Nghiên cứu phân huỷ mẫu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN ĐỒNG VỊ CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ CÓ ỨNG DỤNG TRONG ĐỊA CHẤT BẰNG ICPMS (Trang 69)

Các khoáng vật là đối tượng nghiên cứu xác định tuổi địa chất trong phạm vi nghiên cứu của luận án, nhưđã trình bày ở phần trên, là zircon (dùng trong phương pháp tuổi đồng vị U,Th-Pb, phương pháp đo đồng vị Hf), mica (bao gồm biotite và muscovite) và K-felspar (dùng trong phương pháp tuổi đồng vị Rb-Sr). Ngoài ra còn có thể phân tích trực tiếp đá tổng, không cần tiến hành tách khoáng vật (dùng trong phương pháp chì thường và phương pháp tuổi đồng vị Rb-Sr). Các khoáng vật dùng để phân tích thành phần đồng vị phải đảm bảo tươi, không bị phong hóa. Sau các giai đoạn xử lý ban đầu, các khoáng vật được tuyển chọn dưới kính hiển vi để đảm bảo độ thuần nhất, không có biến dạng đặc biệt.

Khi tiến hành phân tích hàm lượng các nguyên tố hay thành phần đồng vị các nguyên tố bằng ICP-MS nên hạn chế phân huỷ mẫu bằng phương pháp kiềm chảy vì các chất chảy làm tăng nền mẫu rất lớn. Ngoài ra, chất chảy trong dung dịch mẫu

còn có thể phá huỷđèn torch của máy. Do vậy, cần ưu tiên tiến hành phân huỷ mẫu bằng phương pháp axit. Các khoáng vật và đá thường được phân hủy bằng hỗn hợp của axit HF và các axit khác (thường là HNO3 vì có tính oxy hóa cao) kết hợp với yếu tố nhiệt độ, áp suất và thời gian. Một số loại khoáng vật có cấu trúc tinh thể bền vững (như zircon) rất khó bị phân huỷ bằng phương pháp axit. Cần nghiên cứu phân huỷ chúng trong các dụng cụ chuyên dụng, dưới áp suất và nhiệt độ cao.

Nghiên cứu phân hủy đơn khoáng zircon bằng phương pháp đơn biến với các tham số là tỷ lệ hỗn hợp axit (HF + HNO3), nhiệt độ và thời gian. Lượng cân đơn khoáng zircon được lấy như nhau (10 mg) chuyển vào bom Teflon, thêm vào hỗn hợp axit HF + HNO3 theo tỷ lệđã ấn định rồi đặt trong tủ sấy. Nhiệt độ tủ sấy được đặt ở các mức 1500C, 1600C, 1800C hay 2000C. Không đặt nhiệt độ tủ sấy cao hơn 2500C vì có thể làm hỏng bom phân hủy mẫu. Sau khoảng thời gian nhất định, lấy từng bom phân hủy mẫu ra, xử lý dung dịch mẫu rồi xác định U trong dung dịch mẫu. Nồng độ U trong dung dịch được coi như chỉ thị của khả năng (hay hiệu suất) phân hủy mẫu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN ĐỒNG VỊ CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ CÓ ỨNG DỤNG TRONG ĐỊA CHẤT BẰNG ICPMS (Trang 69)