở nơi nào trong nước cũng như các xứ sở khác.Có lẽ đây là một kỷ niệm khó quên nhất trong chuyến miên du miền sơn cước Tây Nguyên. Khi tất cả những bạn bè tôi đều
ngồi để chờ thử uống rượu cần, thì tôi lại từ chối do không quen với những hương vị cay nồng như thế.Lúc đó có một thiếu nữ mặc chiếc váy thổ cẩm thiêu những hoa văn rất xinh xắn bảo tôi rằng: Những ai đến Tây Nguyên mà được chủ nhà mời rượu cần là họ đã là khách quý của chủ nhà đấy.
Rượu cần Tây Nguyên, văn hóa uống có một không hai, mang đậm đà phong cách, bản sắc dân tộc Việt suốt trường kỳ lịch sử.Cũng như mọi người, tôi cũng thử chờ xem nghi lễ uống rượu cần và cũng muốn nếm thử mùi cay nồng ấy ra sao. Chủ nhà bắt đầu mở chóe rượu và đọc lời cầu khẩn, một người bạn của tôi bảo rằng: Giàng ấy đang cầu khẩn để đem lại sức khỏe, may mắn cho chúng ta đó.Sau đó Giàng nếm trước một ngụm nhỏ rồi nâng cần trao cho từng người chúng tôi. Một người bạn của tôi hướng dẫn tôi cách uống rượu cần là nên đỡ lấy cần bằng hai tay, tay trái đặt lên đầu cần, tay phải cầm phần thân cần sát miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống. Ai đó trong số bạn của tôi lúc đó đọc lên những câu thơ của Giang Nam rất hay:
Ta vin cần uống núi rừng thiêng Em múc trăng vàng về tan đáy rượu Giọt mắt hoà vào men chếnh choáng Tôi chìm trong hương tóc trăng em...
Cũng như uống rượu cần, chủ nhà trân trọng mời ống cơm lam đầu tiên. Ống cơm dành cho khách không phải là đoạn dài nhất, to nhất, mà phải là đoạn được cô gái Tây Nguyên nướng khéo nhất, nhìn vào màu trúc vẫn xanh tươi. Dùng với rượu, cơm lam là thức nhắm; không có rượu, cơm lam thành lương thực ăn no.
Kết thúc nữa một ngày trong chuyến miên di miền sơn cước, tôi trở về thành phố Buôn Mê vào lúc trời chạng vạng tối, nghỉ ngơi một chút tôi cùng bạn bè đi một vòng bằng xe ngựa để thưởng thức phố núi, đó quả thực là một trải nghiệm thú vị.
Quảng trường trung tâm về đêm rực rỡ ánh đèn nhuộm vàng những đài phun nước xung quanh chiếc xe tăng biểu tượng cho chiến thắng Buôn Ma Thuột Xuân 1975.
Chọn một quán tĩnh lặng dặt dìu nhạc Trịnh, thích thú nhấm nháp từng giọt cà phê đậm đà của thủ phủ cà phê nức tiếng cả nước. Để rồi khi đi, tôi vẫn còn lưu luyến vị giấc xuân giữa lồng lộng bạt ngàn gió cao nguyên.Giờ ngẫm lại mới thấm thía câu thơ trong "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
Quả đúng. Mỗi nơi tôi đi qua đều để lại trong tâm hồn tôi những dư hương đủ mùi vị của miền đất Tây Nguyên mà có lẽ mãi mãi không bao giờ quên. Về tình người nồng hậu, hương cà phê nồng nàn phố núi, vị nồng say của rượu cần, mùi thơm phức của ống cơm lam, và những âm thanh của tiếng cồng chiêng vẫn còn vang mãi trong lòng tôi.
Ngồi trên xe từ Buôn Mê để trở về Cố đô thơ mộng, lời bài hát Còn yêu nhau thì về Buôn Mê Thuột vang lên từ chiếc điện thoại khiến tôi thấy mình có một cảm giác mảnh đất nơi đây thật gần gũi.
“Em cao nguyên huyền thoại, em cao nguyên cỏ dại, một cao nguyên ở trong tôi vừa thật gần vừa xa xôi…” câu hát như ngấm một “nỗi nhớ không mang tên...” về một thành phố thuộc miền đất Tây Nguyên bao la, phóng khoáng “nhuộm” đầy nắng gió chan hòa và miền sơn cước, núi non hùng vĩ.
Vâng tôi sẽ trở lại đây, bởi tôi yêu mảnh đất nơi này.
Bài viết: Thùy Dương Hình ảnh: sưu tầm
SEO:
− Xây dựng nội dung xung quanh các từ khóa chính là: vùng đất tôi yêu, vùng quê tôi yêu, tôi yêu quê hương.
− Các từ khóa phụ: chia sẻ tình yêu quê hương, các bài viết về tình yêu quê, mảnh đất đáng nhớ.
FACEBOK: Đăng các bài viết về chia sẻ tình cảm, cảm nhận, cho backlink về website chính.
EMAIL: Gửi bài giới thiệu “ Vùng đất tôi yêu” dưới dạng đường link, cho