Đối với Sinh viên:

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên các ngành sư phạm ở trường đại học hà tĩnh (Trang 69)

nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm nghề nghiệp còn rất nhiều hạn chế thì các KNSP phức tạp cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.

- Nguyên nhân xếp ở vị trí số 7 (X = 5,07) là “Nội dung, hình thức rèn luyện chưa phong phú, hấp dẫn”. Nội dung, hình thức RLNVSP phong phú, hấp dẫn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hứng thú, tính tích cực của sinh viên trong hoạt động RLNVSP. Như chúng ta đã biết, những KNSP cần rèn luyện cho SV rất phong phú và đa dạng. Cũng có nhiều hình thức tổ chức RLNVSP cho SV như: RLNVSP thường xuyên, hội thi NVSP, thực tập sư phạm... Nội dung và hình thức tổ chức RLNVSP cho SV không phong phú, hấp dẫn sẽ không gây được hứng thú cho SV với hoạt động, làm giảm tính tích cực, chủ động của SV trong hoạt động. Thực tế cho thấy ở Trường Đại học Hà Tĩnh, việc tổ chức cho SV RLNVSP còn rất hạn chế, nội dung chưa phong phú, hình thức chưa hấp dẫn. Hình thức RLNVSP thường xuyên chưa được tổ chức và hướng dẫn chu đáo, các giáo viên dạy các môn nghiệp vụ rất ít khi tổ chức cho SV đi thực tế ở trường phổ thông, môn học “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” cũng chỉ mang tính chất hình thức, bởi vì những nội dung cần tổ chức cho SV đi thực tế phổ thông không thực hiện được do các trường phổ thông đã bước vào giai đoạn kết thúc năm học. Việc tổ chức hội thi NVSP cũng mới chỉ được thực hiện trong phạm vi cấp khoa và cũng chỉ mang tính chất hình thức, thời vụ, chưa đi vào chiều sâu, chưa tạo được phong trào RLNVSP sôi nổi trong SV.

- Nguyên nhân xếp ở vị trí số 8 (X = 4,46) là “Quy trình luyện tập các kỹ năng chưa thống nhất”. Rèn luyện KNSP cho SV theo một quy trình thống nhất là một trong những yêu cầu cơ bản của công tác RLNVSP, giúp SV có một mô hình lý thuyết thống nhất để rèn luyện và tự rèn luyện có hiệu quả. Tuy nhiên, qua quan sát và trao đổi với SV chúng tôi thấy SV vẫn chưa nắm được quy trình rèn luyện các KNSP. Việc giáo viên tổ chức rèn luyện kỹ năng cho SV cũng chưa có sự thống nhất ngay ở từng giáo viên cũng như giữa các giáo viên, mỗi người mỗi phách. Điều đó cũng gây ra những hạn chế trong hoạt động RLNVSP của sinh viên.

- Nguyên nhân xếp ở vị trí thứ 9 (X = 3,32) là “Kỹ năng rèn luyện trong trường sư phạm chưa sát thực tế phổ thông”. Các kỹ năng rèn luyện cho SV trong trường sư

- - 68

phạm phải sát với thực tế phổ thông là một yêu cầu cần thiết. Tuy nhiên nhiều kỹ năng trong các nhóm kỹ năng soạn giáo án, giảng dạy và giải quyết tình huống sư phạm của SV được rèn luyện trong trường sư phạm chưa sát với thực tế phổ thông nên khi các em đi thực tập gặp rất nhiều khó khăn. Qua tìm hiểu các SV đã đi thực tập ở trường phổ thông được biết, thời gian đầu nhiều SV phải soạn đi soạn lại giáo án nhiều lần, lên lớp giảng dạy còn rất lúng túng trong trình bày, diễn đạt, trong việc đặt câu hỏi, trong việc giải quyết các tình huống xảy ra trong tiết học, thậm chí có SV phải bỏ dở không thể dạy hết bài nên giáo viên chỉ đạo đành phải dạy lại. Điều đó cho thấy các kỹ năng được rèn luyện trong trường sư phạm chưa sát với thực tế phổ thông cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động RLNVSPTX.

- Nguyên nhân xếp ở vị trí thứ 10 (X = 2,94) là “Kế hoạch dạy học các môn nghiệp vụ chưa hợp lý”. Thực tiễn cho thấy, việc bố trí giảng dạy các môn nghiệp vụ ở Trường Đại học Hà Tĩnh vẫn còn chưa thực sự hợp lý.

Như vậy, SV Trường Đại học Hà Tĩnh đánh giá mức độ ảnh hưởng của 10 nguyên nhân khách quan đến hoạt động RLNVSPTX là khác nhau trong đó nguyên nhân khách quan chủ yếu là do“Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành”.

Để xem xét mức độ ảnh hưởng của những nguyên nhân khách quan đến hoạt động RLNVSPTX của SV theo năm học, chúng tôi tổng hợp phiếu điều tra và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.26: Các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động RLNVSPTX của sinh viên xét theo năm học

TT Nguyên nhân khách quan Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Công tác RLNVSP chưa

được quan tâm đúng mức 6,81 4 6,56 4 6,64 4 5 2 Chương trình đào tạo nặng

về lý thuyết, nhẹ về thực hành

- - 69 3 Giảng viên chưa coi trọng

các giờ thực hành RLNVSP

7,13 3 7,47 2 7,3 2 2

4 Thời gian luyện tập ít 7,44 1 6,66 3 6,84 3 4 5 Chưa có môi trường, điều

kiện thuận lợi để RL 4,7 7 5,83 5 5,67 5 3

6 Các kỹ năng cần rèn luyện

phức tạp, khó RL 5,63 5 4,97 6 5,41 6 10

7 Quy trình luyện tập các kỹ

năng chưa thống nhất 4,13 8 4,46 8 4,78 8 6 8 Kỹ năng rèn luyện trong

trường sư phạm chưa sát thực tế phổ thông

3,94 9 3,14 10 2,88 10 7

9 Nội dung, hình thức RL chưa

phong phú, hấp dẫn 5,5 6 4,81 7 4,9 7 9

10 Kế hoạch dạy học các môn

NV chưa hợp lý 2,47 10 3,27 9 3,07 9 8

Qua kết quả trên cho thấy: mức độ quan trọng của các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động RLNVSPTX của SV được đánh giá khác nhau tương đối rõ giữa SV năm thứ nhất với SV năm thứ hai và ba. Điều đó chứng tỏ nhận thức về ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan đến hoạt động RLNVSPTX giữa các năm không có sự thống nhất. Cụ thể là: nguyên nhân 2 là do“Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành” SV năm thứ nhất xếp thứ 2, SV năm thứ hai, thứ ba và thứ tư xếp thứ 1; nguyên nhân 3 “Giáo viên chưa coi trọng các giờ thực hành RLNVSP” được SV năm thứ nhất xếp thứ 3, SV năm thứ hai, thứ 3 và thứ tư xếp thứ 2; nguyên nhân 4 “Thời gian luyện tập ít” SV năm thứ nhất xếp thứ nhất, SV năm thứ hai và ba xếp thứ 3 và năm thứ 4 xếp thứ 4; nguyên nhân 5 “Chưa có môi trường, điều kiện thuận lợi để rèn luyện” được SV năm thứ nhất xếp thứ 7, còn SV năm thứ hai và ba xếp thứ 5 và năm thứ 4 xếp thứ 3… Sở dĩ có sự chênh lệch đáng kể trong việc xếp thứ bậc các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động RLNVSP giữa SV các

- - 70

năm nêu trên là vì SV năm thứ nhất hệ CĐSP mới chỉ học những môn chung, trong đó có môn Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, Giáo dục học đại cương. Đối với SV hệ đại học sư phạm, ngoài chuyên ngành Tiểu học và Mầm non, các khoa còn lại đến năm thứ hai mới bắt đầu tiếp cận với các môn nghiệp vụ như Tâm lý học đại cương, Giáo dục học đại cương… Hầu hết các em chưa được tiếp xúc nhiều với hoạt động RLNVSP, đặc biệt các em chưa được tiếp xúc với công việc của người giáo viên phổ thông, chưa được đi thực tập sư phạm nên nhận thức của các em về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan đến hoạt động RLNVSP có sự khác biệt đáng kể so với SV các năm còn lại. Ngược lại, nhận thức của SV năm thứ ba và thứ tư lại rất thống nhất thể hiện ở việc sắp xếp thứ bậc các nguyên nhân hoàn toàn trùng hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại: có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động RLNVSP của SV Trường Đại học Hà Tĩnh. Mức độ quan trọng của các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan được SV đánh giá khác nhau theo khoa, theo năm học... Song nhìn chung, nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do“Vốn tri thức nghề nghiệp và kinh nghiệm sống hạn chế” và nguyên nhân khách quan chủ yếu là “Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành”. Nếu khắc phục được những nguyên nhân này thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động RLNVSPTX ở SV sư phạm.

2.4.5. Đánh giá quá trình RLNVSPTX của SV Trường Đại học Hà Tĩnh

2.4.5.1. Những ưu điểm

- Những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng GV nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội thể hiện ở những ưu đãi đối với nhà giáo, đối với SVSP. Do đó nguồn tuyển sinh vào sư phạm khá thuận lợi.

- Chương trình đào tạo SP ở Trường Đại học Hà Tĩnh từ trước đến nay nhìn chung được xây dựng và phát triển từ chương trình cốt lõi SP của Bộ GD&ĐT. Mấy năm gần đây chương trình phát triển theo hướng chuyển đổi sang học chế tín chỉ. Theo hướng này, số tiết lên lớp của SV giảm, tăng cường thời gian tự học. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức rèn luyện và tự tổ chức rèn luyện NVSP hơn.

- Năm 2008, từ việc chuyển đổi hình thức đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ, chuẩn nghề nghiệp GV trung học, chuẩn đào tạo chuyên ngành sư phạm của

- - 71

Trường Đại học đã được xây dựng, là cơ sở để khoa rà soát lại chương trình đào tạo NVSPTX.

- Các trường phổ thông trên địa bàn, cơ sở KTSP và TTSP của nhà trường đã và đang được nâng cấp về cơ sở vật chất, tạo thuận lợi về không gian và điểu kiện làm việc cho các giáo sinh và giáo viên mầm non và phổ thông tham gia hướng dẫn TTSP hơn.

- Các sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu và giáo viên các trường tham gia hướng dẫn TTSP rất quan tâm và nhiệt tình trong công tác tiếp nhận và hướng dẫn TTSP1 và TTSP2.

2.4.5.2. Những hạn chế

- Hạn chế trong mục tiêu đào tạo sư phạm

Thiếu tương xứng giữa những mục tiêu trong lĩnh vực kiến thức và trong lĩnh vực kỹ năng; thiếu những mục tiêu về khả năng nhận thức hay tìm hiểu HS và các yếu tố có liên quan trong công tác của người GV trung học (đây là công việc cần thiết ban đầu trong công tác giáo dục HS); về giao tiếp, ứng xử SP; về công tác giáo dục HS…Các nội dung trong một số mục tiêu chưa rõ ràng, đầy đủ và còn trùng lặp. Ví dụ: các nội dung trong kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng điều khiển quá trình dạy học, kỹ năng giáo dục HS.

- Hạn chế trong nội dung chương trình các học phần RLNVSPTX

+ Kiến thức trong chương trình RLNVSP thiên về chuẩn bị cho sinh viên SP làm công tác giảng dạy, thiếu chuẩn bị cho sinh viên SP về công tác chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục, đánh giá toàn diện HS trước khi sinh viên SP đi TTSP1 và TTSP2. Hiện tượng trùng lặp, chồng chéo và bỏ sót kiến thức mảng NVSP về GDH tồn tại khá lâu, chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ đã có sự khắc phục nhưng chưa hiệu quả. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là sự thiếu chuyên môn hóa trong quản lý (cả trong xây dựng và thực thi) chương trình RLNVSPTX nhất là mảng kiến thức GDH tồn tại từ khi thành lập trường cho đến nay.

- Hạn chế trong thực hành NVSP

+ Ngoài thực hành NVSP qua TTSP1, TTSP2 và học phần thực tập giảng dạy môn học đã đi vào nề nếp; sinh viên SP chỉ còn trông chờ ở cơ hội thực hành song song trong quá trình học tập môn học nhất là các môn RLNVSP. Tuy nhiên, số tín chỉ cho các học phần càng giảm thì nguy cơ giảm tiết thực hành môn học càng tăng.

- - 72

+ Các hình thức thực hành khác, nhất là các hình thức thực hành đặc trưng của nghề nghiệp như: Câu lạc bộ Nhà giáo, Hội thi NVSP, tổng kết công tác rèn luyện NVSPTX hầu như chưa được quan tâm đúng mức.

- Chưa có sự chỉ đạo, quản lý và sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức hoạt động rèn luyện NVSPTX.

- Điều kiện phục vụ cho quá trình dạy học NVSP theo hướng đổi mới những năm gần đây đã được tăng cường rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn chưa thể đáp ứng được với yêu cầu đào tạo SVSP với số lượng như hiện nay đặc biệt là số lượng khá động ở chuyên ngành giáo dục Mầm non.

- Các tiêu chí và cách thức đánh giá kết quả học tập các học phần lý thuyết và thực hành hiện nay, kể cả đánh giá kết quả TTSP1 và TTSP2, đang còn mang tính chủ quan cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với công tác này.

- Cũng như giảng viên đại học, giáo viên mầm non và phổ thông hiện nay cũng gặp những khó khăn trong công tác hướng dẫn TTSP.

- Khó khăn lớn nhất thuộc ý thức, thái độ của chính sinh viên SP và GV đối với công tác rèn luyện NVSP. Nghiên cứu về vấn đề này lâu nay cho thấy công tác rèn luyện NVSP chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư cao của GV và sinh viên SP.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của đề tài trình bày tổng quan về quá trình nghiên cứu, khảo sát thực trạng; xử lý định lượng và định tính các thông tin về thực trạng việc tổ chức hoạt động rèn luyện NVSPTX cho SV sư phạm, Trường Đại học Hà Tĩnh, các thông tin thu được từ việc thực hiện các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Các biện pháp RLNVSPTX cho sinh viên của Trường Đại học Hà Tĩnh còn có nhiều hạn chế, bất cập: Chương trình đào tạo còn nặng nề về lý thuyết, chẳng hạn, các giờ thực hành giao tiếp sư phạm, lý luận giáo dục còn bị cắt xén và nặng về lý thuyết;. quá trình RLNVSPTX chưa thực sự thường xuyên liên tục, nội dung rèn luyện chưa được cụ thể hóa;. việc rèn luyện kỹ năng mới chỉ dừng lại ở một số kỹ năng truyền thống, và thường chú trọng đến rèn luyện kỹ năng dạy học. Nhiều kỹ năng đặc trưng trong xu hướng hội nhập toàn cầu như kỹ năng nói trước đám đông... chưa được quan tâm chú ý để rèn luyện cho sinh viên. Công tác thực hành, thực tập ở trường phổ thông cũng còn nhiều điều bất cập, chưa có tác dụng lớn trong RLNVSPTX cho sinh viên.

- - 73

Từ thực trạng nói trên, đòi hỏi phải xây dựng các biện pháp RLNVSPTX cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo người giáo viên phổ thông.

- - 74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN CHO SINH VIÊN

CÁC NGÀNH SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

3.1. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG RLNVSPTX CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

3.1.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

- Cơ sở pháp lý: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TW); Kết luận số 51- KL/TW, ngày 29/10/2012 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Luật Giáo dục 2010; quy chế 43/2007 (quy chế tín chỉ) của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chương trình RLNVSPTX do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành 2004.

- Cơ sở lý luận khoa học: Sự chỉ đạo của lý luận khoa học có liên quan:

RLNVSP và tầm quan trọng của nó đối với việc hình thành tay nghề cho SVSP (đã phân tích ở chương 1).

- Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn hiện nay, trường Đại học Hà Tĩnh là một trường đa

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên các ngành sư phạm ở trường đại học hà tĩnh (Trang 69)