Thuyết minh quy trình công nghệ.

Một phần của tài liệu đồ án môn học quá trình sản xuất pvc (Trang 34)

f. Thiếtbị sàng.

3.3.2Thuyết minh quy trình công nghệ.

VCM từ bồn chứa nguyên liệu(10) được đưa vào bồn chứa trung gian (14) cùng với lượng VCM thu hồi trong các chu kỳ sản xuất trước. Trước khi vào bồn chứa trung gian thì cả VCM thu hồi và VCM từ bồn chứa nguyên liệu đều phải đi

qua cột tách nước và chất ức chế (Hydroquinol) (11) bằng NaOH hoặc KOH rắn. Ngoài ra nó còn phải đi qua bộ phận lọc các tạp chất cơ học.Sau đó, VCM được chuyển vào bồn phản ứng (1) với lượng cần cho từng mẻ sản xuất bằng bơm thông qua các thiết bị đo lường.

Sau đó tiến hành nạp nước, tác nhân tạo huyền phù và các chất xúc tác lần lượt đưa vào thiết bị phản ứng (1) theo một trình tự nhất định. Tại đây xảy ra quá trình polyme hóa bên trong các giọt VCM. Khi phản ứng polyme hóa kết thúc, sản phẩm ra khỏi lò phản ứng là hỗn hợp huyền phù. Sau đó là hỗn hợp huyền phù này được bơm đưa đến thiết bị thu hồi(2). Hỗn hợp huyền phù sau khi được tách sơ bộ VCM tại thiết bị thu hồi (2) sẽ được bơm đưa vào thiết bị chứa luxury tank A(3), tại thiết bị này, phần lớn VCM được tách ra. Sau đó bơm bơm là hỗn hợp huyền phù qua thiết bị stripping. Ở đây một phần VCM được tách ra và nó còn ổn định lưu lượng bơm cho tháp stripping(4). Tháp này sẽ tách lượng VCM còn lại do yêu cầu của sản phẩm, chúng được dòng hơi nước nóng đi từ dưới đáy tháp lên cuốn theo và đi ra ngoài. Lượng VCM thu hồi được tái sinh và sử dụng trong quá trình polyme hóa tiếp theo.

Sản phẩm ra khỏi tháp (4) có hàm lượng VCM nhỏ hơn 1ppm trao đổi nhiệt với dòng nguyên liệu vào tháp qua thiết bị trao đổi nhiệt (5). Sau đó được bơm đến thiết bị chứa luxury tank B (3) rồi qua thiết bị ly tâm (14) để loại nước. Sản phẩm ra khỏi thiết bị(14) sẽ đạt được hàm lượng nước khoảng 22 – 30% tùy thuộc vào loại sản phẩm mà nhà máy sản xuất. Người ta tiếp tục sấy khô PVC ở thiết bị sấy tầng sôi (6) để thu được PVC đạt yêu cầu với hàm lượng nước phải nhỏ hơn 0,2%.

Để đạt được tiêu chuẩn về kích thước, PVC được đưa qua thiết bị sàng (15). Sau đó bột PVC đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển đến thiết bị chứa dạng phễu để điều chỉnh dòng PVC vào 2 xilo (16) chứa PVC trước khi được chuyển qua khu vực đóng gói và được lưu giữ trong kho trước khi được tiêu thụ trên thị trường.

Hệ thống đóng gói sản phẩm gồm có ba dây chuyền. Trong đó hai máy hoạt động liên tục, máy còn lại để dự phòng trong trường hợp một trong hai máy kia gặp sự cố. Quá trình đóng gói được thực hiện bằng dây chuyền tự động, đóng sản phẩm thành từng gói 25kg hoặc 600kg.

Chương IV: Tính toán thiết kế thiết bị chính. 4.1 Cân bằng vật chất.

Mục đích của việc tính cân bằng vật chất là để biết được lượng các nguyên liệu cần cung cấp trong quá trình sản xuất, từ đó để ta có thể lập kế hoạch chuẩn bị nguyên liệu dự trữ cũng như cho quá trình sản xuất của nhà máy, tránh trình trạng thiếu hụt nguyên liệu làm gián đoạn quá trình sản xuất. Việc tính toán cân bằng vật chất còn giúp cho ta xác định chính xác giá thành của sản phẩm trong quá trình sản xuất để từ đó điều chỉnh giá thành của sản phẩm cho phù hợp và giúp cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, việc tính cân bằng vật chất sẽ tính được thiết bị có kích thước, trọng lượng là bao nhiêu để bố trí và xây dựng nhà máy đạt được độ chính xác, an toàn trong quá trình làm việc.

Một phần của tài liệu đồ án môn học quá trình sản xuất pvc (Trang 34)