Hoạt động chính của Hội

Một phần của tài liệu Tổ chức, hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 1976-2002 (Trang 27)

Sau chiến tranh, tình hình kinh tế - xã hội ở hai miền gặp rất nhiều khó khăn. Miền Bắc 6 thành phố, 29 thị xã, 150 huyện, thị trấn, 4000 xã bị bom tàn phá nặng nề. Tất cả các khu công nghiệp, đường xá, cầu cống đều bị phá huỷ và gây thiệt hại nghiêm trọng. Ở miền Nam, những tàn tích do chiến tranh để lại vô cùng to lớn, 43% diện tích trồng trọt và 44% diện tích rừng bị chất độc hóa học phá hủy. Nhiều tệ nạn xã hội tràn lan như gái mại dâm, thanh niên nghiện hút, trẻ mồ côi, hàng triệu người thất nghiệp, nhiều gia đình ly tán... Trong khi đó, ngay sau giải phóng, Đảng bộ và nhân dân miền Nam đã tập trung vào xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng và truy quét tàn quân địch.

Trong công tác này, chị em rất tích cực. Các cấp Hội phụ nữ đặc biệt quan tâm đến công tác vận động phụ nữ tham gia truy lùng, trấn áp các đối tượng phản cách mạng, vận động gia đình thương binh, liệt sĩ của chế độ cũ thuyết phục chồng

28

con hoàn lương đi theo cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Tính đến giữa năm 1976 có 292.296 phụ nữ tham gia công việc bảo vệ chính quyền, vận động được 40.035 thân nhân và 30.526 binh sĩ cũ ra trình diện chính quyền; các chị cũng theo dõi, phát hiện trên 5.000 tên ác ôn có tội với nhân dân còn lẩn trốn; hướng dẫn bộ đội truy lùng Fulro, kêu gọi chồng con lạc đường về trình diện; giúp các cơ quan an ninh bắt hàng nghìn sĩ quan ngụy tổ chức vượt biên.[23, tr.63-64]

Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam đã vận động chị em phụ nữ ở khắp các tỉnh miền Nam tập trung khôi phục và phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, chăm lo đời sống nhân dân, ưu tiên hàng đầu là công tác cứu đói. Các phong trào “Hũ gạo tình thương”, “Lá lành đùm lá rách” được phát động từ Thừa Thiên Huế trở vào các tỉnh khu V, đồng bằng Nam bộ, Hội đã tham gia đưa hàng nghìn tấn gạo, hàng triệu đồng cứu trợ cho đồng bào vùng khó khăn. Nhiều nơi, Hội phụ nữ giúp ngành lương thực “đưa gạo đến tận tay nhân dân”.

Thành tích có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đáng biểu dương nhất của phụ nữ miền Nam giai đoạn này là thanh toán nạn mù chữ và các tệ nạn xã hội. Các cấp Hội phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các lớp học bình dân học vụ, bổ túc văn hoá cho cán bộ hội và nhân dân. Các cuộc vận động mang tên “Biết chữ đền ơn Bác”, “Biết chữ để đi bầu”, “Lớp học 8/3”, vận động nữ thanh niên tham gia các phong trào “ Lao động tình nguyện”, “Thanh niên xung phong”. Sau một năm đẩy mạnh các phong trào xóa nạn mù chữ đã có hơn 200.000 phụ nữ trong toàn miền Nam được cấp giấy chứng nhận biết chữ, 334.502 chị tiếp tục theo học ở 1.658 lớp. Nhiều đơn vị đã làm lễ “xóa sạch nạn dốt”: 8 phường của thành phố Hồ Chí Minh, 6 phường của Đà Lạt, 6 xã của Long An… [23, tr.69]

Công tác đào tạo cán bộ hội ở cơ sở được chú trọng để đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Trường Lê Thị Riêng sau ngày giải phóng đã mở khóa đầu tiên cho 170 cán bộ tỉnh, thành, huyện vừa học văn hóa vừa học nghiệp vụ. 20 tỉnh, thành đã mở lớp huấn luyện bồi dưỡng cho 68.810 cán bộ xã và tổ trưởng, tổ phó các tổ hội phụ nữ.

29

Tính đến tháng 5/1976, số lượng hội viên Hội phụ nữ trong toàn miền Nam tăng lên gần 1 triệu (trước giải phóng chỉ có khoảng 91.000). Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa IV, chị em phụ nữ các tỉnh phía Nam đạt tỉ lệ đi bầu cử cao với 98%, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Trị Thiên.

Công tác cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và cải tạo nông nghiệp ở miền Nam sau giải phóng là một trong những vấn đề trọng tâm trong hoạt động của Hội phụ nữ thời kỳ này. Chỉ thị 43 của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp là một công tác trọng tâm thường xuyên tập trung sức thực hiện trong những năm trước mắt”. Xác định phụ nữ có vai trò to lớn trong công cuộc này, Trung ương Hội nhấn mạnh: “Cuộc vận động cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Nam có ý nghĩa sâu sắc đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và đem lại quyền lợi về mọi mặt cho phụ nữ ở nông thôn. Vì vậy, các cấp Hội phải coi đó là một trong những nhiệm vụ trung tâm của Hội, phát huy tác dụng tích cực của tổ chức Hội để góp phần hoàn thành thắng lợi cuộc vận động”. [55, tr.1] Vấn đề nông dân và vận động phụ nữ tham gia cải tạo nông nghiệp ở miền Nam trước tháng 2 năm 1979 do Ban Nữ nông dân của Trung ương Hội (thành lập năm 1974) phụ trách. Tháng 3 năm 1979, Ban cải tạo nông nghiệp được thành lập do 01 đồng chí thường vụ làm Trưởng Ban, bố trí riêng ở phía Nam giúp Ban Thường vụ Trung ương Hội chỉ đạo cuộc vận động phù hợp và nhanh nhạy hơn. Các tỉnh, thành, huyện phân công ủy viên thường vụ phụ trách vấn đề nữ nông dân. Hội phụ nữ các cấp phía Nam đã giáo dục động viên phụ nữ tích cực tham gia phong trào làm ăn tập thể: tập đoàn sản xuất, tổ đoàn kết sản xuất, vần đổi công, hợp tác xã… Đến cuối tháng 11 năm 1979, ở 21 tỉnh phía Nam đã có 14.617 tập đoàn sản xuất và 3.474 hợp tác xã với hàng triệu nữ nông dân tham gia. Một số địa phương có tỉ lệ cao như huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) có 15.950/19.000 hội viên vào hợp tác xã, tưong đương 83%; huyện Hàm Thuận (tỉnh Thuận Hải) có 21.083/30.000 hội viên phụ nữ tham gia hợp tác xã, tương đương 70.3%. Năm 1980, qua một thời gian thực hiện cải tạo nông nghiệp, toàn miền Nam đã xây dựng 1.747 hợp tác xã, 15.801 tập đoàn sản xuất, thu hút 50% nông dân, 30% diện tích. [55, tr.5] Hội phụ nữ đã khẳng định được vai trò

30

ở những hợp tác xã, tập đoàn khá và tiên tiến, trong nhiều khâu sản xuất, chị em giữ vai trò chủ chốt: sử dụng giống mới, cấy kỹ thuật, làm phân, làm thủy lợi. Năm 1980, trong số 35 tập đoàn tiên tiến của Nam bộ được công nhân, nhiều nơi có tập đoàn trưởng, tập đoàn phó là nữ phát huy tác dụng.

Trung ương Hội thành lập Ban Cải tạo công thương nghiệp tư doanh vào năm 1976, phối hợp với các Ban, ngành Trung ương triển khai công tác vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia công tác cải tạo ở các tỉnh phía Nam. Trong 12 tỉnh, thành có 47,057 cán bộ phụ nữ từ cấp tỉnh đến tổ phó phụ nữ tham gia công tác cải tạo, riêng thành phố Hồ Chí Minh huy động 17.000 chị. Kết quả, trong 12 tỉnh, thành miền Nam, các cấp hội đã vận động được 57.200 tiểu thương đăng ký chuyển sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp, một số về nông thôn, 7.180 chị em chuyển sang mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. [21, tr.11-12] Thành Hội phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh vận động chị em tiểu thương “mua ngay bán thật, không chứa chấp và buôn bán hàng gian lậu, đóng thuế đúng mức, đúng kỳ hạn”, 65% phụ nữ tiểu thương trong thành phố đã được sắp xếp lại công việc.

Năm 1976 là năm cả nước thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, triển khai thực hiện Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, năm đầu tiên của kế hoạch kinh tế thống nhất cả nước và là năm mở đầu kế hoạch 5 năm (1976 - 1980), bắt đầu thời kỳ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trên quy mô lớn. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ mới: “Phát huy mạnh mẽ khí thế cách mạng của phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống Mỹ vào nhiệm vụ xây dựng đất nước, với khẩu hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà, phấn đấu thực hiện nam nữ bình đẳng”, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho phụ nữ, phát động một phong trào cách mạng sôi nổi. Hội chủ trương động viên toàn thể phụ nữ đem hết trí tuệ và sức lực hăng hái thi đua lao động sản xuất đạt năng suất cao và thực hành tiết kiệm với tinh thần “Tất cả cho sản xuất, tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tất cả vì tổ quốc giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân”. Giáo dục, hướng dẫn phụ nữ xây dựng gia đình, nuôi dạy con, tổ chức cuộc sống cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và điều kiện thực tế của xã hội, góp phần xây dựng con người mới, xã

31

hội mới, thực hiện tốt sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Ra sức củng cố và kiện toàn các cấp Hội, rất chú trọng cấp cơ sở. Chuyển mạnh sự hoạt động theo chức năng của Hội, cải tiến lề lối làm việc. Quyết tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực đáp ứng với yêu cầu lớn lao của phong trào phụ nữ trong tình hình mới”. [66, tr.2]

Cùng với phụ nữ miền Nam, ở miền Bắc Hội LHPN Việt Nam đã vận động phụ nữ tiếp tục thực hiện nghị quyết do Đại hội lần thứ IV đề ra. Hội phụ nữ các cấp vận động phụ nữ tham gia sản xuất nông nghiệp đúng thời vụ, phát triển chăn nuôi, đồng thời vận động phụ nữ làm nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước. Hội còn thường xuyên vận động thực hành tiết kiệm, giảm bớt chi tiêu, lãng phí trong việc cưới, việc tang, giỗ tết.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Hội, các cấp Hội phụ nữ miền Bắc đã chỉ đạo vận động phụ nữ đảm bảo tốt hai khâu cấy và chăn nuôi gia đình để thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 1976, giải quyết tốt yêu cầu về lương thực, thực phẩm. Công tác đẩy mạnh chăn nuôi gia đình đảm bảo nhu yếu phẩm tại chỗ và tăng nguồn thực phẩm cải thiện đời sống nhân dân được các cấp Hội hết sức quan tâm. Chăn nuôi gia đình vừa là truyền thống vừa là thế mạnh của phụ nữ. Hưởng ứng phong trào “cả nước làm lương thực, thực phẩm với khí thế cách mạng tiến công”, các cấp Hội phụ nữ tập trung đi sâu chỉ đạo vận động phụ nữ thực hiện tốt nhiệm vụ chăn nuôi gia đình với khẩu hiệu “mỗi người nuôi 5 gà, mỗi nhà nuôi 2-3 lợn”. Trung ương Hội và Ủy ban Nông nghiệp Trung ương có Nghị quyết liên tịch về chăn nuôi gia đình (1976). Hàng loạt các tỉnh cũng đã có nghị quyết liên tịch giữa Hội phụ nữ và Ủy ban Nông nghiệp về công tác vận động chăn nuôi gia đình (Thái Bình, Hà Nam Ninh, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Nội, Thanh Hóa…)

Phong trào tương trợ giúp nhau giống vốn để chăn nuôi, giải quyết số hộ trống chuồng, tận dụng đất hoang hóa, bờ máng trồng thêm rau mầu các loại để tăng nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm được các cấp hội chỉ đạo rộng rãi. Tỉnh hội phụ nữ Hậu Giang kết hợp với chính quyền và ngành chăn nuôi phát động mỗi hộ 1 năm nuôi 2 lợn, 50 gà vịt và mỗi nhà có vườn rau, ao cá. Nhiều huyện, xã ở phía Bắc đã vượt khẩu hiệu “mỗi người nuôi 5 gà, mỗi nhà nuôi 2-3 lợn”.

32

Năm 1978 là năm bản lề thực hiện kế hoạch năm năm 1976 - 1980, Hội LHPNVN tập trung chỉ đạo vận động phụ nữ ra sức đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Phong trào «Ba đảm đang» trong kháng chiến chống Mỹ đã khẳng định vai trò, sức mạnh của phụ nữ trong xây dựng hậu phương, chi viện tiền phương, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần to lớn vào sự nghiệp thống nhất nước nhà. Tiếp nối phong trào này và để động viên sức mạnh của phụ nữ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, ngày 8/3/1978, Ban Chấp hành Trung ương Hội ra Nghị quyết số 17-QĐ/TWHPN phát động phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng Tổ Quốc” với ba yêu cầu : đẩy mạnh lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; tích cực học tập nâng cao trình độ, đoàn kết thương yêu nhau cùng tiến bộ; tổ chức tốt gia đình, nuôi dạy con theo 5 điều Bác Hồ dạy. Phong trào được mọi tầng lớp phụ nữ hưởng ứng, được các cấp uỷ Đảng, Chính quyền ủng hộ. Phong trào triển khai chưa được bao lâu thì chiến tranh biên giới phía Tây Nam xảy ra, hàng nghìn phụ nữ và trẻ em bị tàn sát dã man tại một số huyện của tỉnh An Giang và Tây Ninh. Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương Hội ra Nghị quyết số 18-NQ/TWHPN ngày 8/8/1978 về “Những nhiệm vụ của phụ nữ trong hai giai đoạn cách mạng mới”, bổ sung nội dung “Phục vụ chiến đấu”, chuyển phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng Tổ quốc" thành phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"với 4 nội dung:

+ Lao động, sản xuất, tiết kiệm, chấp hành chính sách tốt;

+ Phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, động viên chồng con đi chiến đấu, thay thế chồng con trong công việc hậu phương;

+ Tổ chức gia đình tốt, nuôi dạy con theo 5 điều Bác Hồ dạy; + Đoàn kết, học tập, thương yêu giúp nhau cùng tiến bộ.

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Hội, các cấp Hội đã nhanh chóng quán triệt, triển khai nội dung phong trào. Các ngành, các cấp đã cụ thể hóa các nội dung của phong trào thành các khẩu hiệu riêng của từng ngành, từng địa phương.

Vùng nông thôn có những đợt thi đua lao động lập thành tích chào mừng các ngày lễ bằng phong trào “Ngày cao điểm”, “Tuần đồng khởi”, “Tháng thi đua”, tích

33

cực thực hiện chỉ tiêu “Mỗi người 5 gà, mỗi nhà 2-3 lợn”. Tỉnh hội Phú Thọ cụ thể hóa thành các phong trào thi đua đột kích ngắn ngày: “Nhận thẻ cắm ruộng”, “Cánh đồng 8-3”, “Cánh đồng Hai Bà Trưng”, “Cánh đồng Hoàng Thị Hồng Chiêm”, cấy theo kỹ thuật mới “Ngửa tay thẳng hàng” trong nông nghiệp; “Mỗi người có một sáng kiến hoặc áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật”, “Thi đua phục vụ nông nghiệp”, “Tiết kiệm trong sản xuất”… của khối công nhân viên chức; “Dạy tốt, học tốt” trong giáo dục; “Lương y như từ mẫu” trong y tế…

Các tỉnh khu 5 cũ, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh có phong trào “8 con 3”: mỗi người làm 300 này công/năm, mỗi nhà nuôi 3 con lợn, mỗi người nuôi 3 con gà, làm 3 tấn phân, 3 tấn rau quả một vụ, tiết kiệm 30kg lương thực một vụ, gửi 3 đồng tiết kiệm hàng tháng, trồng 3 cây ăn quả. Nhiều tỉnh hội còn vận đông phụ nữ nhận ruộng xấu để chăm bón. Trong 8 tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc đã có 220.000 phụ nữ nhận trên 120.000 ha ruộng xấu để chăm bón. Nữ công nhân viên chức trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp, lương thực-thực phẩm, văn hóa, y tế, giáo dục… gắn mục tiêu phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” với các mục tiêu của công đoàn ngành, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, đảm bảo giờ công, lao động có năng suất, chấ lượng cao, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, cải tiến công tác, phục vụ tốt đời sống nhân dân….

Trong ngành thủ công nghiệp, các cấp Hội phối hợp với Liên hiệp xã tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp vận động phụ nữ kết hợp phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” với phong trào “3 nhất, 5 tốt” của ngành. Ngành giáo dục có phong trào thi đua soạn bài tốt, giảng bài tốt. Ngành thương nghiệp phấn đấu cái tiến quản lý và phân phối hàng, tạo thuận lợi cho người mua. Trong khối phụ nữ công nhân viên chức, Tổng công đoàn đã có chỉ thị kết hợp

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổ chức, hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 1976-2002 (Trang 27)