Sự thay đổi kích thước của sarcomer (lồng Krause):

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ vân (Trang 25 - 44)

Krause):

• Khi có hiện tượng co cơ các siêu sợi actin sẽ trượt vào các siêu sợi myosin, kéo theo sự dịch chuyển của hai vạch Z vào nhau, do đó băng I và vạch H sẽ bị ngắn lại trong khi băng A vẫn giữ nguyên kích thước. Sarcomer vì vậy sẽ ngắn lại.

• Ngược lại, khi có hiện tượng duỗi cơ, các siêu sợi actin trượt ra ngoài sợi myosin, do đó hai vạch Z sẽ dịch chuyển ra xa nhau làm cho băng I và vạch H được kéo dài ra, sarcomer cũng được kéo dài ra trong khi băng A vẫn không thay đổi kích thước.

– Khi có tín hiệu từ luồng xung động thần kinh

truyền đến tế bào cơ sẽ gây ra hiện tượng khử cực ở màng bào tương và hiện tượng kích thích điện học này sẽ lan đi nhanh chóng đến tất cả các nếp của màng bào tương tại đĩa Z nhờ vào hệ thống ống T và lưới nội bào trơn bao bọc xung quanh các siêu sợi cơ.

– Tại màng lưới nội cơ tương, hiện tượng khử cực làm thay đổi điện thế màng

do đó khởi động các kênh phóng thích Ca++

nhằm mở kênh này ra, do đó sẽ gây ra sự vận chuyển một lượng lớn Ca++ từ lòng lưới nội cơ tương ra dịch cơ tương theo gradient nồng độ.

• - Do xung động thần kinh truyền đi rất nhanh qua hệ thống ống T và lưới nội cơ tương để đến từng sarcomer nên hầu hết các siêu sợi cơ trong tế bào cơ đều co thắt cùng một lúc.

Tuy nhiên sự gia tăng nồng độ Ca trong dịch bào tương chỉ thoáng qua để rồi sau đó các ion này được bơm một cách chủ động và nhanh chóng vào trong lưới nội cơ tương nhờ bơm Ca++ -ATPase ở tại màng.

Nồng độ Ca trong dịch bào tương giảm làm cho vai trò ức chế gắn kết actin-myosin, cơ trở về trạng thái nghỉ.

II. Cơ tim

Cơ tim cũng là một loại cơ vân vì cũng có những vân ngang. Các tế bào cơ tim tạo thành

lưới do sự phân nhánh và kết nối của các tế bào cơ tim lân cận bằng các liên kết tế bào.

Hoạt động co duỗi của cơ tim không tuân theo sự điều khiển của ý muốn.

Khoang nằm giữa các nhánh kết nối có chứa mô liên kết giàu mạch máu và mạch bạch huyết.

Tế bào cơ tim (hay sợi cơ tim):

+ Có dạng hình trụ, phân nhánh dài từ 100 đến 150

µm, chiều ngang từ 10 - 20 µm.

+ Có một hoặc hai nhân hình bầu dục nằm ở giữa tế bào.

+ Chỗ kết nối giữa các tế bào cơ tim gần nhau được gọi là vạch bậc thang.

+ Vạch bậc thang là những phức hợp liên kết giữa 2 tế bào cơ tim kế cận.

Cơ tim chứa rất nhiều ty thể chiếm hơn 40% thể tích của tế bào, ngoài ra còn cơ tim còn sử dụng 1

lượng lớn lipid để tạo năng lượng.

Mô nút:

Cơ tim co bóp nhịp nhàng nhờ hệ thống nút. Đó là những tế bào cơ tim còn non, lớn hình đa diện hình cầu hay hình trụ nhân nằm ở giữa bào tương

nhạt màu . Tế bào sắp xếp theo nhiều kiểu khác nhau để tạo thành hệ thống nút.

III. CƠ TRƠN

Cơ trơn là loại cơ tạo nên tầng co rút của một số cơ quan như cơ lớp thành ống tiêu hóa, bàng quang, tử cung…

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ vân (Trang 25 - 44)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(49 trang)